7. Kết cấu của đề tài
4.4.2.6. Sử dụng lao động thời vụ trong kinh doanh du lịch
Đặc điểm lớn nhất của các hoạt động kinh doanh du lịch Quảng Ninh là tính thời vụ. Tính thời vụ trong du lịch được hình thành rõ nét nhất bởi các yếu tố: hoạt động tín ngưỡng (mùa lễ hội dân tộc truyền thống); thời gian nhàn rỗi trong năm (kì nghỉ hè của học sinh, sinh viên, ngày nghỉ cuối tuần, lễ, tết) và yếu tố quan trọng nhất hình thành nên tính thời vụ trong du lịch là yếu tố khí hậu, mà ảnh hưởng của nó thể hiện rõ nét nhất đối với du lịch biển và du lịch tâm linh. Do tính thời vụ như vậy nên khi hết mùa vụ du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn như việc khai thác các cơ sở vật
66
chất kĩ thuật, khách sạn, nhà hàng, xe cộ, trang thiết bị, các loại dịch vụ khác và đặc biệt là việc sử dụng lao động và chi phí tiền lương cho lao động.
Trong tình hình đó, nếu nói về mặt kết quả kinh doanh thì hoạt động du lịch trong thời kì không phải là mùa du lịch là thời kì “lỗ”. Nhưng trong thời vụ du lịch, doanh số có khi tăng lên tới 200%, thậm chí là 500% và lúc này kết quả kinh doanh là có “lãi”. Vậy, vấn đề đặt ra là: “Làm sao để giảm bớt lỗ trong việc chi tiền lương cho lao động khi hết mùa vụ du lịch mà vẫn giữ được lao động lành nghề, cho tới khi mùa vụ du lịch tiếp theo diễn ra?”. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể sử dụng hai cách:
Một là, “lấy lãi bù lỗ” trong thời kì “lãi”, doanh nghiệp phải trích một khoản tiền nhất định ngoài tiền khấu hao nhà cửa, trang biết bị hoặc mua sắm mới, lập một quỹ dự phòng để chi trả tiền lương tối thiểu cho nhân viên khi hết mùa vụ du lịch, đảm bảo duy trì các hoạt động bình thường của tổ chức du lịch ở mức trung bình so với thời vụ.
Hai là, để bớt “lỗ” bằng cách, trong thời kì này cho một số nhân viên đi đào tạo và đào tạo lại ở các trường nghiệp vụ du lịch, để học hỏi nâng cao tay nghề ở các đơn vị bạn hoặc một số ngành nghề cho lao động sản xuất đồ lưu niệm thủ công mang tính khác biệt để làm sản phẩm du lịch, dành cho xuất khẩu, giới thiệu cho khách du lịch.