Tỷ lệ kháng insulin được xác định qua chỉ số HOMA và QUICK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 94 - 98)

- Chỉ số nhân trắc, huyết áp Insulin, Glucose, Bilan lipid

4.2.4. Tỷ lệ kháng insulin được xác định qua chỉ số HOMA và QUICK

Hiện nay, các tác giả sử dụng nhiều loại chỉ số để xác định tỷ lệ kháng insulin trong nhiều đối tượng khác nhau trong đó có nhóm người cao tuổi béo

số, chúng tôi dựa vào các căn cứ sau từ kết quả phân tích trong nhóm chứng: - Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng một số chỉ số gián tiếp để xác định tỷ lệ kháng insulin bao gồm I0, I2, I0/G0, I2/G2, HOMA và QUICKI. Trong số các chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin thì I0/G0* và I0/G0** có giá trị chẩn đoán cao với độ đặc hiệu đạt hơn 97%, giá trị dự báo dương tính đạt 50%, tuy nhiên độ nhạy lại rất thấp. Chỉ số HOMA và QUICKI có độ đặc hiệu và giá trị dự báo dương tính thấp hơn nhưng độ nhạy cao nhất (67,24%) (bảng 3.11).

Chúng tôi chọn chỉ số HOMA và QUICKI làm chỉ số đánh giá tỷ lệ kháng insulin trong mẫu nghiên cứu, đồng thời chúng tôi chọn giá trị tứ phân vị cao nhất trong nhóm chứng của chỉ số HOMA làm điểm cắt giới hạn để chẩn đoán kháng insulin trong mẫu nghiên cứu vì chỉ số này có độ đặc hiệu cao hơn chỉ số QUICKI. Điều này cũng phù hợp theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và nhóm nghiên cứu kháng insulin châu Âu (EGIR): chọn tứ phân vị cao nhất trong nhóm chứng chỉ số HOMA làm điểm cắt giới hạn, lớn hơn giá trị này được xem là kháng insulin.

- Điểm cắt giới hạn của mỗi chỉ số dùng để chẩn đoán kháng insulin được chọn theo mục đích nghiên cứu. Các chỉ số chỉ được chọn để khảo sát khi có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm cắt giới hạn của chỉ số HOMA được chọn theo khuyến cáo này ứng với giá trị 1,39. Giá trị này cũng tương đương với Lim SC và cộng sự (2002) khi nghiên cứu 3568 người châu Á trưởng thành tăng cân, béo phì chọn điểm cắt giới hạn của chỉ số HOMA là 1,479 [115] Trong khi đó, Garmendia M.L khi nghiên cứu ở người cao tuổi ở Chi lê đã đưa giá trị điểm cắt giới hạn của chỉ số HOMA là 2,57 [86],

Nasution I.R (2006) khi tiến hành nghiên cứu ở người cao tuổi nữ giới ở Indonesia đã đưa ra giá trị điểm cắt là 2,67 [128], các tác giả Nhật Bản Tabata

giá trị điểm cắt là 2 [164].

Trong nhóm chứng của chúng tôi, tỷ lệ kháng insulin khi áp dụng chỉ số HOMA là 24,3% và đối với chỉ số QUICKI là 23,36%.

Tác giả Ascaro J.K (2003) xác định tỷ lệ kháng insulin trong cộng đồng là 31,8% ở những người không mắc bệnh đái tháo đường [28], của Ezenwaka C.E và cộng sự là 35% (tiến hành trên 500 người cao tuổi ở vùng Tây-Nam nước Nigeria) [78], các tỷ lệ này gần tương đương với mẫu nghiên cứu của chúng tôi (37,82%) (bảng 3.12).

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ kháng insulin ở nam là 20,17%, nữ là 17,65% (bảng 3.12 và bảng 3.13), các tỷ lệ này gần tương đương so với tác giả Marques- Vidal (2002) nghiên cứu tần suất kháng insulin trong cộng đồng vùng Tây- Nam của Pháp với mẫu 597 nam và 556 nữ ở độ tuổi 35- 64, kết quả kháng insulin ở nam cao hơn nữ (23% so với 12%; p < 0,001) [119].

Neovius M và cộng sự (2006) khi tiến hành nghiên cứu ở người cao tuổi nữ giới ở Indonesia, tỷ lệ kháng insulin là 25%, tỷ lệ này cao hơn chúng tôi [129].

Khi xem xét theo mức độ béo phì, chúng tôi có tỷ lệ kháng insulin ở nhóm nam thừa cân: 17,81% so với nữ: 16,43%; nhóm nam bệnh béo phì độ 1: 41,38% so với nữ: 25,86% (theo chỉ số HOMA hoặc chỉ số QUICKI).

So sánh với nghiên cứu của Seung Ha Park và cộng sự (Hàn Quốc- 2004), tỷ lệ ở nhóm nam bệnh béo phì của chúng tôi tương đương (41,38% so với 43,9%) trong khi đó ở nhóm nam thừa cân thấp hơn nhiều (17,81% so với 24,7%) [133]. Sự khác biệt là do đối tượng nghiên cứu của các tác giả Hàn Quốc là nam giới thừa cân và béo phì không bị đái tháo đường và huyết áp bình thường.

độ 1 là 64/131=48,85%, tỷ lệ này cao hơn Lim SC và cộng sự (2002) khi nghiên cứu 3568 người châu Á trưởng thành thừa cân, béo phì, đã phát hiện 679 người có kháng insulin, chiếm tỷ lệ 19,03% [115]. Sự khác biệt là do mẫu và địa điểm tiến hành nghiên cứu.

Năm 2009, Soverini V và Moscatiello S tiến hành nghiên cứu 211 người Italia béo phì nặng đã đưa ra kết luận: tỷ lệ kháng insulin là 74% [159], giá trị này cao hơn so với tỷ lệ kháng insulin trong nhóm béo phì của chúng tôi: 67,24%. Điều này có thể giải thích do chênh lệch về giá trị chỉ số BMI (nhóm béo phì của chúng tôi: 27,22 ±1,39 trong khi hai tác giả trên có BMI ≥ 40kg/m2) và tình trạng kháng insulin đóng vai trò then chốt trong việc gây nên hội chứng chuyển hoá ở các đối tượng này.

Theo bảng 3.14 và 3.15, tỷ lệ kháng insulin ở người cao tuổi ở tình trạng tiền đái tháo đường của chúng tôi dù được xác định bằng chỉ số HOMA hoặc bằng chỉ số QUICKI đều là 27,74%, tương đương với kết quả của Lim SC và cộng sự là 29,7% (ở đối tượng rối loạn dung nạp glucose) [115]. Thấp hơn kết quả của Bonora E và cộng sự khi tiến hành nghiên cứu Bruneck là 65,9% ở đối tượng rối loạn dung nạp glucose [59].

Ở giai đoạn tiền đái tháo đường, tỷ lệ kháng insulin trong nghiên cứu của chúng tôi (dù được xác định bằng chỉ số HOMA hoặc bằng chỉ số QUICKI) ở phân nhóm thừa cân và béo phì độ 1 lần lượt là: 26,03% và 24,14%. Ở giai đoạn dung nạp glucose bình thường, các tỷ lệ này lần lượt là: 8,21% và 17,24%.

Một số nhận xét khi khảo sát tỷ lệ kháng insulin bằng chỉ số HOMA hoặc chỉ số QUICKI ở người cao tuổi thừa cân, béo phì độ 1:

- Dù sử dụng chỉ số gián tiếp nào thì tỷ lệ kháng insulin trong nhóm người cao tuổi béo phì độ 1 đều cao hơn nhóm chứng và nhóm người cao tuổi thừa cân nhiều lần.

kháng insulin dù được xác định bằng chỉ số HOMA hoặc QUICKI đều giống nhau. Tỷ lệ này ở nhóm thừa cân là 34,24% và nhóm béo phì độ 1 là 67,24%.

- Ở nhóm thừa cân: tỷ lệ kháng insulin (theo chỉ số HOMA hoặc chỉ số QUICKI) ở nam là 17,81% so với nữ là 16,43%. Tương tự ở nhóm nam bệnh béo phì độ 1 là 41,38% so với nữ là 25,86%.

- Đánh giá theo tình trạng dung nạp glucose: ở giai đoạn tiền đái tháo đường, tỷ lệ kháng insulin (theo chỉ số HOMA hoặc chỉ số QUICKI) ở phân nhóm thừa cân và béo phì lần lượt là: 26,03% và 24,14%; ở giai đoạn dung nạp glucose bình thường, các tỷ lệ này lần lượt là: 8,21% và 17,24%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w