Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 42 - 46)

- Khối lượng gà thí nghiệm: cân 30 con gà tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm; khi tỷ lệ đẻ 50%; khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao và khi kết thúc thí nghiệm.

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm

Trong chăn nuôi gà sinh sản, tỷ lệ đẻ là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất được người chăn nuôi quan tâm đến. Tỷ lệ đẻ là thước đo đánh giá năng suất trứng của gà sinh sản. Đối với một giống gà tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo dài là kết quả của quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý. Đảm bảo thức ăn cân bằng các chất dinh dưỡng thoả mãn đủ nhu cầu sinh lý, sinh sản của gà cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ dẫn đến năng suất trứng cao. Ở gà cũng như các loại gia cầm khác, tỷ lệ đẻ thấp ở các tuần đầu sau đó tăng dần và đạt tới đỉnh cao trong các tháng đẻ thứ 2, thứ 3 rồi lại giảm dần, tỷ lệ đẻ thấp ở cuối chu kỳ đẻ. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D đến khả năng đẻ trứng của gà thí nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1 là kết quả theo dõi 19 tuần đẻ trứng của đàn gà thí nghiệm. Từ bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đẻ của các lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật chung của quá trình đẻ trứng. Ở những tuần đầu, tỷ lệ đẻ thấp, sau đó tăng nhanh ở những tuần sau và đạt đỉnh cao ở tuần thứ 30 với lô TN3 (4500UI/kg thức ăn) là 92,55%, lô TN2 (4000UI/kg thức ăn) là 91,61%, lô TN1 (3500UI/kg thức ăn) là 91,30% và lô ĐC có tỷ lệ thấp nhất là 89,44%.

Sau khi đạt đỉnh cao, từ tuần thứ 36 trở đi thì tỷ lệ đẻ ở các lô thí nghiệm đều giảm dần. Đến tuần thứ 40 thì tỷ lệ đẻ của gà giảm rõ rệt. Tỷ lệ đẻ giảm xuống thấp nhất là ở lô ĐC (80,12%), sau đó là lô TN1 (82,30%), tiếp theo là lô TN2 (83,23%) và giảm ít nhất là lô TN3 (84,47%).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 35

Bảng 4.1. Tỷ lệ đẻ (%) của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

22 3,73 4,97 5,28 6,52 23 20,50 26,09 27,64 35,71 24 46,58 40,99 43,17 55,90 25 63,04 60,87 61,18 74,53 26 70,19 72,67 75,47 76,09 27 75,16 78,26 81,37 82,30 28 82,61 80,43 85,71 85,40 29 83,54 85,40 88,82 88,51 30 89,44 91,30 91,61 92,55 31 88,82 90,99 89,75 91,61 32 87,58 88,51 89,13 90,06 33 86,34 87,89 89,75 90,37 34 86,65 87,27 88,51 89,44 35 85,71 86,65 87,58 88,51 36 85,40 85,71 86,65 88,20 37 84,78 84,78 85,71 87,89 38 82,30 84,47 85,40 86,65 39 81,06 83,54 84,47 85,71 40 80,12 82,30 83,23 84,47 TB 72,82c 73,85bc 75,29b 77,92a

Ghi chú: Những giá trị cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kêvà ngược lại.

So sánh giữa 4 lô với nhau chúng tôi thấy, trong 19 tuần khai thác (22-40 tuần tuổi), tỷ lệ đẻ trung bình của gà ở lô TN3 là cao nhất (77,92%), tiếp đến là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 36 lô TN2 (75,29%), sau đó là lô TN1 (73,85%), thấp nhất là lô ĐC (72,82%).

Như vậy, việc bổ sung vitamin D đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm. Các lô bổ sung vitamin D đều có tỷ lệ đẻ cao hơn so với lô đối chứng. Sự khác nhau về tỷ lệ đẻ giữa lô TN3 và lô TN2 với lô đối chứng là có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Riêng sự khác nhau về tỷ lệ đẻ giữa lô TN1 với lô đối chứng là không rõ rệt. Điều đó có nghĩa là việc bổ sung vitamin D ở mức 3000- 3500UI/kg thức ăn là có kết quả tương tự nhau. Khi tăng mức bổ sung vitamin D lên 4000UI/kg thức ăn đã tăng tỷ lệ đẻ cao hơn lô đối chứng rõ rệt với P<0,05. Đặc biệt khi bổ sung vitamin D ở mức 4500UI/kg thức ăn đã làm tăng tỷ lệ đẻ cao hơn lô đối chứng là 5,1%. Sự sai khác là rất rõ rệt với P<0,01.

Để minh chứng rõ hơn, chúng tôi biểu diễn tỷ lệ đẻ trứng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi trên đồ thị 4.1:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Tuần tuổi T l đ ẻ( % )

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

Hình 4.1. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Nhìn vào đồ thị 4.1 ta thấy đường biểu diễn tỷ lệ đẻ của các đàn gà thí nghiệm tách nhau không đáng kể. Riêng đường biểu diễn tỷ lệ đẻ của lô TN3

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 37 là tách khá xa so với các lô còn lại từ tuần 22 đến tuần 26 và trong suốt các tuần tuổi luôn nằm trên đồ thị của các lô TN2, TN1 và lô ĐC.

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới sản lượng trứng của gà mái đẻ. Tuy nhiên, ở cùng một điều kiện nuôi dưỡng, cùng một lứa tuổi, khối lượng cơ thể là tương đương nhau thì yếu tố thí nghiệm đóng một vai trò đáng kể. Ở thí nghiệm này, khẩu phần có bổ sung thêm vitamin D đã có tác dụng làm tăng tỷ lệ đẻ lên 1,03 – 5,1%. Điều này cũng được khẳng định trong tài liệu của tạp chí Khoa học gia cầm (Poultry Science) (2010) [35] khi thí nghiệm bổ sung vitamin D3 và 25(OH)D3 trên gà Cobb sinh sản hướng thịt 24-36 tuần tuổi cũng như thí nghiệm của Atencio và CS (2005) [18] trên gà Ross sinh sản hướng thịt 73-90 tuần tuổi. Các tác giả cho biết bổ sung vitamin D3 và 25(OH)D3 đã cải thiện rõ rệt tỷ lệ đẻ của gà mái sinh sản. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

Ở điều kiện nuôi dưỡng thông thường (chuồng hở hay chuồng kín) và nuôi trên nền thì gà rất ít khi bị thiếu vitamin D hoặc thiếu nhưng không đáng kể. Vì vậy mức bổ sung chỉ cần từ 2000- 3000UI/kg thức ăn cho gà đẻ là thích hợp. Nhưng khi nuôi trong chuồng kín và nuôi trên lồng thì gà không những bị thiếu ánh sáng mà khả năng thu nhận thức ăn cũng kém hơn rất nhiều so với các kiểu nuôi khác, do đó mức bổ sung từ 2000-3000UI/kg thức ăn không thể đáp ứng được nhu cầu vitamin D cho cơ thể gà đẻ. Vì vậy khi hàm lượng vitamin D bổ sung tăng lên, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của cơ thể, tỷ lệ đẻ của gà cũng sẽ tăng.

Từ kết quả thu được chúng tôi có nhận xét:

- Thứ nhất, việc bổ sung vitamin D đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ đẻ của gà ISA-JA57. Tỷ lệ đẻ tăng lên từ 1,03-5,1% so với lô đối chứng.

- Thứ hai, bổ sung vitamin D ở mức 4000-4500UI/kg thức ăn đối với gà sinh sản nuôi trên lồng đã cho kết quả tốt. Tỷ lệ đẻ tăng cao hơn so với lô đối

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 38 chứng từ 2,47-5,1%. Sự sai khác là có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

- Thứ ba, bổ sung vitamin D với mức 4500UI/kg thức ăn cho gà mái đẻ nuôi trên lồng đã cho kết quả tốt nhất. Tỷ lệ đẻ cao hơn lô đối chứng là 5,1%, sự sai khác là rất rõ rệt với P<0,01. Tỷ lệ đẻ cao hơn 2 lô bổ sung 3500 và 4000UI/kg thức ăn từ 2,63-4,07%. Sự sai khác là có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 42 - 46)