Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền thưởng trong ngành du

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 59 - 63)

7. Kết cấu của đề tài

4.4.2.3.Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền thưởng trong ngành du

- Tăng mức lương tối thiểu cho phù hợp với điều kiện thực tiễn

Ngành du lịch được coi là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế. Lực lượng lao động ở đây, một mặt thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, tạo ra thu nhập quốc dân, làm cho ngành vận động phát triển. Mặt khác, quan trọng hơn, họ còn thực hiện chức năng giao tiếp, là đại diện cho một đất nước, một nền văn hóa trước khách du lịch nước ngoài. Vì vậy, người lao động đòi hỏi phải được trả công xứng đáng, đúng với số lượng, chất lượng lao động của họ. Tiền lương, tiền thưởng chính là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo ra sự nhiệt tình và gắn bó với công việc, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động cũng như tạo điều kiện nâng cao đời sống gia đình họ.

60

Ở Quảng Ninh, để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành nhiều chính sách liên quan đến lương, thưởng giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở trả lương cho người lao động. Nhưng trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các chính sách này còn chứa đựng những bất cập chưa phát huy hết được vai trò quản lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế mà hầu như chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp du lịch nhà nước. Do đó, thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp du lịch nhà nước vẫn còn thấp vì chế độ lương bổng vẫn bị khống chế bởi các quy định về thang, bậc lương, hệ số và mức lương tối thiểu, dẫn đến lao động có tay nghề cao chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và liên doanh. Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn chỉnh chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường, từng bước tiến tới thống nhất chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp.

Lương của người lao động trong ngành du lịch là một bộ phận lương trong hệ thống lương cả nước nên muốn mức lương tối thiểu của người lao động ngành du lịch được tăng lên thì mức lương tối thiểu chung của cả nước phải tăng.

Trong điều kiện chúng ta vẫn áp dụng mức lương tối thiểu như hiện nay thì các cơ quan quản lý nhà nước cần công bố mức lương tối thiểu theo vùng, thậm chí mức lương tối thiểu theo giờ, ngày cho một số nghề. Đối với doanh nghiệp du lịch nhà nước, khi chưa xác định được mối quan hệ hợp lý giữa tiền lương với năng suất lao động thì phải quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn mức lương tối thiểu trong khung quy định trên cơ sở năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quan hệ tiền công trên thị trường. Tiến tới, cần nghiên cứu để thực hiện một mức lương tối thiểu, Nhà nước phải có sự điều chỉnh bảng, thang lương và đổi mới cơ chế quản lý tương đối với mỗi doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

61

- Điều chỉnh thang, bảng lương trong ngành du lịch

Trước hết, các doanh nghiệp du lịch cần tiến hành sửa đổi, xây dựng tiêu chuẩn chức danh ngành du lịch rồi tới hệ số lương cho các ngạch. Để cơ chế tiền lương thực sự phù hợp trong ngành, Nhà nước chỉ nên ban hành một số thang, bảng lương “khung”. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và khung lương của Nhà nước, doanh nghiệp tự xây dựng bảng lương, thang lương của doanh nghiệp mình, làm căn cứ kí kết hợp đồng lao động, trả lương và đóng bảo hiểm cho người lao động.

Để bảo vệ chức danh đặc thù ngành của các nghề trong du lịch, cần có thang lương, mức lương khác nhau cho nhân viên có chức danh ở các cơ sở kinh doanh du lịch khác nhau. Xây dựng thang, mức lương cho chức danh hướng dẫn viên và có chế độ trợ cấp công tác cho họ, vì đây là một trong những lực lượng lao động chủ chốt của hoạt động kinh doanh lữ hành – một hoạt động kinh doanh cơ bản của ngành du lịch.

Tăng sự chênh lệch giữa các bậc lương trong cùng một ngành nghề, vì hiện nay trong bảng lương của ngành du lịch độ chênh lệch giữa mỗi bậc chưa cao nên chưa khuyến khích được lao động nâng cao trình độ chuyên môn.

- Đổi mới cơ chế quản lý trong ngành du lịch

Đối với các doanh nghiệp du lịch nhà nước, cần căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và chính sách tiền lương do Nhà nước ban hành, doanh nghiệp kí kết hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả. Mức lương thấp nhất trả công cho lao động giản đơn không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

- Doanh nghiệp xây dựng quỹ lương kế hoạch, xác định đơn giá tiền lương phải đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân, lợi nhuận bình quân đầu người không thấp hơn năm trước liền kề.

62

- Trên cơ sở thống nhất mức lương tối thiểu, các nội dung khác như giao quỹ lương nhà nước chỉ hướng dẫn, còn giao quyền chủ động cho doanh nghiệp quyết định. Có thể xây dựng tổng quỹ lương theo nguyên tắc:

Tổng quỹ lương = lương + thưởng

- Quỹ lương được xác định cố định theo xếp cấp bậc của Nhà nước. Quỹ thưởng thì cần linh động hơn. Khi xét thưởng, cần đánh giá theo công việc chứ không nên tính theo thâm niên công tác để khuyến khích người lao động.

- Nên xem xét lại việc quy định thời gian nâng bậc lương cho người lao động. Vì hiện nay, mức nâng lương không căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc mà chỉ căn cứ vào thâm niên nên Nhà nước cần khống chế tỉ lệ tăng lương hàng năm. Việc nâng lương cụ thể cho người lao động nên để cơ sở kinh doanh làm vì đó là nơi giám sát người lao động nhiều nhất, hiểu người lao động nhất và có sự tham gia đóng góp của lao động.

- Chấn chỉnh và tăng cường công tác định mức lao động trong doanh nghiệp, thực hiện tốt về việc xây dựng cơ chế trả lương để gắn lương với năng suất, chất lượng và mức độ đóng góp của từng người. Thường xuyên tổng kết bổ sung, điều chỉnh chính sách lương cho hợp lý. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, uốn nắn và xử lí kịp thời những sai phạm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương.

- Đối với doanh nghiệp du lịch có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, căn cứ vào chính sách tiền lương do Nhà nước quy định và điều kiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang, bảng lương hoặc vận dụng thang, bảng lương của Nhà nước để xây dựng, ban hành thang, bảng lương cho doanh nghiệp, làm căn cứ kí kết hợp đồng lao động, trả lương cho người lao động và đăng kí với cơ quan lao động địa phương.

63

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 59 - 63)