0
Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Nồng độ insulin máu sau kích thích bằng glucose

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ (Trang 90 -92 )

- Chỉ số nhân trắc, huyết áp Insulin, Glucose, Bilan lipid

4.2.2. Nồng độ insulin máu sau kích thích bằng glucose

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ insulin máu sau khi kích thích bằng glucose cho những kết quả như sau:

- Đối với nhóng chứng: nồng độ trung bình I2 của chúng tôi là 53,66 ± 39,61 (µU/ml). Kết quả này gần tương đương với tác giả Phạm Minh, tuy

Viết Quang, Nguyễn Đắc Nhật, Trịnh Thanh Hùng, Thái Hồng Quang, Phạm Văn Duyệt, Mai Thế Trạch, Spallarossa. P, Bessler, A. Fontbonne ,…[26], [28], [31], [34].

- Nồng độ trung bình I2 trong nhóm bệnh nhân người cao tuổi béo phì độ 1 là 82,14 ± 62,78 (µU/ml) cao hơn nhóm thừa cân là 59,93 ± 44,94 (µU/ml) và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cũng cao hơn so với Đào Thị Dừa (44,48± 12,47 (µU/ml)) [14], [15].

Huỳnh Văn Minh (1996) nghiên cứu kháng insulin, một yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Trong nghiên cứu đã chọn điểm cắt giới hạn của I0 và I2 lần lượt là 7 và 40 µU/ml và của I0/G0 là 1,5 [26].

Phạm Minh (2008) khi nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi bị gan nhiễm mỡ đã đưa ra điểm cắt giới hạn của I0 và I2 lần lượt là 9,84 và 102,39 µU/ml [28].

Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra điểm cắt giới hạn của I0 và I2 lần lượt là 24 và 93,27 µU/ml. Các giá trị này có sự chênh lệch rất lớn so với các tác giả trên.

Kháng insulin được xác định khi có sự gia tăng bất thường nồng độ insulin và/hay glucose máu lúc đói và/hay sau khi uống glucose so với nhóm chứng. Nghiên cứu của chúng tôi, trong khi nồng độ G0,I0 không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người cao tuổi thừa cân với nhóm chứng, trái lại ở nhóm béo phì độ 1 cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (bảng 3.6 và bảng 3.10). Sau khi áp dụng nghiệm pháp dung nạp glucose thì không những nồng độ I2 nhóm béo phì cao hơn nhóm chứng mà nhóm thừa cân cũng cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 3.10). Điều này càng củng cố thêm sự hiện hiện tình trạng kháng insulin trong nhóm đối tượng bệnh nhân người cao tuổi thừa cân, béo phì.

Insulin máu lúc đói là một giá trị tĩnh, nồng độ insulin máu giảm ngay 50% khi chuyển hoá ở gan, do đó nồng độ insulin máu không phản ánh hoàn toàn khách quan nồng độ insulin ở tuần hoàn ngoại biên [23].

Ngoài ra, phương pháp định lượng insulin máu được đa số nghiên cứu áp dụng là phương pháp miễn dịch phóng xạ, trong lượng insulin máu đã định lượng đã bao gồm proinsulin, nên kết quả nồng độ insulin máu thu được không thể chính xác tuyệt đối. Khắc phục nhược điểm này, các nghiên cứu đã xét thêm nồng độ glucose máu và/hoặc nồng độ triglyceride máu vào cùng thời điểm định lượng insulin máu. Với sự hỗ trợ của các phép tính toán học đã cho ra đời nhiều chỉ số gián tiếp xác định kháng insulin mang tính chính xác hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ (Trang 90 -92 )

×