Tương quan đơn biến giữa chỉ số HOMA và QUCKI với một số chỉ số nhân trắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 108 - 109)

- Chỉ số nhân trắc, huyết áp Insulin, Glucose, Bilan lipid

4.4.1.Tương quan đơn biến giữa chỉ số HOMA và QUCKI với một số chỉ số nhân trắc

số nhân trắc

Trong nghiên cứu của chúng tôi: chỉ số QUICKI0 đều có tương quan nghịch với BMI và vòng bụng với hệ số tương quan lần lượt là r= -0,344 và r= -0,282 (p< 0,01). Tương tự là mối tương quan nghịch giữa chỉ số QUICKI2

với BMI và vòng bụng với hệ số tương quan lần lượt là r= -0,206 và r= -0,23 (p< 0,01) (biểu đồ 3.3 và biểu đồ 3.5).

Trong khi đó chỉ có HOMA2 có tương quan thuận với vòng bụng với hệ số tương quan r= 0,216, p< 0,01 (biểu đồ 3.4).

Qua đây kết luận rằng: có thể đánh giá sự kháng insulin qua vòng bụng, điều này cũng phù hợp với nhận xét của Despres J.P: có mối tương quan đáng

béo phì [75].

Mazzali G, Di Francesco V (2006) khi nghiên cứu trên 15 phụ nữ béo phì và 35 người chứng tuổi từ 58 đến 83 đã đưa ra kết luận: vòng bụng có tương quan thuận với chỉ số HOMA, đồng thời khi làm giảm cân thì tình trạng kháng insulin giảm một cách đáng kể [122].

Malita F.M và Karelis A.D (2006) khi nghiên cứu cắt ngang 88 phụ nữ mãn kinh béo phì (tuổi: 57,5 ± 5; BMI: 32,52 ± 4,4; tỷ lệ mỡ cơ thể: 46,35 ± 4,9%) đã đưa ra kết luận: mỡ trong nội tạng có tương quan mạnh với chỉ số HOMA và QUICKI [118].

Năm 2003, Hong J và Gu W.Q đưa ra nhận xét: chỉ số nhạy cảm insulin tương quan nghịch với BMI [93].

Nasution I.R, Setiati S, Trisnohadi H.B, Oemardi M (2006) khi tiến hành nghiên cứu ở người cao tuổi nữ giới ở Indonesia đã đưa ra kết luận: có mối tương quan thuận giữa chỉ số BMI với chỉ số HOMA (p<0,017) [128].

Béo phì đóng một vai trò không nhỏ trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ, béo phì đưa đến thiếu tương đối insulin, chủ yếu do giảm số lượng receptor ở các tổ chức phụ thuộc insulin. Béo phì gia tăng sự đề kháng insulin. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa béo phì với bệnh đái tháo đường nhất là đái tháo đường thể 2. Năm 1985, tổ chức y tế thế giới đưa ra kết luận: béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thể 2. Cho đến năm 1994, tổ chức y tế thế giới vẫn buộc tội vai trò của béo phì như một yếu tố nguy cơ của ĐTĐ thể 2. Béo phì làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong và giảm năng suất lao động [11], [42], [43], [62], [74].

Không chỉ đánh giá nguy cơ của béo phì qua chỉ số BMI mà còn phải dựa vào vòng bụng. Điều này cũng phù hợp với đánh giá của Trần Hữu Dàng: tỷ lệ vòng bụng gia tăng, một nguy cơ quan trọng gây bệnh ĐTĐ [12].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 108 - 109)