Cơ cấu chi phí tại ngân hàng qua các năm

Một phần của tài liệu phân tích chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà cú (Trang 48 - 66)

Cơ cấu chi phí liên quan đến tỷ trọng của từng khoản mục chi phí so với tổng chi phí hoạt động kinh doanh. Sau đây ta sẽ lần lượt xem xét tỷ trọng qua các phân tích ở phần tiếp theo.

4.2.2.1 Phân tích chi phí theo tính chất biến động

Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh gồm có chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi một khoản mục chi phí là chi phí biến đổi khi tổng chi phí sẽ thay đổi khi thay đổi mức thu nhập. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Biến phí của chi nhánh gồm có chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi dự phòng, chi phí hoạt động kinh doanh khác,.. Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi trong năm cho dù chi nhánh thay đổi thu nhập như chi phí trả lãi, chi phí lương nhân viên định mức, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí khấu hao. Định phí luôn phát sinh cho dù trong năm đó có hay không có hoạt động kinh doanh.

Bảng 4.5 Tình hình chi phí biến động theo tính chất của NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 – 2013

Đvt: triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí biến đổi 4.638 9,84 4.420 9,72 4.155 9,90 (218) (4,70) (265) (6,00) Chi phí cố định 42.496 90,16 41.064 90,28 37.796 90,10 (1.432) (3,37) (3.268) (7,96) Tổng 47.134 100,00 45.484 100,00 41.951 100,00 (1.650) (3,50) (3.533) (7,77)

(Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 - 2013)

Bảng 4.6 Tình hình chi phí biến động theo tính chất của NHNo&PTNT Trà Cú qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2014

Đvt: triệu đồng 6T/2012 6T/2013 6T/2014 Chêch lệch 6T/2013 - 6T/2012 Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí biến đổi 1.367 5,66 1.307 6,20 1.275 7,49 (60) (4,39) (32) (2,45) Chi phí cố định 22.809 94,34 19.785 93,80 15.754 92,51 (3.024) (13,25) (4.031) (20,37) Tổng 24.176 100,00 21.092 100,00 17.029 100,00 (3.084) (12,76) (4.063) (19,26)

Dựa vào hai bảng số liệu 4.5, 4.6 cho ta thấy chi phí cố định và chi phí biến đổi đều có xu hướng giảm qua các năm. Và có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của hai loại chi phí này, để tìm hiểu rõ hơn ta sẽ đi sâu phân tích về chi phí cố định và chi phí biến đổi.

a. Chi phí cố định

Dựa vào 2 bảng số liệu 4.5, 4.6 ta thấy chi phí cố định có xu hướng giảm khá mạnh qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 90% tổng chi phí) trong cơ cấu chi phí của ngân hàng. Cụ thể năm 2011 chi phí cố định là 42.496 triệu đồng, sau đó giảm nhẹ ở năm 2012 chỉ còn 41.064 triệu đồng giảm 1.432 triệu đồng tương ứng giảm 3,37% so với năm 2011 và không dừng lại ở đó chi phí cố định tiếp tục giảm ở năm 2013 còn ở mức 37.796 triệu đồng giảm 3.268 triệu đồng tương ứng giảm 7,96% so với năm 2012. Xét đến 6 tháng đầu năm chi phí cố định vẫn tiếp tục giảm, giảm nhiều nhất ở 6T/2014 khi đó chi phí này là 15.754 triệu đồng giảm 4.031 triệu đồng tương ứng giảm 20,37% so với 6T/2013. Nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm nên chi phí lãi đã giảm xuống mạnh kéo theo chi phí này giảm. Dù chi phí cố định có xu hướng giảm qua các năm nhưng tốc độ giảm chậm, tốc độ giảm nhiều nhất là 20,37% ở 6T/2014 so với 6T/2013 và vẫn luôn là chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.

b. Chi phí biến đổi

Dựa vào hai bảng số liệu 4.5 và 4.6 ta thấy chi phí biến đổi có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, cụ thể năm 2011 chi phí biến đổi là 4.638 triệu đồng, sau đó giảm nhẹ ở năm 2012 chỉ còn 4.420 triệu đồng giảm 218 triệu đồng tương ứng giảm 4,70% so với năm 2011 nguyên nhân là do nhờ các biện pháp hợp lý của ngân hàng mà chi phí hoạt động dịch vụ tăng trưởng chậm lại ở năm này khi đã tăng mạnh ở kỳ trước đó, không dừng lạiở đó chi phí này tiếp tục giảm ở năm 2013 còn ở mức 4.155 triệu đồng giảm 265 triệu đồng tương ứng giảm 6,00% so với năm 2012 nguyên nhân là do chi dự phòng trong năm đã giảm mạnh. Xét đến 6 tháng đầu năm, thì chi phí biến đổi đều có xu hướng giảm nhẹ qua các năm được thể hiện qua 6T/2014 chi phí biến đổi là 1.275 triệu đồng giảm 32 triệu đồng tức giảm 2,45% so với 6T/2013 nguyên nhân là do chi phí dịch vụ và chi phí hoạt động khác đã tăng trưởng chậm lại. Mặc dù chi phí này chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu chi phí của ngân hàng nhưng sự tăng giảm của chi phí này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Và để rõ hơn về chi phí biến đổi và chi phí cố định, ta sẽ đi sâu vào phân tích cơ cấu chi phí biến động theo tính chất. Sau đây là biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu chi phí biến động theo tính chất của ngân hàng qua các năm.

9,84 90,16 9,72 90,28 9,90 90,10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % 2011 2012 2013 Năm Chi phí cố định Chi phí biến đổi

Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 - 2013

Hình 4.5 Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu chi phí theo tính chất biến động qua 2011, 2012, 2013 5,66 94,34 6,20 93,80 7,49 92,51 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % 6T/2012 6T/2013 6T/2014 Năm Chi phí cố định Chi phí biến đổi

Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Trà Cú 6 tháng đầu năm 2012 - 2014

Hình 4.6 Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu chi phí theo tính chất biến động qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2014

Cơ cấu này cho biết tỷ trọng của chi phí biến đổi và chi phí cố định trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Nó cũng liên quan đến mức độ sử dụng chi phí biến đổi và chi phí cố định hay chi phí đòn bẩy vào việc kinh doanh. Không giống với các doanh nghiệp khác chi phí cố định của ngân hàng luôn lớn hơn nhiều so với các chi phí khác. Dựa vào biểu đồ 4.5 và 4.6 ta thấy chi phí cố định chiếm tỷ trọng rất cao luôn trên 90% tổng chi phí hoạt động của ngân hàng qua các năm, chiếm tỷ trọng cao nhất là 94,34% tổng chi phí ở 6T/2012 và đang có xu hướng giảm, đến năm 2013 chỉ còn 90,10% và 92,51% ở 6T/2014. Ngược lại tỷ trọng của chi phí biến đổi tăng lên theo xu hướng giảm xuống của chi phí cố định và chiếm gần 10% tổng chi phí, được thể qua ở năm 2013 chi phí biến đổi chiếm 9,90% tổng chi phí. Chi phí cố định chiếm

tỷ trọng cao chủ yếu vì chi phí trả lãi cộng thêm chi phí lương nhân viên chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Chi phí cố định lớn sẽ tạo áp lực cho ngân hàng khi mà các khoản thu nhập không bù đắp nổi chi phí này nhưng sự tăng, giảm của thu nhập sẽ làm cho lợi nhuận của chi nhánh tăng, giảm nhiều hơn.

4.2.2.2 Phân tích mối liên hệ giữa chi phí và lãi suất

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Do đó chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị tác động mạnh mẽ bởi lãi suất trên thị trường và theo yếu tố này ta có chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí lãi là chi phí biến động theo sự thay đổi của lãi suất. Ngược lại chi phí ngoài lãi không phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất. Trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh thì chi phí lãi là chi phí chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí và ngân hàng phải chi trả phần chi này qua hàng năm là rất lớn. Vì vậy sự thay đổi của lãi suất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu chi phí của ngân hàng.

Bảng 4.7 Tình hình chi phí biến động liên quan đến lãi suất của NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 – 2013

Đvt: triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí lãi 37.850 80,30 35.183 77,35 31.507 75,10 (2.667) (7,05) (3.676) (10,45)

Chi phí ngoài lãi 9.284 19,70 10.301 22,65 10.444 24,90 1.017 10,95 143 1,39

Tổng 47.134 100,00 45.484 100,00 41.951 100,00 (1.650) (3,50) (3.533) (7,77)

(Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 - 2013)

Bảng 4.8 Tình hình chi phí biến động liên quan đến lãi suất của NHNo&PTNT Trà Cú qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2014

Đvt: triệu đồng 6T/2012 6T/2013 6T/2014 Chêch lệch 6T/2013 - 6T/2012 Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí lãi 20.103 83,15 16.891 80,08 13.090 76,87 (3.212) (15,98) (3.801) (22,50)

Chi phí ngoài lãi 4.073 16,85 4.201 19,92 3.939 23,13 128 3,14 (262) (6,24)

Tổng 24.176 100,00 21.092 100,00 17.029 100,00 (3.084) (12,76) (4.063) (19,26)

Qua các bảng số liệu 4.7, 4.8 cho ta thấy tổng chi phí của ngân hàng qua các năm đều giảm, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi luôn giảm qua các năm và để tìm hiểu rõ hơn cũng như biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến chi phí, ta sẽ lần lượt phân tích chi phí lãi và chi phí ngoài lãi.

a. Chi phí lãi

Chi phí lãi là một loại chi phí cơ bản trong hoạt động của ngân hàng. Đây là các khoản chi phí đã chi ra cho việc huy động cũng như vay vốn qua các năm. Tùy thuộc vào sự thay đổi của các loại nguồn vốn và sự thay đổi của chi phí sử dụng chúng là lãi suất mà chi phí lãi của ngân hàng sẽ biến đổi theo chiều hướng khác nhau.

Chi phí lãi của ngân hàng có xu hướng giảm mạnh qua các năm, cụ thể năm 2011 chi phí lãi là 37.850 triệu đồng, sau đó chi phí lãi giảm nhẹ ở năm 2012 chỉ còn 35.183 triệu đồng giảm 2.667 triệu đồng tương ứng giảm 7,05% so với năm 2011, và không dừng lại ở đó chi phí lãi tiếp tục giảm khá mạnh ở năm 2013 chỉ ở mức 31.507 triệu đồng giảm 3.676 triệu đồng tương ứng giảm 10,45% so với năm 2012. Xét đến 6 tháng đầu năm thì chi phí vẫn tiếp tục giảm rất mạnh được thể hiện qua ở 6T/2014 chi phí lãi chỉ còn ở mức 13.090 triệu đồng giảm 3.801 triệu đồng tương ứng giảm 22,50% so với 6T/2013. Nguyên nhân chủ yếu là ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ nông dân vì thế lãi suất huy động luôn có xu hướng lãi khá mạnh qua các năm cụ thể năm 2011 ngân hàng Nhà nước đã ban hành việc trần lãi suất huy động 14%/năm đối với Việt Nam đồng (VNĐ) bao gồm cả phí huy động (nghị quyết 11/NQ - CP), trong khi lãi suất cho vay vẫn còn khá cao khoảng 14,5% - 17%/năm. Và từ năm 2012 đến năm 2013 ngân hàng Nhà nước đã 8 lần điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi VNĐ. Qua các đợt điều chỉnh lãi suất huy động VNĐ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới một tháng giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ một đến dưới 12 tháng giảm từ 14% xuống còn 7%/năm. Cùng với nổ lực giảm lãi suất huy động NHNN triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt trong những lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,.. trong thời gian này NHNN đã 5 lần điều chỉnh lãi suất đối với lĩnh vực, ngành nghề sản xuất ưu tiên, cụ thể lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực này dao động trong khoảng 9%/năm từ mức cho vay 13%/năm từ các trước đây. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động cụ thể lãi suất huy động đối với tiền gửi ngắn hạn từ một tháng đến dưới một năm chỉ còn 6%/năm. Mặc khác NHNN khuyến khích ưu

đãi lãi suất theo nghị quyết 14/NQ - CP (ngày 05/03/2014) tiếp tục hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp và các hộ dân với lãi suất cho vay ngắn hạn là 7%/năm và lãi suất cho vay trung hạn 10%/năm. Qua những dẫn chứng cụ thể trên ta thấy ngân hàng Agribank Trà Cú gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng bởi phải đối mặt với các chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước luôn thay đổi qua các năm và do ngân hàng Agribank Trà Cú là chi nhánh trực thuộc ngân hàng Nhà nước vì vậy luôn áp dụng đúng lãi suất do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Ngoài ra việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địa bàn huyện ngày càng trở nên gay gắt, nhất là các ngân hàng có uy tín và quy mô hoạt động lớn hơn sẽ là vấn đề gây trở ngại lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng tuy nhiên nhìn chung hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn phát triển theo hướng khả quan, hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng vẫn tăng trưởng khá tốt qua các năm điển hình ngân hàng không còn sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên ở năm 2013 và dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm đó là do ngân hàng luôn tạo được uy tín đối với khách hàng. Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh làm cho tình hình chi phí lãi của ngân hàng đã giảm rất nhiều trong những kỳ hoạt động vừa qua nhưng do địa bàn huyện kinh tế còn khó khăn đặc thù là nông nghiệp, đa số khách hàng là nông dân vì thế mà ngân hàng luôn khuyến khích và ưu đãi lãi suất cho vay, thường lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng không cao dao động khoảng ở mức 9% - 13%/năm nên đã làm mặt bằng thu nhập lãi tăng trưởng thấp nhưng chất lượng tín dụng lại được tăng cao góp phần đáng kể vào khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện nhà.

b. Chi phí ngoài lãi

Đây là loại chi phí không gắn liền với sự thay đổi của lãi suất thị trường mà có liên quan đến các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng như nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ, hoạt động kinh doanh ngoại hối,…Tuy nó không phải là hoạt động chủ yếu trong ngân hàng nhưng các nghiệp vụ này cũng góp phần tạo một phần không nhỏ trong sự tăng trưởng của thu nhập hàng năm của ngân hàng.

Nhìn chung chi phí này có xu hướng tăng nhẹ qua các năm tuy vẫn có thời điểm chi phí ngoài lãi giảm nhưng tốc độ giảm rất nhỏ.Được thể hiện qua năm 2012 chi phí ngoài lãi là 10.301 triệu đồng tăng 1.017 triệu đồng tương ứng tăng 10,95% so với năm 2011, không dừng lại ở đó chi phí ngoài lãi tiếp tục tăng nhẹ ở năm 2013 cụ thể là 10.444 triệu đồng tăng 143 triệu đồng tăng tương ứng 1,39% so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối và chi phí khác đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Xét đến 6 tháng đầu năm thì chi phí ngoài lãi có xu hướng tăng giảm không

đồng đều, cụ thể 6T/2013 chi phí này là 4.201 triệu đồng tăng 128 triệu đồng tương ứng tăng 3,14% so với 6T/2012, rồi lại có xu hướng giảm nhẹ ở 6T/2014 khi đó chi phí ngoài lãi chỉ còn 3.939 triệu đồng giảm 262 triệu đồng tương ứng giảm 6,24% so với 6T/2013. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô

Một phần của tài liệu phân tích chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà cú (Trang 48 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)