- Huỳnh Văn Minh (1996) thực hiện “Nghiên cứu sự kháng insulin , một yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát” đã thừa nhận sự hiện diện của hội chứng cường insulin - kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đây là cơ sở quan trọng để sử dụng các loại thuốc thích hợp [26].
- Nguyễn Cửu Lợi (2002) thực hiện “Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vành ” đã kết luận: có sự hiện diện của kháng insulin ở các bệnh nhân có bệnh động mạch vành và có sự tương quan vừa phải giữa kháng insulin và mức độ lan toả của tổn thương mạch vành trên mạch đồ [23].
- Năm 2005, Trần Văn Huy và Đặng Huy Hoàng đã trình bày báo cáo “Đề kháng insulin và gan nhiễm mỡ không do rượu” đã nêu lên được: bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu có giảm đáng kể sự nhạy cảm insulin với tác dụng của insulin lên cả chuyển hoá glucose và lipid [19].
- Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh (2005) tiến hành “ Đánh giá kháng insulin và chức năng tế bào ß tụy dựa vào nồng độ glucose và insulin lúc đói ở bệnh nhân ĐTĐ thể 2” ghi nhận: chỉ số kháng insulin của bệnh nhân có thể tăng, bình thường hay giảm nhưng đều cao hơn người bình thường; chỉ số chức năng tế bào ß tụy giảm cả về giá trị trung bình và chỉ số tuyệt đối [49].
- Nguyễn Hải Thuỷ, Đào Thị Dừa, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2005) nghiên cứu đề tài “ Kháng insulin ở người béo phì” đã kết luận: có hiện tượng cường insulin/kháng insulin với chỉ số HOMA tăng và chỉ số QUICKI giảm so với nhóm chứng; có tăng IO, chỉ số nhạy cảm insulin và khả năng tiết tế bào ß tụy; có sự tương quan giữa các chỉ số kháng insulin với nồng độ triglyceride máu [14].
- “Nghiên cứu kháng insulin, yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não”, tác giả Lê Thanh Hải ghi nhận: nồng độ trung bình IO, I2 và giá trị trung bình IO/GO, I2/G2, HOMA nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng đồng thời giá trị QUICKI thì ngược lại; Tỷ lệ kháng insulin 29,3- 42,7 phụ thuộc chỉ số dùng để đánh giá và giá trị của điểm cắt giới hạn tương ứng; QUICKI tương quan chặt chẽ với HOMA, IO/GO [17].
- Phan Ngọc Lan (2006) nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào bêta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi” đã đưa ra kết luận: giá trị trung bình nồng độ insulin máu thấp; giá trị trung bình HOMA (8,5 ± 5,3) là cao; tỷ lệ số trường hợp bệnh nhân có tăng giá trị tuyệt đối HOMA là 77,1% [21].
- Lê Văn Chi (2010) “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa và vai trò của kháng insulin, estradiol và testosterone ở phụ nữ mãn kinh” đưa ra kết quả: Tỷ lệ kháng insulin ở nhóm phụ nữ mãn kinh mắc hội chứng chuyển hóa thay đổi từ 52,1% (đánh giá theo chỉ số QUICKI) đến 52,8% (đánh giá theo chỉ số HOMA) [8].