Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của ngân hàng là vốn. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên ngân hàng cần có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho mình. Lấy mục tiêu đó làm đề tài động lực cho sự phát triển cho nên việc thúc đẩy tăng trưởng cũng như theo dõi tình hình nguồn vốn luôn là mục tiêu hàng đầu của Ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm. Trong giai đoạn 2011 - 2013 và 6T/2014 Agribank Trà Cú đã đạt được thành tựu tương đối tốt trong công tác huy động vốn. Cụ thể năm 2012 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 516.285 triệu đồng tăng 167.847 triệu đồng tương ứng tăng 48,17% so với năm 2011, sau đó giảm nhẹ nhưng không đáng kể ở năm 2013 chỉ còn 407.678 triệu đồng giảm 108.607 triệu đồng tương ứng giảm 21,04% so với năm 2012. Xét đến 6T/2014 tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh trở lại đạt 593.807 triệu đồng tăng 190.011 triệu đồng tương ứng tăng 47,06% so với 6T/2013. Sự gia tăng của nguồn vốn huy động là nguyên nhân chính làm tăng tổng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm. Và để tìm hiểu rõ hơn sự biến động của nguồn vốn và thấy được nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó ta xem xét tình hình biến động thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 – 2013 Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) I. Vốn ĐC 44.584 12,80 108.279 20,97 0 0,00 63.695 142,87 (108.279) (100,00) II. Vốn HĐ 303.854 87,20 408.006 79,03 407.678 100,00 104.152 34,28 (328) (0,08) TG KHH 66.026 18,95 85.856 16,63 90.469 22,19 19.830 30,04 4.613 5,37 TG CKK 237.828 68,25 322.150 62,40 317.209 77,81 84.322 35,46 (4.941) (1,53) < 12 235.081 67,45 248.820 48,19 199.762 49,00 13.739 5,84 (49.058) (19,72) 12 2.747 0,80 73.330 14,21 117.267 28,81 70.583 2569,46 43.937 59,92 Tổng (I + II) 348.438 100,00 516.285 100,00 407.678 100,00 167.847 48,17 (108.607) (21,04)
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Trà Cú qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2014 Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch 6T/2012 6T/2013 6T/2014 6T/2013 – 6T/2012 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) I. Vốn ĐC 22.494 6,69 0 0,00 116.234 19,57 (22.494) (100,00) 116.234 100,00 II. Vốn HĐ 313.903 93,31 403.796 100,00 477.573 80,43 89.893 28,64 73.777 18,27 TG KKH 48.448 14,40 59.664 14,78 95.829 16,14 11.216 23,15 37.165 63,35 TG CKH 265.455 78,91 344.132 85,22 381.744 64,29 78.677 29,64 37.612 10,93 < 12 257.216 76,46 180.592 44,72 263.812 44,43 (76.624) (29,79) 83.220 46,08 12 8.239 2,45 163.540 40,50 117.932 19,86 155.301 1884,95 (45.608) (27,89) Tổng (I + II) 336.397 100,00 403.796 100,00 593.807 100,00 67.399 20,04 190.011 47,06
12,80 87,20 20,97 79,03 0,00 100,00 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100% 2011 2012 2013 Năm Vốn HĐ Vốn ĐC
Nguồn: phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 - 2013
Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 - 2013 6,69 93,31 0,00 100,00 19,57 80,43 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100% 6T/2012 6T/2013 6T/2014 Năm Vốn HĐ Vốn ĐC
Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Trà Cú qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2014
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Trà Cú qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2014
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng, nó quyết định quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và sự tăng hay giảm vốn sẽ ảnh hưởng đến các quyết định cho vay, đầu tư, mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Chính vì vậy công tác huy động vốn được xem là hoạt động không thể thiếu của ngân hàng.
Qua bảng số liệu 4.1, 4.2 và biểu đồ 4.1, 4.2 đã thể hiện cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Agribank Trà Cú giai đoạn 2011 – 2013 và 6T/2014. Trong đó bao gồm vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên và vốn huy động từ nền kinh tế. Vốn điều chuyển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (chiếm dưới 25% tổng nguồn vốn), và có xu hướng giảm ở giai đoạn 2011 - 2013, cụ thể năm 2012 vốn điều chuyển là 108.279 triệu đồng
(chiếm 20,97% tổng nguồn vốn) tăng 63.695 triệu đồng tương ứng tăng 142,87% so với năm 2011 và đến năm 2013 thì ngân hàng không còn sử dụng vốn điều chuyển. Xét đến 6 tháng đầu năm thì vốn điều chuyển có xu hướng tăng mạnh trở lại ở 6T/2014 đạt 116.234 triệu đồng tăng 100% so với 6T/2013 (chiếm gần 20% tổng nguồn vốn). Nguyên nhân là do hoạt độnghuy động vốn của Agribank Trà Cú ngày càng có có hiệu quả, số tiền huy động thường tăng qua các năm gần như đủ để cho vay nhưng đến 6T/2014 lãi suất cho vay của ngân hàng giảm khá mạnh và việc khuyến khích ưu đãi lãi suất trong lĩnh vực nông nghiệp và đối tượng là hộ nông dân theo nghị quyết 14/NQ-CP của ngân hàng Nhà nước nên nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên vì thế vốn điều chuyển có xu hướng tăng mạnh trở lại.
Tóm lại tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua các năm có nhiều biến động theo khuynh hướng tích cực, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đã cải thiện nhiều, vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 79% tổng nguồn vốn qua các năm trong khi vốn điều chuyển có thời điểm giảm tới bằng không và có xu hướng tăng lại gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng dưới 20% tổng nguồn vốn. Vì thế chi nhánh cần chú trọng vào công tác huy động vốn hơn nữa để dần dần nguồn vốn huy động đủ đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhằm ít sử dụng vốn điều chuyển sẽ giúp chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và việc giảm thiểu được chi phí vốn điều chuyển góp phần nâng cao lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn về hoạt động huy động vốn của chi nhánh ta sẽ lần lượt đi vào phân tích tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
4.1.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn (TG KKH) là loại tiền gửi của các tổ chức hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích để thanh toán, đây là nguồn vốn không ổn định vì khách hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, ngân hàng có thể thu về nhiều lợi nhuận từ loại tiền gửi này như chi phí trả lãi thấp, thu nhập từ phí và ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn này vào hoạt động tín dụng của nhà nước nên tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gửi thanh toán đã gia tăng rất mạnh mẽ. Qua bảng số liệu 4.1 và 4.2 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn luôn tăng qua các năm. Cụ thể tăng nhẹ ở năm 2012 đạt 85.856 triệu đồng tăng 19.830 triệu đồng tương ứng tăng 30,04% so với năm 2011, sau đó tiếp tục tăng ở năm 2013 đạt 90.469 triệu đồng tăng 4.613 triệu đồng tương ứng tăng 5,37% so với năm 2012. Đặc biệt tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh ở 6 tháng đầu năm, cụ thể 6T/2013 là 59.664 triệu đồng tăng 11.216 triệu đồng tương ứng tăng 23,15% so với 6T/2012, không dừng lại ở đó tiền gửi không kỳ hạn tiếp tăng rất mạnh ở 6T/2014 đạt 95.829 triệu đồng tăng 37.165 triệu đồng tương ứng tăng 63,35% so với 6T/2013. Việc tăng trưởng
của loại tiền gửi này sẽ làm giảm một lượng tiền mặt rất lớn trong lưu thông đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, tiết kiệm thời gian và tăng vòng vay vốn cho khách hàng. Có được thành tựu như vậy là do trong những năm gần đây huyện nhà có nhiều doanh nghiệp được thành lập và kinh doanh có hiệu quả ngoài ra tình hình sản xuất của người dân ngày càng khá thuận lợi hơn đồng thời chi nhánh cũng đã đề ra chiến lược huy động vốn một cách đúng đắn. Và để hiểu rõ thêm nữa về hoạt động này thì ta sẽ phân tích cụ thể hơn về tiền gửi có kỳ hạn.
4.1.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên. Loại tiền gửi này có tính chất ổn định hơn tiền gửi không kỳ hạn vì thời gian rút vốn được xác định trước, do đó ngân hàng thường phải trả lãi cao hơn cho loại tiền gửi này.
Qua 2 bảng số liệu 4.1 và 4.2 ta thấy tiền gửi có kỳ hạn thường tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng cao nhất gần 36% ở năm 2012 so với năm 2011. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 đạt 248.820 triệu đồng tăng 13.739 triệu đồng tương ứng tăng 5,84% so với năm 2011, nguyên nhân là do tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của người dân và cũng do tình hình kinh tế huyện nhà còn khó khăn nên các khoản tiền tích lũy của người dân không dám chuyển sang kênh đầu tư khác vì e ngại rủi ro nên người dân thích gửi tiền vào ngân hàng hơn là đem đi đầu tư, sau đó tiền gửi này giảm nhẹ nhưng không đáng kểở năm 2013 chỉ còn 199.762 triệu đồng giảm 49.058 triệu đồng tương ứng giảm 19,72% so với năm 2012. Tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lại có xu hướng tăng mạnh ở 6T/2014 đạt 263.812 triệu đồng tương ứng tăng 46,08% so với 6T/2013. Về tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có sự gia tăng đột biến qua các năm, cụ thể năm 2012 đạt 73.330 tăng 70.583 triệu đồng tương ứng tăng 2.569,46% so với năm 2011, đến năm 2013 thì tiền gửi này tiếp tục tăng khá mạnh và đạt 117.267 triệu đồng tăng 43.937 triệu đồng tương ứng tăng 59,92% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sự nổ lực của ban lãnh đạo và nhân viên trong việc tư vấn và tạo lòng tin cho khách hàng, ngoài ra lãi suất vốn huy động đang biến động theo chiều hướng giảm nên khách hàng gửi tiền có lo sợ vì thế họ quyết gửi kỳ hạn dài để hạn chế sự sụt giảm lãi suất. Nhưng xét đến 6 tháng đầu năm 2014 tiền gửi này lại có xu hướng giảm nhẹ chỉ còn 117.932 triệu đồng giảm 45.608 triệu đồng tương ứng giảm 27,89% so với 6T/2013 tuy nhiên không ảnh hưởng lớn do tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng mạnh trở lại.
Tóm lại hoạt động huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng tốt qua các năm nhưng chủ yếu là nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi có các khoản cho vay trung và dài hạn do đó ngân hàng cần phải có các biện pháp để cơ cấu nguồn vốn thật hợp lý.