Tình trạng dung nạp glucose máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 87 - 88)

- Chỉ số nhân trắc, huyết áp Insulin, Glucose, Bilan lipid

4.1.5.Tình trạng dung nạp glucose máu

Nồng độ glucose máu lúc đói của nhóm béo phì độ 1 là cao nhất, tiếp đến là nhóm thừa cân và nhóm chứng (5,43 ± 1,21 mmol/l so với 5,29 ± 1,07 và 5,08 ± 0,84), tương tự như vậy là giá trị glucose máu tại thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp (10,18 ± 4,75 mmol/l so với 9,67 ± 3,7 và 8,81 ± 3,06). Tuy nhiên chỉ có sự khác biệt giữa nhóm béo phì độ 1 với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (bảng 3.6). Chúng tôi có tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm béo phì độ 1 là 74,14% và nhóm thừa cân là 67,72% (bảng 3.7), kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoàng: tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu là 28,33% [18].

Điều này cũng phù hợp với lý thuyết vì tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu tăng cao ở hai thời điểm < 50 tuổi và 61- 70 tuổi. Khả năng dung nạp glucose máu giảm dần theo thời gian, một phần nhỏ do giảm tiết insulin, nhưng chủ yếu do sự đề kháng insulin ở ngoại biên [131]. Sự đề kháng này càng gia tăng khi kết hợp với béo phì và tình trạng ít hoạt động thể lực do nhàn rỗi của người già [9].

Theo tác giả Welborn T.A ở bệnh viện Sir Charles Gairdner, Australia cho rằng các điều tra dịch tễ học cho thấy ĐTĐ ở người lớn tuổi chiếm một tỷ lệ quan trọng ở các nước phương Tây. So với các kết quả điều tra dịch tễ học trong nước, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho nhận xét tương tự về phương diện tuổi tác đối với ĐTĐ [18].

thừa cân và béo phì độ 1 cao hơn hẳn nhóm chứng. Điều này cũng phù hợp với tác giả Hua và Tang (1997) nghiên cứu tình trạng sức khoẻ 623 người tuổi 60 trở lên ở Bắc Kinh thấy rằng ở nhóm thừa cân (BMI: 24-27) và béo (BMI ≥ 28) có tỷ lệ đái tháo đường cao hơn hẳn so với đối tượng bình thường [18].

Nhận định trên cũng phù hợp với nhận định của Francis S. Greenspan và John D. Baxter là: béo phì làm tăng mức độ đề kháng insulin. Sự suy giảm hoạt động tiết insulin khiến tăng glucose máu. Tình trạng này quay lại tác động ngược làm tăng insulin máu nhằm kiểm soát được glucose máu. Nếu tăng insulin máu không được điều chỉnh thích hợp với tăng glucose máu sẽ gây ra đái tháo đường thể 2 [44], [88].

4.2. TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ ĐỘ 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kháng Insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì (Trang 87 - 88)