Chất lượng và cơ cấu ngành du lịch

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 29 - 43)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Chất lượng và cơ cấu ngành du lịch

a) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt như thực trạng sức khỏe, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hiện nhiệm vụ. Hiện tại, do chưa có thống kê, phân tích toàn diện về nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh, đặc biệt là điều tra về chất lượng chỉ tiêu sức khỏe nên không có cơ sở đánh giá chi tiết. Vì vậy, phần này chỉ đi sau phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch theo các tiêu chí về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, độ tuổi, giới tính.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được quan tâm và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước, điển hình đó là việc tiếp nhận và triển khai các dự án VIE/002 “Phát triển du lịch và khách sạn ở Việt Nam” do cộng đồng Châu Âu (EU) do Luxembourg tài

30

trờ và dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” do cộng đồng Châu Âu (EU) viện trợ không hoàn lại.

Ở Quảng Ninh hiện nay, tổng số lao động trong ngành du lịch khoảng 2.105 người nhưng số lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn về du lịch còn rất ít, chỉ chiếm 11,6% trong tổng số, số còn lại do chuyển từ các ngành khác sang chiếm 9,6% và 78,8% không qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch (do số lao động này chủ yếu là bán chuyên nghiệp, tham gia hoạt động du lịch mang tính mùa vụ nên thường không qua đào tạo mà chỉ sử dụng nghề có liên quan tới sản phẩm từ dịch vụ du lịch.

Trong tổng số lao động đã được đào tạo chuyên môn về du lịch, số lao động có trình độ trên đại học chiếm 0,24%, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 23, 75%, trình độ trung cấp chiếm 30,69%, trình độ sơ cấp chiếm 19%, còn lại qua các lớp đào tạo tại chỗ hoặc nghiệp vụ ngắn hạn là 26,32%.

Từ con số trên có thể thấy số lao động đã được đào tạo là rất ít và số lao độn có trình dộ cao lại càng ít so với nhu cầu của toàn ngành. Nói cách khác, trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành du lịch chưa phù hợp với những yêu cầu của tình hình mới, cho thấy cần có chiến lược và kế hoạch khẩn trương, kịp thời, thiết thực, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu đặt ra cho 10 – 20 năm tới.

Số lao động bán chuyên nghiệp hiện nay chiếm số lượng rất lớn nhưng hầu như chưa qua lớp đào tạo nào nên mức độ đáp ứng nhu cầu công việc có hạn, không đuổi kịp tốc độ phát triển của ngành, làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ du lịch.

Vì vậy, từ năm 2004, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kết hợp với chính quyền địa phương nơi có khu du lịch mở những lớp giáo dục cộng đồng nhằm mang lại nhận thức đúng đắn cho bộ phận cư dân về du lịch và làm đúng định hướng của tỉnh.

Từ thực trạng trên chúng ta thấy chất lượng lao động tham gia làm du lịch còn rất yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ của đông đảo khách đến Quảng Ninh.

31

Biểu đồ 1. Cơ cấu trình độ lao động có chuyên môn du lịch của ngành du lịch Quảng Ninh (2010)

Nguồn: Sở VH, TT&DL Quảng Ninh b) Về trình độ ngoại ngữ

Là ngành kinh tế mang tính đối ngoại cao, yêu cầu của nhiều lĩnh vực trong ngành phải thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch quốc tế, vì vậy yêu cầu về ngoại ngữ đối với người lao động du lịch là bắt buộc.

Xét về tổng quát, ngành du lịch Quảng Ninh có lực lượng lao động sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ chiếm tỷ lệ không cao: 16,83%, trong đó chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung với tỷ lệ: Trình độ Đại học, Cao đẳng là 4,33%, trình độ phổ thông là 10%. Bên cạnh đó, số lượng những người biết các ngoại ngữ khác cũng hạn chế như: Đại học, Cao đẳng chiếm 0,8%, trình độ phổ thông là 1,7%. Số lượng người biết hai ngoại ngữ trong ngành du lịch đã tăng đáng kể qua các năm, nhưng so với số lượng lao động trong ngành thì con số này còn rất thấp. Vì vậy, tỷ lệ này cần được tiếp tục mở rộng và nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của thực tế.

Trên đại học Đại học,Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Đào tạo ngắn hạn 0,24% 23,75% 30,69% 19% 26,32%

32

Phân tích trong từng lĩnh vực cho thấy lao đông thực hiện các công việc như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn, nhân viên lữ hành có tỷ lệ sử dụng ngoại ngữ tương đối cao, đạt khoảng 57,9%. Còn lại các nhân viên ngành nghề khác như phục vụ buồng, bàn, chế biến món ăn thì rất thấp, gần như bằng không.

Với sự đòi hỏi của môi trường hội nhập quốc tế và khu vực, đòi hỏi nhân viên các ngành nghề du lịch nói chung đều phải tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu công việc.

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ trong ngành du lịch Quảng Ninh (2010)

Nguồn: Sở VH,TT&DL Quảng Ninh c) Theo khu vực quản lý hành chính nhà nước và khu vực doanh nghiệp

Giống như tất cả các ngành nghề khác trong cả nước, lao động của ngành du lịch Quảng Ninh cũng được phân bố theo khu vực quản lý hành chính Nhà nước và khu vực doanh nghiệp.

- Lao động khối quản lý hành chính nhà nước về du lịch hiện nay bao gồm:

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 3 bộ phận gồm: Bộ phận quản lý về du lịch, biên chế có 15cán bộ (trong đó có 7 thuộc chuyên ngành du lịch, còn lại là các chuyên nghành khác chuyển sang). Bộ phận trung tâm xúc tiến đầu tư phát triển du lịch có 9 cán

Sử dụng được ngoại ngữ Không sử dụng được ngoại ngữ

83,17%

33

bộ (trong đó có 1 cán bộ học chuyên ngành du lịch trường Đại học Mở, 2 Đại học Ngoại Ngữ, còn lại học chuyên ngành kinh tế). Bộ phận Ban quản lý phát triển hạ tầng cơ sở du lịch có 6 cán bộ (đều là kỹ sư xây dựng).

+ Ban quản lý Vịnh Hạ Long có 39 cán bộ (trong đó có 14 cán bộ học chuyên ngành về du lịch còn lại học chuyên ngành kinh tế, xã hội).

+ Cấp huyện, thị xã tỉnh Quảng Ninh có 14 huyện, thị, mỗi huyện thị đều thành lập phòng kinh tế, trong đó có 1 cán bộ quản lý theo dõi về du lịch, đã học Khoa Du lịch của các trường Đại học hoặc Cao đẳng.

Như vậy, ở Quảng Ninh tính từ năm 2004 đến năm 2010 lực lượng lao động trong cơ quan QLNN về du lịch chỉ có 63 người, chiếm 0,55% tổng số lao động toàn ngành và 4,06% tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch (xem bảng 2). Con số này cho thấy, tỉ lệ lực lượng lao động trong cơ quan QLNN về du lịch so với lao động toàn ngành còn quá ít so với sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh. Mặt khác, cán bộ QLNN về du lịch ở sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đại đa số không qua đào tạo về chuyên ngành du lịch nên năng lực quản lý du lịch phần nào còn hạn chế.

Với đội ngũ cán bộ du lich cấp huyện, thị xã, do mới hình thành mô hình quản lý du lịch ở cấp huyện, thị mà đội ngũ cán bộ phần lớn đều mới ra trường, tuy được đào tạo về cơ bản nhưng còn ít kinh nghiệm, việc vạn dụng kiến thức nhà trường vào thực tế còn hạn chế, chưa phát huy tốt vai trò QLNN đối với các điểm du lịch, mức độ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về du lịch còn yếu, làm cho tốc độ phát triển du lịch trên địa bàn còn hạn chế.

34

Bảng 2. Đội ngũ lao động quản lý trong ngành du lịch từ 2004 đến 2010

STT Chỉ tiêu Năm

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng số lao động du lịch

trong ngành 5.510 5.530 5.620 5.700 5.900 6.816 7.110 2 Cán bộ quản lý của cơ

quan QLNN 19 19 20 21 33 35 39

Nguồn: Sở VH,TT&DL Quảng Ninh

- Lao động trong khối doanh nghiệp du lịch gồm:

+ Lao động quản lý doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng, bộ phận trở lên). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 95 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó, doanh nghiệp nhà nước 7, doanh nghiệp cổ phần 6, công ty TNHH 7, còn lại là doanh nghiệp cá thể và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú đều có giám đốc diều hành doanh nghiệp, tổng số quản lý doanh nghiệp từ cấp trưởng, phó phòng, ban trở lên là 186 người (xem bảng 3), chiếm 2,66% tổng số lao động toàn ngành và 19,7% tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lich, trong đó: Doanh nghiệp nhà nước 63 người, doanh nghiệp cổ phần 27 người, doanh nghiệp cá thể 66 người, công ty TNHH 9 người, doanh nghiệp tư nhân 24 người. Tại một số doanh nghiệp nhà nước, lực lượng lao động quản lý đã qua các trường đào tạo quản lý kinh tế, nhưng chưa qua các lớp đào tạo du lịch, số lượng này chiếm tỷ lệ 80%. Đối với doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH, số không qua các trường lớp chiếm 90%, đại đa số không có nghiệp vụ du lịch, đây là trở ngại lớn trong hoạt động và quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Riêng tại các đơn vị quản lý danh lam thắng cảnh tại Quảng Ninh có 2 doanh nghiệp quản lý, khai thác danh lam, thắng cảnh: Công ty cổ phần du lịch Quảng Ninh, Công ty TNHH Tùng Lâm; 02 ban quản lý Vịnh Hạ Long, Ban quản lý các di tích trọng

35

điểm của tỉnh, lựu lượng lao động quản lý tại các đơn vị này đã được chú trọng chiếm tỉ lệ 90% từ trưởng, phó phòng, ban trở lên đã qua đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

Bảng 3. Đội ngũ lao động quản lý doanh nghiệp từ 2004 đến 2010

STT Chỉ tiêu Năm

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng số lao động du lịch

trong ngành 5.510 5.635 5.740 6.350 6.500 6.816 7.110

2

Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (Cấp trưởng phòng, phó phòng trở lên)

35 51 63 75 89 120 185

Nguồn: Sở VH,TT&DL Quảng Ninh

+ Lao động nghiệp vụ: Theo kết quả điều tra, lao động phauc vụ trực tiếp theo chuyên môn trong ngành du lịch Quảng Ninh có cơ cấu như sau: Lễ tân chiếm 8,33%; phục vụ buồng 21,46%; phục vụ bàn, bar 30,42%; nhân viên nấu ăn 12,81%; hướng dẫn viên 23,12% (trong đó tỷ lệ được cấp thẻ là 14,41%, còn lại chưa được cấp thẻ); nhân viên lữ hành 2,8%; nhân viên khác 1,06%.

Như vậy, theo số liệu trên có thể thấy nhân viên phục vụ bàn, bar chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ buồng. Điều này thể hiện tính đặc thù cần nhiều lao động của hoạt động kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên tỉ lệ hướng dẫn viên được cấp thẻ còn quá ít. Co số này chứng tỏ lực lượng hướng dẫn viên làm tại du lịch Quảng Ninh chưa được đào tạo cơ bản, chất lượng chưa cao. Tỉ lệ nhân viên lữ hành cón quá thấp so với tổng số lao động làm du lịch, nhất là nếu xét theo các tiêu chí khác về trình độ đào tạo, khả năng sử dụng ngoại ngữ. Đây là vấn đề cần được tập trung giải quyết trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng số lượng và tính đa dạng của khách.

36

Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động phục vụ trực tiếp theo chuyên môn trong ngành du lịch Quảng Ninh (2010)

d) Theo giới tính và độ tuổi

- Về cơ cấu giới: Là một ngành đặc thù, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, trong đó có nhiều lĩnh vực đòi hỏi có sự khéo léo và vẻ đẹp của con người, đặc biệt là sự khéo léo và vẻ đẹp của người phụ nữ. Theo số liệu điều tra về lao động của ngành du lịch Quảng Ninh cho thấy, tỉ trọng lao động nữ cao hơn so với lao động nam. Cụ thể, lao động nữ chiếm tới 55%, trong khi đó lao động nam chỉ là 45%. Xu hướng tới đây là lao động nữ tiếp tục tăng lên trong khi lao động nam có xu hướng giảm.

Đi sâu vào xem xét cơ cấu giới đối với các nghề đặc thù của du lịch thì thấy rõ vai trò của mỗi giới khác nhau trong mỗi nghề khác nhau. Hiện nay, trong các lĩnh vực như hướng dẫn du lịch, lái xe, bảo vệ, nhân viên bếp, sửa chữa kĩ thuật thì tỉ lệ nam chiếm đa số, do tính chất những công việc này nặng nhọc, đòi hỏi người thực hiện phải có sức khỏe tốt. Lái xe hầu như 100% lao động là nam giới, trong khi đó ở lĩnh vực hướng dẫn viên du lịch và nấu ăn thì tỉ lệ lao động nam giới tương ứng là 60% và 54,6%. Đối với công việc như lễ tân, phục vụ buồng, bàn thì lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn tương ứng lên tới 61%; 66,6% và 63%, bởi đây là những công việc đòi hỏi sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của người phụ nữ.

Lễ tân

Phục vụ buồng Phục vụ bàn, bar Nhân viên nấu ăn Hướng dẫn viên Nhân viên lữ hành Nhân viên khác 23,12% 1,06% 30,42% 8,33% 12,81% 21,46% 2,80%

37

Biểu đồ 4. Cơ cấu về giới trong ngành du lịch Quảng Ninh (2010)

Nguồn: Sở VH,TT&DL Quảng Ninh Biểu đồ 5. Cơ cấu về giới của một số nghề trong ngành du lịch Quảng Ninh (2010)

Nguồn: Sở VH,TT&DL Quảng Ninh

- Về cơ cấu tuổi: Lực lượng lao động trong độ tuổi dưới 25 chiếm 17%; từ 25 đến 40 chiếm đa phần: 62%; từ 41 – 55 chiếm 20%; trên 55 thuổi chiếm 0,4%. Như vậy, xét về cơ cấu giữa các nhóm tuổi dễ dàng nhận thấy, du lịch Quảng Ninh có một lực lượng lao động trẻ. Rõ ràng, ngành du lịch quảng Ninh đang sở hữu một lực lượnlao động đang ở độ chín để đảm bảo gánh vác nhiệm vụ phát triển ngành.

Nữ Nam 45% 55% 0 10 20 30 40 50 60 70

HDVDL Nấu ăn Lễ tân Bàn Buồng

Nam Nữ

38

Xét về từng lĩnh vực hoạt động thì cơ cấu tuổi của lao động trong ngành du lịch có sự khác biệt như: Ở lĩnh vực QLNN thì độ tuổi trung bình của người lao động cao hơn độ tuổi trung bình của người lao động ở các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có hiện tượng này là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng một nguyên nhân quan trọng là do thời gian làm việc trung bình của người lao động ở cơ quan quản lý cao hơn các lĩnh vực khác, người lao động trong cơ quan quản lý có thể đi làm từ lúc ra trường cho đến lúc nghỉ hưu. Nhưng đối với các lĩnh vực khác như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân khách sạn, nhân viên bar... chỉ khoảng 5 – 10 năm.

Biểu đồ 6: Cơ cấu về tuổi của một số nghề trong ngành du lịch Quảng Ninh (2010)

Nguồn: Sở VH,TT&DL Quảng Ninh

Qua phân tích trên đã phác họa bức tranh toàn cảnhvề thực trạng đội ngũ lao động trong ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế về nhiều mặt, cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ. Đặc biệt, lực lượng lao động gián tiếp trong ngành rất động nhưng hầu như không được đào tạo nên không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, hiện nay, tại nhiều lĩnh vực chuyên môn còn thiếu nhiều lao động nghiệp vụ, thiếu cán bộ và chuyên gia giỏi như cán bộ QLNN, quản lý doanh nghiệp,

< 25 tuổi Từ 25 - 40 tuổi Từ 41 - 55 tuổi > 55 tuổi 20% 17% 0.40% 62,6%

39

quản trị kinh doanh. Thực tế đó đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi cao và cấp bách đối với công tác đào tạo phát triên nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh.

Kinh tế du lịch hay quản trị kinh doanh du lịch. Do đó dẫn đến việc xây dựng

Một phần của tài liệu “Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời kì hội nhập – Thực trạng và giải pháp” (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)