- Khối lượng gà thí nghiệm: cân 30 con gà tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm; khi tỷ lệ đẻ 50%; khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao và khi kết thúc thí nghiệm.
4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.8. Tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình của gà thí nghiệm
Trong chăn nuôi gà đẻ và đặc biệt là gà đẻ trứng giống, tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình là một chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Thông thường trứng gà có hình ovan, vỏ cứng, nhẵn. Tuy nhiên có một số trường hợp, trứng đẻ ra có hình dạng khác thường như to quá, nhỏ quá, dài quá, trứng méo, trứng có bề mặt xấu, xù xì, có vệt canxi hay đường gờ lượn sóng, trứng không có lòng đỏ hoặc trứng có 2-3 lòng đỏ đều là trứng dị hình. Đối với trứng thương phẩm, những quả trứng dị hình có 2-3 lòng đỏ gần như không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả chăn nuôi. Song, trong chăn nuôi gà giống thì những quả trứng 2-3 lòng đỏ không đủ tiêu chuẩn làm giống, nên chúng bị xếp vào trứng loại. Nếu tỷ lệ trứng này càng cao thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Những trường hợp trứng đẻ ra có vỏ mỏng hoặc rơi dập vỏ, vỡ…gọi chung là trứng bị dập vỡ (Schuberth, L., R. Ruhland, 1978) [13].
Hàng ngày chúng tôi tiến hành nhặt trứng vào 9h; 11h30; 14h; 17h và ghi chép cẩn thận số trứng dập vỡ và dị hình ở các lô thí nghiệm, số liệu theo dõi được tính theo từng tuần. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 56 Bảng 4.8. Tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình của gà thí nghiệm (%) Tỷ lệ trứng dập vỡ Tỷ lệ trứng dị hình Tuần tuổi ĐC TN3 TN2 TN1 ĐC TN1 TN2 TN3 22 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 23 3,03 0,87 1,12 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 24 2,67 1,11 0,72 1,52 2,00 0,76 0,72 1,11 25 2,46 1,25 1,52 1,02 1,48 1,02 1,02 1,25 26 1,77 1,63 1,65 1,28 2,21 1,71 1,23 1,63 27 1,24 1,51 1,15 0,79 2,07 1,98 1,53 1,51 28 2,26 1,09 1,45 1,16 1,88 2,32 2,17 1,45 29 1,86 1,40 1,05 1,45 1,86 1,45 2,10 1,75 30 1,39 1,68 1,36 1,02 2,43 2,38 2,71 1,68 31 1,75 1,36 1,04 1,02 2,10 2,05 2,77 1,69 32 1,06 1,72 1,39 1,40 2,13 2,46 1,74 1,38 33 1,44 1,37 1,04 0,71 2,52 1,77 2,77 2,06 34 1,79 1,04 1,05 1,07 2,15 2,14 2,11 1,74 35 1,45 1,40 0,71 1,08 2,17 1,43 2,48 1,05 36 1,09 1,06 0,72 1,45 1,82 1,09 1,79 1,41 37 1,47 1,41 1,09 0,73 1,83 1,83 1,45 1,06 38 1,13 0,72 0,36 0,74 2,26 1,84 1,82 1,43 39 1,53 1,09 0,74 1,12 1,92 2,23 1,47 0,72 40 1,16 0,74 1,12 1,13 2,33 1,89 1,49 1,47 TB 1,61 1,18 1,01 0,98 1,85 1,60 1,65 1,28
Từ kết quả bảng 4.8 chúng tôi thấy ở giai đoạn đầu, tuần tuổi 22-24, do đàn gà mới bắt đầu vào đẻ tỷ lệ đẻ chưa cao nên tỷ lệ trứng dập vỡ, dị hình ở cả 3 lô thí nghiệm đều rất thấp (tuần 22 và 23 hầu như không có trứng dập vỡ và dị hình). Riêng lô ĐC có tỷ lệ trứng dập vỡ ở tuần 23, 24 và 25 là khá cao
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 57 (2,46-3,03%). Từ tuần 25 trở đi tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình ở các lô TN1, TN2 và TN3 đều có tỷ lệ thấp. Riêng lô ĐC là có tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình ở mức cao hơn so với 3 lô thí nghiệm trong suốt thời gian thí nghiệm. Cụ thể sau 19 tuần theo dõi, kết quả tính toán cho thấy tỷ lệ trứng dập vỡ của lô đối chứng luôn cao nhất (1,61%), sau đó đến lô TN3 (1,18%), tiếp theo là lô TN2 (1,01%) và thấp nhất là lô TN1 (0,98%). Tỷ lệ trứng dị hình cũng có xu hướng tương tự như tỷ lệ trứng dập vỡ. Lô đối chứng luôn cao nhất (1,85%) và thấp nhất là lô TN3 (1,28%).
Như vậy, bổ sung tăng hàm lượng vitamin D so với mức thông thường đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình. Tỷ lệ trứng dập vỡ giảm 0,43-0,63%, tỷ lệ trứng dị hình giảm 0,25-0,57%. Lô TN3 luôn có tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình thấp nhất (1,18+1,28=2,46%). Lô ĐC có tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình cao nhất (1,61+1,85=3,46%).
Từ kết quả thu được, chúng tôi có nhận xét, bổ sung vitamin D ở mức 4500UI/kg thức ăn đã cho kết quả tốt nhất. Tỷ lệ trứng dập vỡ và tỷ lệ trứng dị hình đều giảm rõ rệt so với lô đối chứng.