Cần có những chính sách định hướng phát triển kinh tế xã hội cụ thể, tránh các chính sách không chặt chẽ đặt ngân hàng vào tình thế khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các quyết định thành lập và phá sản của các doanh nghiệp tránh các gian lận có thể xảy ra.
Các báo cáo, dự đoán về tình hình kinh tế, lạm phát,.. của chính quyền địa phương phải đúng tránh trường hợp ngân hàng hoạt động không hiệu quả trong hoạt động tín dụng cũng như gây khó khăn trong công tác huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ sẽ ảnh hưởng xấu đến ngân hàng,
Thúc đẩy nhanh chóng quá trình thi hành án, phát mãi tài sản thu hồi của ngân hàng, tăng cường hỗ trợ các định chế trung gian trong việc hợp thức hóa các tài sản thế chấp có tranh chấp và không tranh chấp, nó sẽ giúp cho ngân hàng, khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Nhà nước cần tiếp tục ban hành, sửa đổi bổ sung luật, các văn bản, quy định phù hợp với các điều ước quốc tế của lộ trình hội nhập, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuận lợi hoạt động.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế về tín dụng ngân hàng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng phát huy quyền tự chủ thực sự trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đẩy mạnh công tác nâng cao trình độ quản lý và công tác kế toán, kiểm toán, lập báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp. Hoàn thiện kênh thông tin cho các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác trong hoạt động kinh doanh, tìm thị trường đầu ra, giải quyết những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Trần Quốc Dũng, 2012. Kế toán Ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại, 2010.Quản Trị Ngân hàng Thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.