có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây cho thấy đây là dấu hiệu tốt nhưng sự tăng giảm của chi phí này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Chi phí lãi có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao so với các khoản mục chi phí khác trong chi phí hoạt động của ngân hàng. Chi phí này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố môi trường kinh tế do đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng khi có các biến động của yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô.
Như đã phân tích ở phần trên chi nhánh có tỷ lệ hòa vốn khá cao trong thời gian qua thêm vào đó số dư an toàn lại có xu hướng giảm khá mạnh qua các năm. Những yếu tố trên cho thấy chi nhánh phải đối mặt với chất lượng hoạt động kinh doanh giảm cùng với rủi ro trong hoạt động kinh doanh đang gia tăng.
5.1.3 Nguyên nhân còn tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng của ngân hàng
5.1.3.1 Nguyên nhân khách quan a. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, sau khi nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang từng bước phục hồi nhưng trong những năm gần đây khi nền kinh tế Việt Nam phải tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, chính sách kinh tế vĩ mô mới, tình hình tài chính luôn biến động, giá cả hàng hóa tăng cao và nhiều biến động bất ổn khác,..đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả lắm kéo theo hệ lũy đến ngân hàng. Các khoản vay của doanh nghiệp được sử dụng không hiệu quả là khả năng thu nợ của ngân hàng gặp nhiều trở ngại làm tăng chi phí xử lý rủi ro của ngân hàng.
Thị trường kinh tế Việt Nam tuy chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng vẫn chưa thật sự tự do nên chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ. Chính sách tiền tệ về tài chính, lãi suất huy động và cho vay của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước cũng gây ít nhiều rủi ro cho ngân hàng hoạt động, làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.
Các yếu tố thiên nhiên bất thường như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh,..cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế huyện nhà nói chung và đời sống người dân nói
riêng nên sẽ gây khó khăn trong công tác thu nợ làm cho chất lượng tín dụng giảm.
b. Đối thủ cạnh tranh
Trong vài năm qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập trên địa bàn huyện Trà Cú nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung thì hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng và phát triển tốt hơn. Vì thế sự cạnh tranh giữa chi nhánh với các ngân hàng thương mại khác trên địa huyện như ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, ngân hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam,..là không thể tránh khỏi, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng cạnh tăng về thị trường, nhân lực, tài nguyên,..làm cho thị trường tài chính nóng lên, buộc các ngân hàng phải tái cơ cấu để tiếp tục phát triển như mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng điều này sẽ làm gia tăng các khoản mục chi phí của ngân hàng.
Đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Ngoài ra có mặt đối thủ cạnh tranh sẽ thúc đẩy ngân hàng phải thường xuyên đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung ứng để tạo ra chổ đứng vững chắc trên thị trường.
Tác nhân từ các ngân hàng thương mại mới tham gia vào thị trường tài chính trên địa bàn Huyện như chi nhánh của ngân hàng Sacombank, chi nhánh của ngân hàng Vietcombank. Đây là các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn vì thế các ngân hàng thương mại mới này sẽ có những lợi thế như mở ra các tiềm năng mới, có động cơ và ước vọng giành được thị phần, đã tham khảo kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại đang hoạt động, có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường,...Như vậy bất kể thực lực của ngân hàng thương mại mới như thế nào thì đây sẽ là mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẽ đối với ngân hàng Agribank Trà Cú hiện tại. Mặt khác các ngân hàng thương mại mới tham gia vào thị trường sẽ có đủ tiềm lực và chính sách phát triển trong khi ngân hàng hiện tại có thể chưa có thông tin và chiến lược ứng phó.
Bên cạnh các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, chi nhánh còn cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn huyện.
Qua những dẫn chứng cụ thể trên cho ta thấy sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tín dụng hiện nay trên địa bàn huyện nhà nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung. Điều này sẽ làm cho các ngân hàng thương mại tiến hành cạnh
tranh lãi suất và nhiều chính sách khuyến khích từ khách hàng về phía mình làm cho chi phí ngoài lãi tăng cao.
5.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
a. Nguyên nhân chủ quan từ khách hàng
Đối với khách hàng là cá nhân đa số họ là nông dân thì nợ quá hạn thường do một số nguyên nhân như nguồn thu không ổn định, mất mùa, tài sản đã cầm cố hết,…Lý do đặc biệt là do thói quen về tâm lý khách hàng cá nhân thường không quan tâm đến việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, có khách hàng quên ngày trả nợ hoặc không có ý thức trả nợ. Điều này dẫn đến các khoản nợ bị xếp vào các nhóm nợ rủi ro cao, làm tăng chi phí dự phòng của ngân hàng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp tùy theo ngành nghề kinh doanh mà có những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như trong lĩnh vực lương thực do giá cả bấp bênh, các yếu tố tự nhiên diễn biến thất thường mà họ không thể bán lương thực để có tiền trả nợ cho ngân hàng. Một số doanh nghiệp lạc hậu về kỹ thuật kinh doanh không hiệu quả cũng dẫn đến việc không có khả năng thanh toán tiền vay, các yếu tố môi trường biến động phức tạp như lạm phát tăng cao, giá một số mặt hàng trở nên đắt đỏ, ảnh hưởng của thời tiết,…nên đã cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và do một số lý do khách quan mà các doanh nghiệp làm ăn thu lỗ dẫn đến bị rút giấy phép kinh doanh. Cho nên những điều này làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh qua các năm vì các doanh nghiệp thường vay vốn với số tiền lớn so với khách hàng cá nhân và trong trường hợp xấu nhất là họ không có khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí của ngân hàng.
Tài sản đảm bảo thế chấp thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi mà khách hàng sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ sẽ làm cho ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Một số khách hàng tự ý chuyển mục đích vay, cố sử dụng vốn vay sai mục đích không theo hợp đồng tín dụng đã ký.
b. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng
Ngân hàng thiếu các hoạt động quảng bá hình và đầu tư đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng mà chỉ quan tâm đến việc tăng các khoản thưởng bằng lãi suất dẫn đến chi phí lãi và chi phí ngoài lãi tăng lên. Điều này cũng gây bị động trong việc tìm kiếm khách hàng.
Việc đầu tư vào các dịch vụ như lắp đặt thêm các máy ATM, đầu tư vào hệ thống IPCAS, các chương trình khuyến mại,..cũng làm tăng chi phí ngoài lãi của ngân hàng trong thời gian qua.
Các cán bộ tín dụng thiếu thông tin về khách hàng, do khách che giấu hay cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm, không điều tra, xem xét kỹ hồ sơ vay vốn, chưa đánh giá chính xác nguồn thu nhập của khách hàng,..dẫn đến cho vay đối với những khách hàng không đảm bảo được khả năng trả nợ làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên.
Do thiếu kinh nghiệm hay do lý do khách quan nào khác mà trong khâu định giá và thẩm định giá tài sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng ngân hàng. Vì khi đánh giá không chính xác sẽ gây tổn thất cho ngân hàng khi thanh lý tài sản thế chấp thấp hơn thị trường.
Cán bộ tín dụng chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra sau khi cho vay để đánh giá tình hình tài chính, tình hình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài trợ cho khách hàng. Điều này có thể dẫn đến các khoản vay không sử dụng đúng mục đích, gây rủi ro cao trong việc thu hồi nợ của ngân hàng.