Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp, khách du lich đến Quảng Ninh rất muốn đến thăm quan các khu công nghiệp, các nhà máy đóng tàu, đặc biệt là muốn tham quam các mỏ than và Vịnh Hạ Long. Trong thực tế, một số công ty du lịch đã mở tour đến mỏ than Hà Tu, mỏ Đèo Nai, mỏ Cọc sáu.

Một đặc điểm rất quan trọng có liên quan mật thiết tới kinh tế du lịch, Quảng Ninh là tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc có môi trường thương mại giao lưu giữa hai nước qua lại nhộ nhịp làm ăn, buôn bán, mua sắm kết hợp với tham quan du lịch qua các cửa khẩu:

27

Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Vạn Gia, Hoành Mô, trong đó Móng Cái là của khẩu quan trọng của Việt Nam đón khách du lịch Trung Quốc với lưu lượng lớn. Ngoài ra hệ thống cảng biển Quảng Ninh có thể đón tàu du lịch tải trong 3000 khách, như hiện nay, vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần, tàu Minh Fai Thượng Hải cập cảng, vào thứ 3 hàng tuần tàu star Leo cập cảng. Khách du lịch quốc tế đến Hạ Long có những ngày lên tới 4000 người.

Dân số Quảng Ninh tính đến 31/12/2010 có 1.181.365 người; mật độ dân số trung bình 183 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 5 năm (2005 – 2010) là 1,12%/năm. Quảng Ninh có 6 dân tộc: Kinh chiếm 89,23%; Dao chiếm 4,45%; Tầy chiếm 2,84%; Sán Dìu chiếm 1,8%; Sán Chay chiếm 1,11%; Dao chiếm 0,43%. Hiện nay Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện: Trong đó bao gồm 3 thành phố (một thành phố biên giới Việt – Trung), 1 thị xã, 10 huyện (trong đó có 2 huyện đảo, 3 huyện biên giới), toàn tỉnh có 186 xã, phường, thị trấn. (Nguồn: Cục thống kê Quảng Ninh).

Ngoài những tài nguyên thiên nhiên, những lợi thế vượt trội về kinh tế, Quảng Ninh còn có đời sống tinh thần phong phú mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Đông Bắc của tổ quốc. Nhiều lễ hội nổi tiếng có sức thu hút khách thập phương, có những lễ hội với quy mô lớn đông tới hàng vạn người kéo dài 2 – 3 tháng như lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch, kéo dài trong cả mùa xuân; lễ hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày 3/2 âm lịch kéo dài đến 3 tháng; lễ hội Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4 tháng Hai âm lịch nhưng không khí lễ hội bao trùm hết cả mùa xuân. Lễ hội Thập Cửu Tiên Công tổ chức và hai ngày 6 và 7 tháng Giêng sau tết nguyên đán ở miếu Tiên Công xã Cẩm La – Huyện Yên Hưng, để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, tôn vinh những người có công trạng với làng nước. Lễ hội Trà Cổ diễn ra từ ngày 30/05 đến giữa tháng 6 âm lịch, là sinh hoạt văn hoa dân gian hướng về cội nguồn, tôn thờ những người có công khai thiên lập địa. Lễ hội Quan Lạn diễn ra vào ngày 18/06 âm lịch và không khí lễ hội kéo dài suốt tháng, tưởng niệm các vị Tiên Công có công khai phá đảo Quan Lạn và các anh hùng lớn có công chống giặc Nguyên. Lễ hội đình Trung Bản diễn ra vào ngày 08/03 âm lịch cũng đông thời là lễ hội yên Giang, đề Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đền Trung

28

Cốc và bãi cọc Bạch Đằng kỉ niệm ngày chiến thắng lịch sử vang dội trên sông Bạch Đằng năm 1288. Lễ hội Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu diễn ra vào dịp tháng 3 âm lịch với các cuộc hát giao duyên của các nam nữ thanh niên dân tộc miền núi rất đặc sắc.

Năm 2010 tỉnh Quảng Ninh đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lich Việt Nam đến năm 2020. Hiện tại những quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch có liên quan đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện: Khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long – Cát Bà là trọng điểm du lịch quốc gia, là đầu tầu phát triển kinh tế du lịch của địa bàn trọng điểm kinh tế Bắc Bộ với định hướng phát triển thành khu du lịch tổng hợp biển, đảo quốc gia. Dự kiến đón 25% tổng số khách du lịch quốc tế và 8% số khách du lịch nội địa; 6,7% tổng số phòng khách sạn, 5,5% tổng thu nhập từ du lịch cả nước.

Với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi sẽ giúp cho Quảng Ninh đủ điều kiện phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)