Phân bố tình trạng thừa cân và béo phì theo giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 83 - 85)

- Chỉ số nhân trắc, huyết áp Insulin, Glucose, Bilan lipid

4.1.2.2.Phân bố tình trạng thừa cân và béo phì theo giới tính

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ béo phì chung là 24,37%, thấp hơn nghiên cứu của Lê Văn Bàng ở đối tượng người lớn phường Phú Hoà và Phú Hội, thành phố Huế (55,24%) [2], có sự khác nhau là bởi vì: Lê Văn Bàng tiến hành nghiên cứu tại hai phường phát triển mạnh nhất về mặt kinh tế của thành phố Huế nên đời sống vật chất rất cao. So với các số liệu về tỷ lệ béo phì ở Hoa Kỳ (gần 30,5% người lớn) [54], Hàn Quốc là 30,6% [102] thì chúng tôi thấp hơn nhưng vẫn gần tương đương với tỷ lệ béo phì của Israel (22,9%) [95] và của nghiên cứu Yumuk V.D ở Thổ Nhĩ Kỳ là 18,6% (năm 1990) và 10 năm sau là 21,9% (năm 2000) [175]. Tỷ lệ của chúng tôi cao hơn ở Canada (15%) [55]; ở Bồ Đào Nha năm 2003 (13,8%) [65].

Mặt khác, tỷ lệ thừa cân chung của chúng tôi là 30,67% tương đương với kết quả ở Canada vào năm 2003 (33%) [55]; ở Kuwait năm 2006 (31,4%) [51], thấp hơn so với người thừa cân ở thành phố Huế (44,76%) [2]; ở Israel vào năm 2001 (39,3%) [95]; ở Bồ Đào Nha năm 2003 (38,6%) [65]. Thấp hơn nhiều lần tỷ lệ thừa cân ở Hoa Kỳ (64%) [54]. Tuy nhiên, lại cao hơn tỷ lệ thừa cân của người Iran 40-69 tuổi ở vùng nông thôn (26%) còn ở vùng thành thị là 40% [140].

Về phân bố theo giới tính: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ béo phì của nam giới cao hơn nữ giới (30% so với 18,65%), kết quả ở nữ tương đương với nghiên cứu của Lê Văn Bàng ở thành phố Huế: nam giới là 17,9% và nữ giới là 18,94% [2], trong khi đó ở đối tượng người cao tuổi thừa cân thì ngược lại: nam giới là 29,17% và nữ giới là 32,2% (bảng 3.2). Điều này lại trái ngược với nhận xét của Yumuk V.D khi nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ: hầu

chúng tôi cũng cao hơn kết quả ở Đài Loan: nam giới là 15,9% và nữ giới là 13,2% [70]. Các số liệu của chúng tôi cũng chênh lệch rất nhiều so với các nghiên cứu: tỷ lệ béo phì ở Ba Lan (năm 2003) đối với nam giới là 6,5%, nữ giới là 15% [123]; ở Vương quốc Anh: nam là 23%, nữ là 25% [143]; ở Úc: nam là 19%, nữ là 22% [166]; ở Hàn Quốc: nam là 32,4%, nữ là 29,4% [102]; ở người Qatari: nam là 34,6%, nữ là 45,3% [56]. Đối với tình trạng thừa cân, ở thành phố Huế: nam giới là 16,48% và nữ giới là 14,32% [2]; ở Úc: nam là 48%, nữ là 30% [166]; ở người Qatari: nam là 34,4%, nữ là 33% [56]; ở Nam Phi: nam là 29%, nữ là 57% [169]. Có thể giải thích điều này vì nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở người cao tuổi trong bệnh viện còn các tác giả khác lại tiến hành trong cộng đồng.

4.1.3. Huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ nổi trội ở người thừa cân, béo phì. Các trị số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, hiệu áp và huyết áp trung bình giữa các nhóm thừa cân, béo phì độ 1 và nhóm chứng là gần tương đương nhau (bảng 3.5).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm thừa cân có 43/73 trường hợp tăng huyết áp, chiếm tỷ lệ 57,53% (bảng 3.4). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang (2004): tỷ lệ tăng huyết áp ở người thừa cân là 37,7% [48]. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi béo phì độ 1 của chúng tôi là 33/58=56,9% (bảng 3.4), thấp hơn kết quả của Nguyễn Đức Hoàng: tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân béo phì là 66,67% [18].

Ở Việt Nam, theo chương trình điều tra toàn dân do Viện Tim mạch học quốc gia chủ trì từ năm 1988, tỷ lệ tăng huyết áp trung bình toàn quốc là 11,7% [40]. Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ tăng huyết áp của nhân dân nội ngoại thành Hà nội là 16,05%, ở thành phố Cienfulgos - Cuba là 40%, trong quần thể người có tuổi ở Bangkok - Thái Lan (1998) là

của chúng tôi cao hơn. Bởi vì chính béo phì là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, chỉ có < 20% tăng huyết áp diễn ra đơn độc [22].

Weidmann P, de Courten M, Boehlen L và Shaw S (1993) đã đưa ra cơ chế tăng huyết áp ở người béo phì: (1) tăng nồng độ noradrenaline (norepinephrine) và adrenaline (epinephrine); (2) tăng cường hoạt động hệ rennin; (3) gia tăng nhạy cảm với muối của huyết áp; (4) tăng thể tích máu toàn thể, dẫn đến tăng cung lượng tim, phì đại thất trái lệch tâm; (5) tăng nồng độ Ca++ và giảm nồng độ Mg++ [172].

Béo phì gây biến chứng tăng huyết áp và đái tháo đường, do đó béo phì- tăng huyết áp- đái tháo đường có sự liên quan mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 83 - 85)