- Khối lượng gà thí nghiệm: cân 30 con gà tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm; khi tỷ lệ đẻ 50%; khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao và khi kết thúc thí nghiệm.
5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ những kết quả thu được trong thí nghiệm bổ sung các mức vitamin D khác nhau trên gà mái đẻ ISA – JA57 nuôi trên lồng, chúng tôi rút ra một số kết luận chính như sau:
- Đối với gà ISA – JA57 nuôi trên lồng, bổ sung vitamin D từ 3500 – 4500UI/kg thức ăn đã có kết quả tốt hơn mức bổ sung 3000UI/kg thức ăn.
- Bổ sung vitamin D từ 3500 – 4500UI/kg thức ăn đã làm tăng tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và năng suất trứng giống; tăng tỷ lệ nở và tỷ lệ gà con loại 1; giảm tỷ lệ trứng dập vỡ, tỷ lệ gà gẫy cánh, cong lườn; giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và 10 quả trứng giống so với mức bổ sung 3000 UI/kg thức ăn.
- Bổ sung vitamin D ở mức 4500UI/kg thức ăn đã có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng sinh sản của gà ISA – JA57 nuôi trên lồng. Năng suất trứng và năng suất trứng giống cao hơn 7,01 và 6,83%; tăng tỷ lệ nở và tỷ lệ gà con loại 1 lên 2,9 và 3,9% so với mức bổ sung 3000 UI/kg thức ăn. Sự sai khác là có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
- Bổ sung vitamin D ở mức 4500 UI/kg thức ăn đã có hiệu quả tốt, giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn để sản xuất 10 quả trứng là 6,33 và 6,31%; giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn để sản xuất 10 quả trứng giống là 6,16 và 6,14% so với mức bổ sung 3000 UI/kg thức ăn. Sự sai khác là rất rõ rệt với p<0,01.
- Đối với gà ISA – JA57 nuôi trên lồng, bổ sung vitamin D ở mức 4500 UI/kg thức ăn là phù hợp và cho kết quả tốt nhất.
5.2. Đề nghị
Nghiên cứu tiếp ảnh hưởng của mức bổ sung > 4500UI vitamin D và mức 4500 UI vitaminD tương ứng với mức canxi khác nhau đến khả khả năng sinh sản của gà mái đẻ .
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 76