Tỷ lệ trứng có phôi của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 65 - 67)

- Khối lượng gà thí nghiệm: cân 30 con gà tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm; khi tỷ lệ đẻ 50%; khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao và khi kết thúc thí nghiệm.

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.9. Tỷ lệ trứng có phôi của gà thí nghiệm

Tỷ lệ trứng có phôi là một trong những chỉ tiêu thể hiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà mái đẻ có tốt hay không. Đặc biệt là đối với gà nuôi trên lồng và thụ tinh nhân tạo. Việc nuôi gà trên lồng và thụ tinh nhân tạo đem lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi như: giảm thức ăn thu nhận, giảm số lượng con trống, giảm diện tích chuồng trại chăn nuôi, dễ chăm sóc,…so với nuôi chuồng nền và sử dụng con trống đạp mái trên cùng một số lượng đầu con mái. Tuy nhiên nếu kỹ thuật thụ tinh không tốt thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với sử dụng con trống đạp mái thông thường. Mặc dù vậy, trong nghiên cứu này, ở cùng một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, cùng giống, cùng tương đương về tuần tuổi và khối lượng cơ thể, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm thì tỷ lệ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 58 trứng có phôi phụ thuộc vào yếu tố thí nghiệm. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét ảnh hưởng của vitamin D lên tỷ lệ trứng có phôi. Để xác định được chỉ tiêu này, trứng sau khi đưa vào ấp 6 ngày sẽ tiến hành soi trứng để xác định tỷ lệ trứng có phôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tỷ lệ trứng có phôi (%) của gà thí nghiệm

Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

24 95,10 95,35 96,35 96,59 25 94,87 95,83 95,83 96,58 26 94,93 95,59 95,76 95,78 27 96,15 96,73 97,25 97,28 28 95,29 95,60 96,24 95,90 29 96,14 96,63 97,11 97,10 30 96,75 96,48 96,82 96,88 31 95,64 96,13 96,40 96,50 32 95,24 95,62 96,04 96,09 33 95,13 95,65 96,04 96,44 34 95,90 95,96 96,01 96,07 35 96,24 95,96 96,34 96,76 36 96,63 96,28 96,32 96,39 37 96,59 96,99 97,03 97,10 38 96,09 96,60 96,65 96,34 39 96,83 96,54 96,99 97,05 40 96,39 96,50 96,55 96,62 TB 95,88 96,14 96,46 96,56

Từ kết quả bảng 4.9 chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ trứng có phôi ở các lô thí nghiệm là tương đương nhau trong suốt 17 tuần theo dõi. Từ 24-40 tuần tuổi, tỷ lệ trứng có phôi của các lô dao động từ 94,87- 97,28%. Trong 17 tuần, tỷ lệ trứng có phôi trung bình của 4 lô trong thí nghiệm từ 95,88-96,56%.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 59 Kết quả thu được ở bảng 4.9 cho thấy, một điều khá thú vị là tỷ lệ trứng có phôi hay tỷ lệ thụ tinh của gà thí nghiệm hầu như không phụ thuộc vào tuổi gà. Điều này gần như không xảy ra với các đàn gà sinh sản được ghép trống mái bình thường. Đây cũng là một ưu điểm trong việc sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, khi sử dụng thụ tinh nhân tạo thì kỹ thuật là một khâu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Vấn đề này cũng bộc lộ trong kết quả ở bảng 4.9. Kết quả cho thấy, ở tất cả các tuần theo dõi, ngay ở tại thời điểm đàn gà sung sức nhất, tỷ lệ thụ tinh hay tỷ lệ trứng có phôi cũng chỉ đạt tối đa là 97,28%. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh cũng không bị giảm sau 30 tuần tuổi. Đây cũng là ưu điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Từ kết quả thu được chúng tôi có nhận xét, bổ sung vitamin D với các mức khác nhau từ 3000-4500UI/kg thức ăn đã không ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi đối với gà ISA-JA57 nuôi trên lồng và sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)