Hoàn thiện chính sách đàotạo, bồi dưỡng lao động trong ngành

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 56 - 59)

7. Kết cấu của đề tài

4.4.2.2. Hoàn thiện chính sách đàotạo, bồi dưỡng lao động trong ngành

Một là, tăng cường liên kết, hợp tác và tạo môi trường thuận lợi tỏng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp để xây dựng chương trình liên kết với các trường đại học, cao đẳng về du lịch để mở các chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề du lịch, tại chức, từ xa và sau đại học về quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn, du lịch học…Song song với việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo trong việc đào tạo, tuyển dụng nhân viên. Ngoài ra, ngành Du lịch Quảng Ninh cần phải xã hội hóa hoạt động đàotạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đào tạo lao động nghề du lịch cung cấp cho các doanh nghiệp khách sạn trong toàn tỉnh.

Hai là,đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để kinh doanh sản phẩm chuyên biệt như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa… Các loại hình du lịch chuyên biệt đòi hỏi người phục vụ có tri thức sâu – rộng về điểm đến, có tính chuyên nghiệp cao. Kiến thức, kĩ năng, thái độ và văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong các loại hình du lịch chuyên biệt có sự khác biệt căn bản so với các ngành nghề khác và khác biệt cả với các loại hình du lịch truyền thống.

Ba là, tiếp tục bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng động và nâng cao nhận thức về du lịch cho các tầng lớp nhân dân địa phương tại các khu, điểm du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau từ việc tổ chức các lớp tập huấn, các buổi tọa đàm, chương trình truyền thông trực tiếp qua hệ thống phát thanh 3 cấp của địa phương để tạo ra sự đồng thuận và nhận thức chung về hoạt động du lịch. Coi việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch một

57

cách bền vững của các tầng lớp nhân dân địa phương, đặc biệt là nhân dân tại các điểm, khu du lịch là việc làm thường xuyên và liên tục của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh.

Bốn là, chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Con người chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động này, đó là đội ngũ cán bộ chuyên môn , cán bộ quản lý, những người trực tiếp điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Đối với họ, cần thiết phải được trang bị đầy đủ, kiến thức, kĩ năng, phẩm chất nghề nghiệp, có sức khỏe thể lực, trí lực. Vì vậy, họ phải được đào tạo ngay từ giai đoạn hiện tại nhằm chuẩn bị cho tương lai một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn sâu, có tư cách đạo đức, yêu nghề, hiểu biết điều kiện thực tế phát triển du lịch của tỉnh và những tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Đội ngũ này phải được cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động du lịch, đến quá trình cạnh tranh, phát triển du lịch và các hiểu biết về du lịch không chỉ có những tiêu chuẩn chung của ngành như kinh nghiệm quản lý, học hàm, học vị mà cần có cả những kinh nghiệm thực tế về ngành du lịch ở trong nước và nước ngoài. Thông thạo ngoại ngữ để có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quản lý với các nước trong khu vực và thế giới.

Năm là, Sở VH, TT&DL cần kết hợp với các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức những khóa học ngắn hạn để cập nhật kiến thức cho người lao động, cần chú trọng đến các nghiệp vụ về chuyên môn hóa phục vụ và quản lý du lịch; mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, bếp cho đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp tại khu vực có hoạt động du lịch phát triển. Các khóa học được tổ chức trực tiếp trong các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tổ chức tuyển chọn, đào tạo, cấp chứng chỉ cho đội ngũ thuyết minh viên du lịch tại một số điểm du lịch văn hóa của tỉnh; có các chương trình đào tạo với nhiều hình thức đa dạng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du khách, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tự đào tạo để phục vụ nhu cầu của mình.

58

Sáu là, tăng nguồn vốn đầu tư cho đào tạo bồi dưỡng và tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Tăng kinh phí ngân sách của tỉnh, thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn vốn cho công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh là chiến lược chung trong nâng cao chất lượng nguồn lao động. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch theo các loại hình của các cơ sở đào tạo du lịch. Điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng có tác động rất lớn đến việc trang bị cho người lao động các kiến thức, kĩ năng và phẩm chất nghề nghiệp làm việc trong ngành du lịch.

Bảy là, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là rất cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực du lịch để từ đó xây dựng chiến lược tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tương lai. Dựa trên định hướng này, ngành du lịch xác định các hình thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với người lao động. Mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau nên hình thức đào tạo, bồi dưỡng phải đa dạng với nhiều hình thức như: đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo lại, đào tạo theo thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, đào tạo cần phải coi trọng số lượng hơn chất lượng, người lao động phải đảm nhận được công việc chuyên môn sau khi đào tạo. Đây là yêu cầu đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần phải làm ngay trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, cần có cơ chế đãi ngộ đội ngũ cán bộ giảng dạy cho phù hợp, giúp họ tận tình hơn trong công việc.

Tám là, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thu hút chuyên gia, hỗ trợ kĩ thuật, thu hút tài trợ từ các nước có du lịch phát triển, triển khai hiệu quả các dự án về phát triển nguồn nhân lực du

59

lịch; liên kết trao đổi học sinh, sinh viên giữa các cơ sở đào tạo du lịch của tỉnh với các nước.

Khuyến khích hợp tác, liên kết, liên doanh giữa địa phương với địa phương, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp góp phần phát triển mối quan hệ giữa du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng với du lịch các nước trên thế giới.

Chín là, tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá, công tác đào tạo phải được làm theo định kì. Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng của quản lý, vì vậy, sở GD&DT, sở VH, TT&DL cùng các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực từ việc tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, việc cấp văn bằng, chứng chỉ đến công tác tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ trong ngành du lịch sao cho phát huy tính tích cực của mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)