Chỉ tiêu này cho biết mức độ của chi phí so với thu nhập nhận được hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ phần trăm của chi phí trong thu nhập
của ngân hàng là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ chỉ tiêu này quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống hoặc có thể bị lỗ.
Dựa vào bảng số liệu 4.16, 4.17 ta thấy chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập của chi nhánh luôn ở mức cao trên 75% qua các năm, cao nhất là năm 2013 (80,60%) và đang có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2012 chỉ tiêu này là 76,11% tăng 0,35 điểm phần trăm tương ứng tăng 0,46% so với năm 2011. Không dừng lại ở đó chỉ tiêu này tiếp tục tăng ở năm 2013, chỉ tiêu này là 80,60% tăng 4,49 điểm phần trăm so với năm 2012 (tăng khoảng 5,90%). Xét đến 6 tháng đầu năm chỉ tiêu này vẫn rất cao trên 70% và có xu hướng tăng giảm không đồng đều. Được thể qua, 6T/2013 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 73,76% giảm 0,09 điểm phần trăm tương ứng giảm 0,12% so với 6T/2012. Đến 6T/2014 chỉ tiêu này tăng trở lại đạt 74,46% tăng 0,70 điểm phần trăm tương ứng tăng 0,95% so với 6T/2013. Qua các năm, mặc dù chỉ tiêu có nhiều biến động tăng giảm khác nhau song chỉ tiêu này vẫn còn ở mức tương đối tốt (nhỏ hơn 1) chứng tỏ chi nhánh hoạt động kinh doanh có lãi, thu lớn hơn chi. Tuy nhiên chi phí vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao trong thu nhập của chi nhánh nên nó có ảnh hưởng rất lớn và làm cho lợi nhuận của chi nhánh thấp, được thể hiện khi mà lợi nhuận của chi nhánh có xu hướng giảm so với kỳ hoạt động trước đó. Vì thế trong thời gian sắp tới chi nhánh cần có các biện pháp giảm chi tiêu này xuống nghĩa là nên cắt giảm chi phí không hợp lý và tăng thu nhập nhằm cải thiện hơn lợi nhuận của ngân hàng.
4.4.2 Chỉ tiêu chi phí lãi/thu nhập lãi
Chỉ tiêu này liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ phần trăm của chi phí lãi so với thu nhập lãi. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được chi phí lãi và cả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Thông qua bảng số liệu 4.16 và 4.17 ta thấy chi phí lãi của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng trên 60% trong thu nhập lãi của ngân hàng và chỉ tiêu chi phí lãi trên thu nhập lãi đang có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm nhưng có xu hướng giảm xuống ở 6T/2014 đây là dấu hiệu tốt (giảm khoảng 3,26% so với 6T/2013). Được thể hiện qua, năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 63,38% giảm 2,88 điểm phần trăm tương ứng giảm 4,35% so với năm 2011. Đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng trở lại, cụ thể là 67,44% tăng 4,06 điểm phần trăm tương ứng tăng 6,41% so với năm 2012. Xét đến 6 tháng đầu năm thì chỉ tiêu này tăng ở 6T/2013, khi đó chỉ tiêu này là 67,19%
tăng 1,59 điểm phần trăm so với 6T/2012 (tăng khoảng 2,42%) và đến 6T/2014 chỉ tiêu này lại giảm nhẹ chỉ ở mức 65,00% giảm 2,19 điểm phần trăm tương ứng giảm 3,26% so với 6T/2013. Mặc dù chỉ tiêu này giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức khá cao, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi giảm xuống trong khi thu nhập lãi cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn chi phí lãi, qua đó thấy được chi phí lãi có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong thu nhập lãi của ngân hàng qua các năm. Điều này cũng cho thấy hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng đạt được hiệu quả tương đối tốt trong giai đoạn này, thêm vào đó chỉ tiêu này thấp sẽ góp phần không nhỏ vào sự gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cần có các biện pháp cụ thể để thu nhập lãi có xu hướng tăng trở lại trong thời gian hoạt động sắp tới bởi thu nhập lãi đang có xu hướng giảm qua các năm.
4.4.3 Chỉ tiêu tổng chi phí dịch vụ/tổngthu nhập dịch vụ
Chỉ tiêu này có liên quan đến hoạt động dịch vụ của ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của chi phí dịch vụ so với thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Qua hai bảng số liệu 4.16, 4.17 cho ta thấy chỉ tiêu này đang biến động theo chiều hướng tốt. Do việc tăng cường đầu tư mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ với việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và các chương trình tiếp thị mà ở năm 2011 chỉ tiêu này rất cao chiếm tới 147,73%. Đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 72,91% giảm 74,82 điểm phần trăm tương ứng giảm 50,65% so với năm 2011, không dừng lại ở đó chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống ở năm 2013 còn ở mức 56,96% giảm 15,95 điểm phần trăm tương ứng giảm 21,88% so với năm 2012. Xét đến 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu này tăng ở 6T/2013 cụ thể là 24,75% tăng 3,51 điểm phần trăm tương ứng tăng 16,53% so với 6T/2012, đến 6T/2014 thì chỉ tiêu này lại giảm khá mạnh chỉ còn 16,00% giảm 8,75 điểm phần trăm tương ứng giảm 35,35% so với 6T/2013. Sự sụt giảm của chỉ tiêu này là do thu nhập từ hoạt động này tăng trưởng ở mức cao và chi phí chỉ tăng nhẹ qua các năm, điều này cho thấy ngân hàng đang từng bước hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ và đây cũng là hoạt động đem lại sự gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng vì thế đang trên đà phát triển ngân hàng cần phát huy tốt hơn trong lĩnh vực này.
4.4.4 Chỉ tiêu chi phí HĐKDNH/thu nhập HĐKDNH
Chỉ tiêu này liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, cụ thể chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng so với thu nhập từ hoạt động này là bao nhiêu. Dựa vào hai bảng số liệu 4.16 và 4.17 ta thấy chỉ tiêu đang có xu hướng tăng mạnh
qua các năm nhưng ở 6 tháng đầu năm thì chỉ tiêu này rất nhỏ và gần bằng không, cụ thể năm 2011 chỉ tiêu này là 6,67%, sau đó tăng mạnh ở năm 2012 đạt 21,43% tăng 14,76 điểm phần trăm tương ứng tăng 221,29% so với năm 2011, không dừng lại ở đó chỉ tiêu này tăng rất mạnh ở năm 2013 đạt 99,55% tăng 78,12 điểm phần trăm tương ứng tăng 364,54% so với năm 2012. Xét đến 6 tháng đầu năm thì chỉ tiêu này rất nhỏ gần bằng không do chi phí phát sinh rất nhỏ gần như không ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động này nhưng thu nhập tương ứng lại thu được không lớn. Sự tăng lên của chi tiêu này cho ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng chưa phát triển lắm dù tạo ra được lợi nhuận từ hoạt động này nhưng lại vô cùng nhỏ. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại hối chậm hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối điển hình là ở năm 2013 và hoạt động này rất rủi ro bởi sự chênh lệch tỷ giá ngoại tệ luôn thay đổi thất thường chủ yếu phụ thuộc tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Vì thế ngân hàng cần có các biện pháp cụ để kiểm soát chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như làm cho chỉ tiêu này thấp lại thì mới đem lại hiệu quả và đạt được thu nhập thuần cao từ hoạt động này đồng thời cũng góp phần giúp cho ngân hàng Nhà nước ổn định tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tài chính.
4.4.5 Chỉ tiêu chi phí lãi trên tổng thu nhập
Chỉ tiêu này cho biết khả năng bù đắp chi phí (chi phí lãi) trên một động thu nhập là bao nhiêu hay tỷ lệ phần trăm của chi phí lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng. Dựa vào hai bảng số liệu 4.16 và 4.17 ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không đồng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 chỉ tiêu này là 58,88% (nghĩa là để tạo ra một đồng thu nhập thì tốn gần 0,59 chi phí lãi) giảm 1,96 điểm phần trăm tương ứng giảm 3,22% so với năm 2011. Đến năm 2013 chỉ tiêu này lại tăng lên 60,53% tăng 1,65 điểm phần trăm tương ứng tăng 2,80% so với năm 2012. Xét đến 6 tháng đầu năm chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhẹ ở 6T/2014 chỉ còn 57,23% giảm 4,78 điểm phần trăm tương ứng giảm 7,71% so với 6T/2013. Tuy chỉ tiêu này có biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm nhưng chỉ tiêu này có xu hướng giảm ở 6T/2014 đây là dấu hiệu tốt cho thấy chi phí lãi ngày càng giảm tỷ trọng trong tổng thu nhập qua đó cũng thấy được ngân hàng đang chú trọng đến việc tạo ra thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác.
4.4.6 Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận của ngân hàng đạt được trên một đồng chi phí bỏ ra là bao nhiêu. Dựa vào hai bảng số liệu 4.16, 4.17 cho ta
thấy chỉ tiêu này khá nhỏ và có xu hướng biến động theo chiều hướng tốt. Cụ thể năm 2012 chỉ tiêu này là 0,31% giảm 0,01 điểm phần trăm tương ứng giảm 3,13% so với năm 2011, đến năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,24% giảm 0,07 điểm phần trăm tương ứng giảm 22,58% so với năm 2012. Xét đến 6 tháng đầu năm chỉ tiêu này giảm ở 6T/2013, cụ thể là 0,29% giảm 0,06 điểm phần trăm tương ứng giảm 17,14% so với 6T/2012, sau đó chỉ tiêu này có xu hướng tăng trở lại ở 6T/2014 đạt 0,34% tăng 0,05 điểm phần trăm tương ứng tăng 17,24% so với 6T/2013. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2013 nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì tăng mạnh trở lại cho thấy một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được nhiều đồng lợi nhuận thu về (cụ thể là 0,34 đồng)nhưng chỉ tiêu này vẫn còn khá nhỏ nên trong thời gian tới chi nhánh cần có những giải pháp để chỉ tiêu này tăng lên nghĩa lợi nhuận ròng đạt được cần lớn hơn chi phí bỏ ra thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh mới hiệu quả cao.
Tóm lại qua các chỉ tiêu đánh giá chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng khá tốt. Trong đó chỉ tiêu chi phí lãi trên thu nhập lãi, chỉ tiêu chi phí lãi trên tổng thu nhập và chỉ tiêu chi phí dịch vụ trên thu nhập dịch vụ đang biến động theo xu hướng tốt qua các năm trong khi chỉ tiêu chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thu nhập kinh doanh ngoại hối biến động theo chiều hướng không tốt lắm dù tạo ra được lợi nhuận từ hoạt động này nhưng rất nhỏ và chỉ tiêu này vẫn còn rất cao. Thông qua các các chỉ tiêu này ta thấy ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô và chú trọng đầu tư vào phát triển hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh khác nhằm giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào hoạt động tín dụng. Còn đối với chỉ tiêu chi phí trên thu nhập đây là chỉ tiêu cần quan tâm nhất bởi chỉ tiêu vẫn còn rất cao đều đạt trên 70% qua các năm, cho thấy chi phí vẫn còn chiếm một tỷ trọng khá cao trong thu nhập điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng đồng thời nó cũng làm cho chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng chi phí vẫn còn khá nhỏ không quá 35% qua các kỳ hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập và chi phí đều giảm qua các năm mà có thời điểm tốc độ giảm của thu nhập nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần có các biện pháp tích cực hơn nữa để hạn chế những chi phí không hợp lý đồng thời tăng cường các khoản thu đặc biệt là thu nhập lãi vì tình hình dư nợ của ngân hàng vẫn còn ở mức rất cao và luôn tăng trưởng qua các năm, qua đó sẽ giúp cải thiện lợi nhuận của ngân hàng không còn giảm so với kỳ hoạt động trước đó nữa.
4.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
Số dư đảm phí chính là giá trị còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi chi phí biến đổi và lợi nhuận chính là giá trị sau khi số dư đảm phí trừ chi phí cố định. Vì vậy việc phân tích số dư đảm phí sẽ cho biết mức độ sử dụng chi phí của ngân hàng. Chi phí cố định ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì đây là một khoản mục chi phí không đổi và chiếm tỷ trọng rất lớn nên thu nhập phải lớn hơn tổng chi phí biến đổi và chi phí cố định thì ngân hàng mới có lợi nhuận.
Bảng 4.18 Số dư đảm phí của NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011 – 2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thu nhập 62.215 100,00 59.757 100,00 52.050 100,00 Chi phí biến đổi 4.638 7,45 4.420 7,40 4.155 7,98 Số dư đảm phí 57.577 92,55 55.337 92,60 47.895 92,02 Chi phí cố định 42.496 41.064 37.796 Lợi nhuận 15.081 14.273 10.099
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Trà Cú qua 3 năm 2011-2013)
Bảng 4.19 Số dư đảm phí của NHNo&PTNT Trà Cú qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2014 6T/2012 6T/2013 6T/2014 Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thu nhập 32.736 100,00 27.238 100,00 22.871 100,00 Chi phí biến đổi 1.367 4,18 1.307 4,80 1.275 5,57 Số dư đảm phí 31.369 95,82 25.931 95,20 21.596 94,43 Chi phí cố định 22.809 19.785 15.754 Lợi nhuận 8.560 6.146 5.842
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Trà Cú qua 6T/2012, 6T/2013, 6T/2014)
Qua bảng số liệu 4.18, 4.19 ta thấy thu nhập và chi phí đều giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 chi phí biến đổi giảm 4,70% trong khi thu nhập
cũng giảm 3,95% nên làm cho số dư đảm phí giảm nhẹ ở năm 2012, sau đó số dư đảm phí giảm khá mạnh ở năm 2013 là do trong năm thu nhập giảm mạnh, giảm 12,90% và chi phí biến đổi cũng giảm 6,00%. Xét đến 6 tháng đầu năm thì số dư đảm phí vẫn có xu hướng giảm, giảm ít nhất là ở 6T/2014 nguyên nhân là do thu nhập giảm 16,03% trong khi chi phí biến đổi cũng giảm 2,45%. Do chi phí lãi giảm tương đối mạnh kéo theo chi phí cố định cũng có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Mặc dù số dư đảm phí có xu hướng giảm nhưng luôn ở mức cao hơn so với chi phí cố định nên vẫn tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng qua các kỳ hoạt động nhưng không ở mức cao và thường có xu hướng giảm so với kỳ trước đó.
Ngoài ra, qua hai bảng số liệu 4.18 và 4.19 ta thấy tỷ lệ số dư đảm phí của chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng giảm không đồng đều nhưng mức chênh lệch là không quá lớn. Năm 2012 tỷ lệ số dư đảm phí là 92,60%, có nghĩa là cứ 100 đồng thu nhập thì có 92,60 đồng lợi nhuận và định phí, nếu vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận trong năm 2012 là 92,60 trên 100 đồng thu nhập tăng thêm. Sau đó đến năm 2013 tỷ lệ số dư đảm phí lại có xu hướng giảm chỉ còn 92,02%, tức là trong 100 đồng thu nhập thì có 92,02 đồng lợi nhuận và định phí, nếu vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận trong năm là 92,02 trên 100 đồng thu nhập tăng thêm. Xét đến 6 tháng đầu năm thì tỷ lệ số dư đảm phí có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể tỷ lệ số dư đảm phí là 95,20% ở 6T/2013, đến 6T/2014 chỉ còn 94,43%. Điều này cho thấy khả năng bù đắp chi phí cố định đã có dấu hiệu sụt giảm, tuy không nhiều nhưng gây