- Khối lượng gà thí nghiệm: cân 30 con gà tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm; khi tỷ lệ đẻ 50%; khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao và khi kết thúc thí nghiệm.
4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.15. Khối lượng gà thí nghiệm
Trong chăn nuôi gà mái đẻ, khối lượng cơ thể gà có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến thời gian thành thục sinh dục và sức sản xuất trứng của mỗi đàn gia cầm. Do đó, đối với gà mái đẻ, để duy trì khối lượng cơ thể gà không quá béo phải áp dụng chế độ cho ăn hạn chế. Đồng thời, khối lượng cơ thể gà được theo dõi sát sao trong thời gian khai thác. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D cho gà mái đẻ ISA-JA57, chúng tôi chỉ tiến hành cân gà tại 4 thời điểm là bắt đầu thí nghiệm (22 tuần tuổi); khi tỷ lệ đẻ đạt 50% (25 tuần tuổi); khi tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao (30 tuần tuổi) và lúc kết thúc thí nghiệm (40 tuần tuổi). Mỗi thời điểm cân 30 con/lô thí nghiệm. Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể gà được trình bày tại bảng 4.15.
Bảng 4.15. Khối lượng gà thí nghiệm
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3
Tuần tuổi n (con) X± SE(g) CV (%) X ± SE(g) CV (%) X± SE(g) CV (%) X ± SE(g) CV (%) 22 30 1616,20±12,98 4,40 1623,50±12,33 4,16 1620,67±13,98 4,73 1613,40±10,87 3,69 25 30 1874,50±9,91 2,90 1877,47±8,43 2,46 1861,30±8,30 2,44 1865,47±8,94 2,62 30 30 2063,33±17,93 4,76 2088,33±19,52 5,12 2075,33±17,73 4,68 2061,00±19,62 5,21 40 30 2158,33±19,19 4,87 2164,33±13,53 3,42 2165,67±14,60 3,69 2162,33±17,27 4,33
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 70 Từ kết quả bảng 4.15 cho thấy khối lượng cơ thể gà giữa các lô thí nghiệm ở mỗi thời điểm kiểm tra là tương đương nhau và tăng dần theo tuần tuổi. Tại lần cân 1 khi bắt đầu thí nghiệm (22 tuần tuổi), khối lượng gà trung bình ở cả 4 lô từ 1613-1623g/con (khối lượng chuẩn của gà mái đẻ ISA-JA57 ở 22 tuần tuổi là 1700g/con) . Tại lần cân thứ 2, khi tỷ lệ đẻ đạt 50% (25 tuần tuổi), khối lượng cơ thể gà trung bình là 1865-1877g/con (khối lượng chuẩn của gà mái đẻ ISA-JA57 25 tuần tuổi là 1900g/con) . Đến khi đàn gà đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao (30 tuần tuổi) thì khối lượng cơ thể gà trung bình đã tăng lên từ 2061-2088g/con (khối lượng chuẩn của gà mái đẻ ISA-JA57 30 tuần tuổi là 2100g/con). Như vậy, tại 3 thời điểm này, khối lượng gà thí nghiệm của chúng tôi đều thấp hơn một chút so với chuẩn song vẫn nằm trong mức cho phép (<5%). Riêng khối lượng gà khi kết thúc thí nghiệm trung bình từ 2158,33-2165,67g, đều cao hơn so với khối lượng chuẩn từ 3,72-7,29%. Khối lượng cơ thể gà ở 3 lô thí nghiệm cao hơn so với chuẩn từ 5,58-7,29%. Khối lượng này đã vượt quá mức cho phép từ 0,58-2,29%. Tuy chưa phải là quá lớn song cũng là lời khuyến cáo để xí nghiệp xem xét và điều chỉnh khẩu phần ăn thích hợp hơn đối với đàn gà nhằm nâng cao khả năng đẻ trứng. Đặc biệt, đối với gà đẻ nuôi trên lồng, chỉ cần thừa năng lượng một chút là khả năng tích mỡ, tăng khối lượng cơ thể dễ dàng hơn rất nhiều so với gà nuôi nền và nuôi chăn thả.
Kết quả thí nghiệm của chúng tôi còn cho thấy, ở mỗi thời điểm cân, giữa các lô thí nghiệm, giá trị CV(%) dao động từ 2,44- 5,21%. Điều này cho thấy đàn gà thí nghiệm của chúng tôi rất đồng đều giữa các lô thí nghiệm. Điều này rất có ý nghĩa đối với gà đẻ giống để duy trì sức sản xuất nói chung và hiệu quả chăn nuôi gà đẻ giống của xí nghiệp nói riêng.
Từ những kết quả trên chúng tôi có nhận xét, việc bổ sung vitamin D không ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể gà mái đẻ ISA-JA57.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 71