Nồng độ insulin máu lúc đó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 88 - 90)

- Chỉ số nhân trắc, huyết áp Insulin, Glucose, Bilan lipid

4.2.1.Nồng độ insulin máu lúc đó

* Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA: Radio Immune Assay) * Kỹ thuật miễn dịch điện hoá phát quang (ECLIA).

Phương pháp định lượng insulin bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ RIA có nhược điểm là thiếu chính xác vì kết quả bao gồm luôn cả insulin và proinsulin (đây là một chất không có tác dụng sinh học). Do vậy chúng tôi chọn phương pháp định lượng insulin máu bằng miễn dịch điện hoá phát quang để tiến hành đề tài này nhằm có kết quả chính xác và tin cậy hơn.

Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về nồng độ insulin máu cho nhiều trị số kết quả khác nhau. Tuy nhiên, giá trị này còn phụ thuộc một phần vào phương pháp tiến hành định lượng insulin.

Nồng độ insulin máu được công bố trong nhiều nghiên cứu với hai đơn vị biểu thị được dùng là µU/ml (micro đơn vị/ml) hoặc pmol/l. Hệ số chuyển đổi µU/ml x 7,175 = pmol/l [31].

Trong nhóm chứng, nồng độ insulin lúc đói là 7,12 ± 17,54 ( µU/ml), nhỏ nhất là 0,3 µU/ml, lớn nhất là 18,75 µU/ml.

Nguyễn Đắc Nhật, Trịnh Thanh Hùng, Thái Hồng Quang và Đỗ Khắc Nghiệp (2003) đã tiến hành nghiên cứu nồng độ insulin trên 31 người khoẻ mạnh với phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang, ghi nhận nồng độ insulin máu lúc đói là 4,78 ± 2,36 (µU/ml) [31]. Nếu xét về giới hạn trên của nồng độ insulin máu lúc đói thì nhóm chứng của chúng tôi cao hơn nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép (<17 µU/ml). Sự khác biệt này là do chúng tôi tiến hành trên những người cao tuổi còn các tác giả trên lại tiến hành trên người trưởng thành.

So sánh với Nguyễn Viết Quang: nồng độ insulin máu ở 30 đối tượng > 40 tuổi (8,43 ± 5,85) thì giới hạn trên của chúng tôi cao hơn. Sự khác biệt này là do tác giả tiến hành trên những người đã mắc bệnh đái tháo đường [34].

Phan Văn Duyệt, Nguyễn Đắc Nhật, Nguyễn Viết Quang, nhưng cao hơn Spallarossa. P, Huỳnh Văn Minh, Trịnh Thanh Hùng [26], [31], [34].

Sự khác biệt về mức insulin máu lúc đói ở người bình thường giữa các tác giả có thể được giải thích do sự khác nhau của kit định lượng và giá trị quy chiếu bình thường ở mỗi cơ sở xét nghiệm.

Do đó, hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh đến yêu cầu phải xây dựng số liệu bình thường cho đơn vị xét nghiệm của mình. Ngoài ra, insulin máu lúc đói là một giá trị tĩnh, trong một thời điểm nhất định (ở đây là lúc đói) nên không phản ánh được đáp ứng của insulin (tiết và tác dụng) khi được kích thích bằng glucose.

Theo tác giả Nguyễn Đắc Nhật (Đại học Y Hà nội), nồng độ insulin ở người bình thường từ sơ sinh đến người già trên 80 tuổi biến động khá rõ rệt theo tuổi đời. Tuổi càng nhỏ hoặc càng cao thì nồng độ insulin càng có xu hướng thấp. Giá trị cao nhất nằm ở nhóm tuổi 26-35 là: 0,199 ± 0,07 (nmol/l) hoặc là: 27,74 ± 9,76 (µU/ml) [31].

Theo Huỳnh Văn Minh, trong 108 đối tượng tăng huyết áp: 41,7% có sự gia tăng insulin máu (> 40 µU/ml); 30,5% trường hợp có IO >7 µU/ml và tỷ IO/GO ≥ 1,5. Đây là biểu thị tình trạng cường insulin máu [26].

Phải chăng các kết quả trên ngoài sự thay đổi theo chu kỳ sinh lý thì nồng độ insulin máu còn bị ảnh hưởng của tình trạng cường insulin/kháng insulin ở người béo phì?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 88 - 90)