Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường kỉ luật lao động

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 68 - 70)

7. Kết cấu của đề tài

4.4.2.9. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường kỉ luật lao động

kinh doanh du lịch

Đặc điểm nổi bật trong kinh doanh du lịch là sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, người sản xuất và người tiêu dùng trực tiếp gặp nhau trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Do đó, quá trình hoạt động của lao động trong kinh doanh luôn có mối quan hệ mang tính hai chiều với khách (nhân viên - khách hàng; khách hàng – nhân viên). Trong khi đó, khách thường là những người giàu có, thu nhập cao, còn nhân viên là những người có thu nhập thấp hơn. Với môi trường làm việc như vậy, nếu người lao động không được giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp sẽ có một bộ phận có thể có những hành vi tiêu cực với khách. Vì vậy, yêu cầu nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong ngành du lịch là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, trong kinh doanh du lịch, phải giáo dục cho nhân viên tuân thủ kỉ luật lao động. Kỉ luật lao động thực chất là nội quy, nguyên tắc mà tổ chức kinh doanh du lịch đề ra nhằm hướng dẫn và giải thích cho nhân viên trong quá trình làm việc. Các doanh nghiệp cần củng cố và hoàn thiện nội quy lao động theo Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1999 của Chính phủ và đầy đủ các nội dung sau: các điều khoản tuyển dụng, trật tự trong doanh nghiệp, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động, các quy định bí mật kinh doanh, bí mật thông tin của doanh nghiệp, các quy định về quyền lợi của nhân viên.

69

Những nội quy, nguyên tắc này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tất cả nhân viên, không loại trừ trường hợp nào đều phải thực hiện nội quy, quy tắc của tổ chức kinh doanh du lịch đề ra.

- Nhân viên phải làm việc nhiệt tình, nêu cao tinh thần chủ động, phát huy sáng kiến, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, đảm bảo đúng quy định về giờ giấc, trang phục, thao tác làm việc, kĩ năng phục vụ.

- Nhân viên phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình, làm sai phải làm lại, làm hỏng phải bồi thường. Trong quá trình làm việc, phục vụ, mỗi lao động phải nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ với năng suất và chất lượng cao.

- Bảo quản, giữ gìn và sử dụng hợp lý tài sản, trang thiết bị của tổ chức cơ sở mình, tránh lãng phí, tham ô.

Trong nội quy, các doanh nghiệp cần quy định rõ ràng các điều khoản vi phạm và hình thức kỉ luật đi kèm. Nội quy lao động, các điều khoản về kỉ luật lao động cần được doanh nghiệp phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân viên và xử lí thật nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm.

Tổng thu nhập và nhân viên nhận được sau mỗi tháng làm việc nên được chia làm hai phần: tiềng lương và tiền thưởng. Đối với nhân viên vi phạm kỉ luật, doanh nghiệp sẽ cắt, trừ tiền thưởng của tháng đó tùy theo hình thức, mức độ vi phạm kỉ luật và hình thức kỉ luật đi kèm. Đây là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức và giữ gìn kỷ luật lao động trong các doanh nghiệp du lịch.

70

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)