- Khối lượng gà thí nghiệm: cân 30 con gà tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm; khi tỷ lệ đẻ 50%; khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao và khi kết thúc thí nghiệm.
4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.13. Tỷ lệ gà con loại
Để đánh giá kết quả ấp nở của trứng gia cầm nói chung và trứng gà nói riêng thì tỷ lệ gà con loại 1 cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Có thể nói tỷ lệ gà con loại 1 là thước đo dùng để đánh giá sức sản xuất của gà mái giống.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 66 Chất lượng trứng giống có tốt thì tỷ lệ gà con loại 1 mới cao. Trong khi đó, chất lượng trứng lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ nuôi dưỡng đàn gà giống, đặc biệt là chất lượng thức ăn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn xem xét ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ trứng giống đến tỷ lệ gà con loại 1. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Tỷ lệ gà con loại 1 của gà thí nghiệm (%)
Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3
24 83,92 83,72 86,86 89,77 25 86,67 85,94 88,02 89,74 26 82,95 88,11 87,29 87,76 27 85,47 89,39 91,37 89,11 28 84,31 85,60 86,47 89,55 29 84,94 88,76 88,45 90,58 30 87,73 85,56 87,99 89,58 31 83,64 86,97 88,49 90,91 32 84,98 87,59 87,05 87,19 33 85,39 86,59 87,77 91,46 34 85,82 87,13 86,96 91,07 35 87,22 86,76 87,55 88,49 36 84,64 89,22 86,40 88,81 37 87,12 89,47 88,48 88,77 38 85,94 86,79 88,85 87,55 39 86,11 84,23 89,10 90,41 40 85,14 87,16 87,36 87,59 TB 85,41c 87,00bc 87,91ab 89,31a
Ghi chú: Những giá trị cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kêvà ngược lại.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 67 Kết quả cho thấy, tỷ lệ gà con loại 1 tính trên số trứng đưa vào ấp trong thí nghiệm này của chúng tôi đạt khá cao. Trong 17 tuần theo dõi từ 24-40 tuần tuổi, tỷ lệ gà con loại 1 ở cả 4 lô dao động từ 82,95- 91,46%. Tính trung bình từ 24-40 tuần tuổi, tỷ lệ gà con loại 1 của các lô thí nghiệm dao động từ 85,41- 89,31%. Tỷ lệ gà con loại 1 cao nhất là của lô TN3 và thấp nhất là ở lô đối chứng. Tỷ lệ gà con loại 1 của 3 lô thí nghiệm (bổ sung vitamin D từ 3500- 4500UI/kg thức ăn) đều cao hơn so với lô đối chứng. Tuy nhiên, sự khác nhau về tỷ lệ gà con loại 1 của lô TN1 với lô đối chứng là không rõ rệt. Nói cách khác, việc sử dụng mức vitamin D bổ sung là 3000-3500UI/kg thức ăn là có kết quả tương tự nhau. Khi tăng mức bổ sung vitamin D từ 4000-4500UI/kg thức ăn đã làm tăng tỷ lệ gà con loại 1 lên rõ rệt so với lô đối chứng. Tỷ lệ gà con loại 1 của lô TN2 và TN3 tăng cao hơn so với lô đối chứng từ 2,5-3,9%. Sự sai khác là rất rõ rệt với P<0,01.
Như vậy, việc bổ sung vitamin D đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ gà con loại 1. Bổ sung vitamin D ở mức 4500UI/kg thức ăn đã cho kết quả tốt nhất.