Tổng quan về Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Huyện Trà Cú

Một phần của tài liệu phân tích chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà cú (Trang 28 - 29)

3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn huyện

Phía Bắc giáp với huyện Tiểu Cần và huyện Châu Thành. Phía Nam giáp với huyện Duyên Hải. Phía Tây giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng. Phía Đông giáp huyện Cầu Ngang, Duyên Hải. Trung tâm huyện thị trấn Trà Cú cách thị trấn Trà Vinh 33km về phía Bắc theo quốc lộ 54 có diện tích tự nhiên là 369,9 km2.

Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: An Quãng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Đôn Châu, Đôn Xuân, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Thanh Sơn, Tập Sơn, Tân Sơn, Phước Hưng Định An, Hàm Giang, Hàm Tân, và thị trấn Trà Cú, thị trấn Định An.

Chịu sự ảnh hưởng của chế độ bán triều biển Đông, trong ngày nước lên 2 lần, biên độ triều hằng rất lớn, nhất là các khu vực cửa sông. Vùng đất phía Tây quốc lộ 53 của huyện bị xâm mặn vào mùa khô, chủ yếu từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Vàm Rây, Tổng Long. Với địa hình cặp sông Hậu với chiều dài 20km có tiếp giáp với cửa biển Định An, thuận tiện cho nghề đánh bắt thủy sản và giao thông đường thủy. Đất nông nghiệp 31261,7 ha chiếm 84,51% diện tích đất tự nhiên gồm đất trồng cây hằng năm 23986,81 ha chiếm 76,73% diện tích đất nông nghiệp (đất trồng lúa), đất trồng cây lâu năm chiếm 4919,77 ha chiếm 15,74% diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản 2355,12 ha chiếm 7,53% diện tích đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp 5708,85 ha sông rạch 3043,24 ha.

Tài nguyên khoáng sản: theo khảo sát lập bản đồ địa chất bản đồ khoáng sản đồng bằng Nam Bộ huyện có đất sét ở xã Phước Hưng với trữ lượng lớn, dân thường khai thác để làm gạch nhưng gạch thường bị vênh và có trọng lượng nặng. Huyện có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú, trong đó nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Hậu, rạch Trà Cú – Vàm Buôn,…phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nông dân.

3.1.2.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Agribank Trà Cú

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Trà Cú là một trong sáu chi nhánh trực thuộc Ngân hàng No&PTNT tỉnh Trà Vinh được thành lập theo quyết định số 340/QĐ-NHNN-02 ngày 19/06/1998 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), có trụ sở chính tại khóm 5 thị trấn Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

NHNo&PTNT Trà Cú nằm trong quốc lộ 53A rất thuận tiện cho việc giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng hoạt động theo pháp luật đã bám sát địa bàn trong huyện định hướng của ngành đã xác định “Nông thôn là thị trường chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư”. Từ sự vận động và sáng tạo các định hướng đó NHNo&PTNT Trà Cú đã tận dụng mọi khả năng và nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện chương trình tài trợ phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Ngân hàng đã mở thêm hai phòng giao dịch tại Tập Sơn và Đại An nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngày nay, ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của bà con nông dân trên con đường sản xuất.

Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Trà Cú Tỉnh Trà Vinh

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank For Agriculture And Rural Development Tra Cu Branch

Điện thoại: 0743.874054 Fax: 0743.874054

Mã số thuế: 21001840650011

Trụ sở: Khóm 5 thị trấn Trà Cú – huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh

Chi nhánh hoạt động chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh đồng thời phải chấp hành các quy định của pháp luật và chính sách của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà cú (Trang 28 - 29)