GIÁ TRỊ ĐIỂM CẮT CHỈ SỐ BMI VÀ VÒNG BỤNG DỰ BÁO NGUY CƠ KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 111 - 116)

- Chỉ số nhân trắc, huyết áp Insulin, Glucose, Bilan lipid

4.5.GIÁ TRỊ ĐIỂM CẮT CHỈ SỐ BMI VÀ VÒNG BỤNG DỰ BÁO NGUY CƠ KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN,

NGUY CƠ KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ ĐỘ 1

Trong nghiên cứu, qua phân tích số liệu bằng sử dụng đường cong ROC chúng tôi có kết quả: khi giá trị chỉ số BMI >24,13 thì người nam giới cao tuổi có nguy cơ bị kháng insulin diện tích dưới đường cong (AUC) 0,66

p<0,05 (biểu đồ 3.8).Giá trị chỉ số BMI >24,72 thì người nữ giới cao tuổi có nguy cơ bị kháng insulin với diện tích dưới đường cong (AUC) 0,634 (khoảng tin cậy 95%: 0,5 – 0,755); độ nhạy 59,3% và độ đặc hiệu 75,8%; p<0,05 (biểu đồ 3.9).

Sumner AE, Sen S, Ricks M và cộng sự (2008) khi nghiên cứu trên người Mỹ gốc châu Phi đã đề nghị giá trị chỉ số BMI để tiên đoán kháng insulin là 30 kg/m2 ở nam và 32 kg/m2 ở nữ [163].

Giá trị điểm cắt trị số BMI của chúng tôi cao hơn của các tác giả Kim C, Kim B, Joo N và cộng sự (Hàn Quốc, 2010): 21,4 kg/m2 đối với nam và 20,6 kg/m2 đối với nữ, ngưỡng giá trị BMI là tại phân vị thứ 67,9 đối với nữ và thứ 66,3 đối với nam làm gia tăng nguy cơ kháng insulin [100].

Bằng phương pháp phân tích đường cong ROC, trong nghiên cứu của chúng tôi đưa ra kết quả: khi giá trị chỉ số vòng bụng >88 cm thì người nam giới cao tuổi có nguy cơ bị kháng insulin với diện tích dưới đường cong (AUC) 0,657 (khoảng tin cậy 95%: 0,535 – 0,766); độ nhạy 62,2% và độ đặc hiệu 67,6%; p<0,01 (biểu đồ 3.10). Khi giá trị chỉ số vòng bụng >83 cm thì người nữ giới cao tuổi có nguy cơ bị kháng insulin với diện tích dưới đường cong (AUC) 0,583 (khoảng tin cậy 95%: 0,449 – 0,709); độ nhạy 77,8% và độ đặc hiệu 42,4%; p>0,05 (biểu đồ 3.11).

Năm 2008, Sumner AE, Sen S, Ricks M và cộng sự khi nghiên cứu trên người Mỹ gốc châu Phi đã đề nghị giá trị chỉ số vòng bụng để tiên đoán kháng insulin là 102cm ở nam và 98cm ở nữ [163].

Tại Thụy Điển, năm 2008, Nilsson G, Hedberg P, Jonason T, Lönnberg I, Tenerz A, Forberg R, Ohrvik J tiến hành nghiên cứu trên người cao tuổi đã đưa ra giá trị điểm cắt của vòng bụng để tiên đoán kháng insulin ở nam giới là 96cm (tỷ số chênh OR là 5,6 với khoảng tin cây 95%: 3,1-11,9); ở nữ giới là 88cm (tỷ số chênh OR là 1,9 với khoảng tin cây 95%: 1,5-2,8) [130].

biệt có lẽ do chủng tộc.

Uzunlulu M, Oğuz A, Aslan G, Karadağ F (2009) khi tiến hành nghiên cứu 1039 người lớn tuổi Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra kết quả: giá trị điểm cắt vòng bụng để tiên đoán kháng insulin ở nam giới là 93cm (độ nhạy: 91,6% và độ đặc hiệu: 51%); ở nữ giới là 83cm (độ nhạy: 91,1% và độ đặc hiệu: 34,8%) [168]. Giá trị ở nữ là tương đương còn ở nam giới thì cao hơn so với giá trị nghiên cứu với chúng tôi.

Các tác giả Nhật Bản Tabata S, Yoshimitsu S, Hamachi T, Abe H,

Ohnaka K, Kono S (2009) tiến hành nghiên cứu trên 4800 người cao tuổi đã đưa ra giá trị điểm cắt của vòng bụng để tiên đoán kháng insulin ở nam giới là 85cm [164]. Kết quả này gần tương đương với chúng tôi.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu sự biến thiên của insulin máu và glucose máu bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống trên 238 người cao tuổi không mắc đái tháo đường tại Bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian từ tháng 11/2007 đến tháng 11/2009, bao gồm: 73 đối tượng thừa cân, 58 đối tượng bệnh béo phì độ 1 và 107 đối tượng chứng, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1.1. Tỷ lệ kháng insulin chưa hiệu chỉnh ở nhóm người cao tuổi thừa cân là 34,24% và nhóm bệnh béo phì độ 1 là 67,24% (dù áp dụng chỉ số HOMA hoặc QUICKI).

Ở nhóm thừa cân: tỷ lệ kháng insulin chưa hiệu chỉnh ở nam là 17,81% so với nữ là 16,43%. Tỷ lệ kháng insulin chưa hiệu chỉnh ở nhóm nam béo phì độ 1 là 41,38% so với nữ béo phì độ 1 là 25,86%.

Tỷ lệ kháng insulin chưa hiệu chỉnh ở tình trạng tiền đái tháo đường đều cao hơn so với ở tình trạng dung nạp glucose bình thường. Người cao tuổi béo phì độ 1 ở tình trạng tiền đái tháo đường có tỷ lệ kháng insulin chưa hiệu chỉnh so với ở tình trạng dung nạp glucose bình thường (50% so với 17,24%). Tương tự như vậy là ở nhóm người cao tuổi thừa cân (26,03% so với 8,21%).

1.2. Người cao tuổi thừa cân ở phân nhóm kháng insulin có cân nặng, nồng độ glucose máu đói và glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp cao hơn phân nhóm không kháng insulin, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Đối với người cao tuổi bệnh béo phì độ 1: phân nhóm kháng insulin có vòng bụng, nồng độ glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp và triglyceride cao hơn phân nhóm không kháng insulin, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

2. Các mối tương quan và nguy cơ kháng insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì độ 1

2.1. Ở người cao tuổi thừa cân, béo phì có mối tương quan nghịch giữa BMI với QUICKI0 (r=-0,344, p<0,01) và với QUICKI2 (r=-0,206, p<0,01).

Mối tương quan thuận giữa vòng bụng với HOMA2 (r=0,216, p<0,01). Mối tương quan nghịch giữa nồng độ tryglyceride với QUICKI0 (r=- 0,128, p<0,05).

phần (r=-0,15, p<0,05) và với LDL-cholesterol (r=-0,141, p<0,05).

2.2. Điểm cắt giá trị chỉ số BMI đánh giá nguy cơ bị kháng insulin ở người nam giới cao tuổi là 24,13kg/m2 (p<0,05) và ở người nữ giới cao tuổi là 24,72kg/m2 (p<0,05).

Điểm cắt giá trị chỉ số vòng bụng đánh giá nguy cơ bị kháng insulin ở người nam giới cao tuổi là 88cm (p<0,05).

24,13kg/m2 và ở người nữ giới cao tuổi là 24,72kg/m2 làm điểm cắt nhằm xác định nguy cơ bị kháng insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì.

2. Đề xuất sử dụng giá trị chỉ số vòng bụng là 88cm làm điểm cắt nhằm xác định nguy cơ bị kháng insulin ở người nam giới cao tuổi thừa cân, béo phì.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 111 - 116)