Nghệ thuật lựa chọn và sử dụng hình ảnh

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 108 - 126)

6. Kết cấu của luận văn

3.4. Nghệ thuật lựa chọn và sử dụng hình ảnh

Đọc thơ Phạm Tiến Duật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ta thấy hình ảnh trong thơ ông như được "bứng" từ cuộc sống đưa vào. Hiện thực trong thơ ông được hiện lên qua những hình ảnh sống động, mang hơi thở của cuộc sống

chiến trường. Tập Thơ một chặng đường, Vầng trăng và quầng lửa là những

tập thơ chứa đầy những hình ảnh như thế. Ở đó, hình ảnh những chiếc xe chạy trong lửa đạn, hình ảnh những con đường gập ghềnh, ngổn ngang cây đổ, cuốc xẻng, xoong nồi xủng xoảng... cũng được ông đưa vào thơ. Sự lựa chọn hình ảnh thực, tươi ròng chất sống là một trong những cách thức biểu hiện sự nhận thức của nhà thơ về cuộc chiến. Trong thơ ông, cuộc chiến càng khốc liệt, gian khổ, con người càng dũng cảm, lạc quan. Hệ thống hình ảnh về con người được nhà thơ Phạm Tiến Duật đặt trong mối quan hệ đối lập với hình ảnh về chiến trường. Nếu con đường gập ghềnh, ngổn ngang cây đổ, những chiếc xe trần trụi không kính... thì người chiến sỹ lái xe đã "có một trái tim". Nếu bom có dập liên hồi thì người lính công binh vẫn ung dung đứng vá đường. Bom mìn nằm dưới mặt đất cô thanh niên ngày ngày vẫn lấp hố bom, vẫn phá đá sửa đường. Hệ thống hình ảnh ấy và sự liên kết sắp đặt của tác giả vừa gợi được không khí chiến trường vừa gợi được chân dung tinh thần của thế hệ trẻ thời ấy.

Hình ảnh trong thơ Phạm Tiến Duật viết về chiến trường dù không tô vẽ nhưng được ông đặt trong cảnh huống cụ thể nên nó có sức gợi rất lớn. Đọc thơ ông, người ta luôn bị ám ảnh bởi những hình ảnh rất đời thường, bình thường: những mảnh tàn lá, những chiếc xe không kính, ống bom bi, thùng rốc két, những khu rừng già tàu bay âm i... Những hình ảnh đời thường nhưng lại có thể cho người đọc hình dung được về chiến trường và cuộc sống của những người lính.

Hình ảnh trong thơ Phạm Tiến Duật không chỉ là những hình ảnh thô mộc, bụi bặm mà ông còn có những sáng tạo, những liên tưởng rất độc đáo

trong cách thức xây dựng. Và bao giờ những hình ảnh ấy cũng chứa nhiều

thông điệp thẩm mĩ. Trong Lửa đèn nhà thơ có những phát hiện rất độc đáo về

hình ảnh hoa trái quê hương:

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp: mùa đông ấm những đêm thâu Quả ớt như ngọn đèn dầu

Chạm vào lưỡi chạm vào sức nóng. (Lửa đèn)

Hình ảnh cây trái quen thuộc của quê hương được nhà thơ ví như những ngọn đèn. Đó là ánh sáng và sức sống diệu kì của quê hương. Sự quan sát tinh tế cùng với khả năng sử dụng ngôn từ độc đáo giúp nhà thơ Phạm Tiến Duật tạo ra được những hình ảnh thật đặc biệt, khó trộn lẫn:

Thân thẳng cây trò, cành ngang cây bứa Cây nhựa trắng là cây si sữa

Nhựa vàng cây dọc, nhựa đỏ cây nò Cây nứa mọc đứng cây giang mọc bò Cây tầm gửi mọc ngồi đỏng đảnh Cây lim uy nghi, sa nhân mỏng mảnh Dạ hương của đêm, mắc cỡ của ngày.

(Đi trong rừng)

Sự tài hoa của nhà thơ Phạm Tiến Duật là ông đã liên kết được những hình ảnh không cùng hệ thống để tạo ấn tượng về rừng, giúp người đọc thấy được sự phong phú, đa dạng của cây cối trong rừng.

Có thể nói, so sánh có thể xem là một trong những cách hữu hiệu để Phạm Tiến Duật tạo dựng hình ảnh. Các hình ảnh so sánh của ông thường bất ngờ, táo bạo, giúp người đọc nhận biết đối tượng một cách cụ thể, sinh động: - Hố bom dày như lỗ hà ăn chân.

(Qua cầu Tùng Cốc)

- Dù pháo sáng trên đồi trắng như cờ hàng của giặc. (Một bài thơ không vần kể chuyện chụp ảnh...) - Hố cá nhân ôm trẻ con như tổ ong ôm nhộng.

(Ông già thuốc bắc)

- Quầng nắng trong rừng như những gót chân son. (Nhớ về lũ trẻ)

- Nhà như lá đa đậu lưng chừng núi. (Đèo Ngang)

Hình ảnh trong thơ Phạm Tiến Duật được tạo nên từ nhiều phương thức nhưng dù ở phương thức nào cũng chứa nhiều cảm xúc. Qua hình ảnh, nhà thơ muốn biểu đạt tâm tư, tình cảm của mình và cả thế hệ. Phạm Tiến Duật đã tạo được những lớp hình ảnh phong phú, gợi cảm. Nó thể hiện tài năng của nhà thơ trong việc quan sát, lựa chọn hình ảnh, sử dụng ngôn ngữ tạo hình...cùng việc sắp xếp, liên kết chúng để xây dựng hình tượng và bộc lộ cảm xúc.

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy bên cạnh những hình ảnh chân thực, gợi cảm, nhà thơ còn xây dựng thành công những hình ảnh mang tính biểu tượng, mang tầm khái quát lớn. Lựa chọn hình ảnh phù hợp và xây dựng hình ảnh trở thành biểu tượng, các nhà thơ muốn tạo cho thơ ca mình độ sâu ý nghĩa mang tầm khái quát. Nhà thơ Phạm Tiến Duật khá thành công trong việc xây dựng loại hình ảnh này. Trong thơ ông, người đọc bắt gặp khá nhiều

hình ảnh biểu tượng: lửa đèn, vầng trăng - quầng lửa, người mẹ, những người con gái...

Trong thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy xuất hiện một hình ảnh biểu tượng thật đặc biệt, đó là hình ảnh lửa đèn trong bài thơ cùng tên. Lửa đèn là một hình ảnh đa nghĩa. Đặt trong bối cảnh bài thơ ấy, lửa đèn là biểu tượng cho sức mạnh, truyền thống ngàn năm của dân tộc. Tác giả Phạm Tiến Duật đã kết cấu bài thơ theo mạch lô gíc: lửa - tắt lửa - thắp đèn để xây dựng hình tượng này. Trong bài thơ, nhà thơ đã chứng minh được ngọn lửa có từ lâu đời, có ở mọi lúc, mọi nơi, không kẻ thù nào có thể dập tắt được. Ngọn lửa ấy như một mạch nguồn chảy mãi trong lòng dân tộc. Nó được nhân dân nuôi dưỡng, vận động, biến hoá mang giá trị biểu tượng về sự sống, sự tồn tại vĩnh hằng. Theo quan niệm của nhà thơ, lửa không tắt mà chỉ không bùng cháy trên bề mặt mà thôi, lửa âm thầm cháy, cùng đồng hành với đời sống con người:

Những ngọn đèn cứ thắp lên Ngọn đèn chui vào ống nứa Cho em thơ đi học ban đêm Chiếc đèn chui vào lòng trái núi Cho xưởng máy thay ca vời vợi Chiếc đèn chui vào chiếu chăn

Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm... (Lửa đèn)

Hình ảnh lửa đèn trong sự vận động nhiều chiều đã mang lại ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần, lẽ sống, niềm tin không bao giờ tắt của dân tộc, dù trong hoàn cảnh nào vẫn toả sáng, vẫn còn nguyên giá trị.

Trong thơ Phạm Tiến Duật, bên cạnh hình ảnh lửa đèn, hình ảnh rừng cũng được tác giả tập trung tạo dựng và trở thành biểu tượng. Rừng trong thơ chống Mỹ của Phạm Tiến Duật vừa là một không gian thực vừa mang ý nghĩa

biểu tượng cho sức sống, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc. Rừng xuất hiện hầu hết trong các bài thơ chống Mỹ của ông. Rừng là nơi chiến tranh xảy ra ác liệt, là nơi gặp gỡ, chia tay, vừa là nơi dữ dội vừa là nơi bình yên. Trải qua bao bom đạn của kẻ thù mà rừng vẫn xanh tươi, vẫn kiên cường, là ngôi nhà chung của các chiến sỹ trong cuộc chiến. Đi qua cả cuộc chiến tranh, rừng trở lại đúng với ý nghĩa ban đầu của mình, sức sống trỗi dậy không gì ngăn cản được:

Chẳng kẻ thù nào ngăn cản được đâu Hễ đến mùa khô ong lại về hút mật Cây săng lẻ trẻ trung đầy sức lực

Đầu mùa khô này cành lá cứ xanh tươi.

(Đất nước Lào ơi, một mùa khô lại đến)

Vầng trăng cũng là hình ảnh biểu tượng trong thơ Phạm Tiến Duật. Đọc Vầng trăng và quầng lửa, ta thấy trăng là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Vầng trăng trong thơ ông là vầng trăng thanh bình, hiền hoà:

Trăng thường nhỏ trên ao nhà tôi

Khác với vầng trăng dài trên dòng sông quê bạn Cây tốt tươi hơn nếu có vầng trăng sáng

Mặt người rạng rỡ hơn nếu trăng đến soi cùng. (Tiếng bom và tiếng chuông chùa)

Đó là vầng trăng kỉ niệm, vầng trăng trong kí ức - một vầng trăng bình yên, trong trẻo, mát lành. Nhưng không chỉ vậy, trăng trong thơ của Phạm Tiến Duật còn là biểu tượng của sự sống chiến thắng cái chết, cái đẹp chiến

thắng cái xấu, cái ác. Cũng trong Vầng trăng và những quầng lửa, người đọc

có cảm giác quầng lửa chiến tranh có thể thiêu đốt vầng trăng đỏ ối. Nhưng như một sức sống mãnh liệt, vầng trăng đã vượt qua quầng lửa khoan thai,

điềm tĩnh toả ra ánh sáng trong lành làm cho người đọc quên đi sự khốc liệt vừa qua:

Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Mọc qua quầng lửa mọc lên cao.

(Vầng trăng và những quầng lửa)

Ngoài những hình ảnh mang tính chất biểu tượng về sức sống bền bỉ, dẻo dai của con người, của dân tộc Việt Nam, nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thành công trong việc xây dựng những hình ảnh biểu tượng về sự huỷ diệt của chiến tranh. Qua những hình ảnh như: quầng lửa, khói bom, mùi cháy khét... nhà thơ giúp người đọc hình dung được cụ thể hơn về sự ác liệt của cuộc chiến. Nhưng có lẽ, hình ảnh biểu tượng giàu sức gợi nhất là hình ảnh những mảnh tàn lá và sự hiện diện của màu đen huỷ diệt. Trong bài thơ

Những mảnh tàn lá, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã miêu tả hình ảnh những mảnh tàn lá như những cánh bướm đen, như mưa tuyết màu đen, là than đang rơi...và ông gọi đó là tai hoạ nhân gian. Đó là biểu tượng về sự khốc liệt, huỷ hoại của chiến tranh. Nhưng sự huỷ hoại đó dù khốc liệt đến đâu cũng không tàn phá nổi những ngọn lửa ngàn đời đã được thắp trong trái tim mỗi người dân đất Việt.

Việc thành công trong việc lựa chọn và sử dụng hình ảnh và biểu tượng đã tạo nên sự đặc sắc cho thơ Phạm Tiến Duật. Những hình ảnh thực, hiện hữu rất rõ trong cuộc sống đã được nhà thơ Phạm Tiến Duật chắt lọc, tái tạo một cách chân thực mang ý nghĩa tiêu biểu điển hình, gây được cảm xúc mạnh mẽ ở người đọc. Hình ảnh và biểu tượng trong thơ Phạm Tiến Duật đã nói lên được chiều sâu của cuộc sống và lí tưởng thẩm mĩ của thời đại.

KẾT LUẬN

1. Phạm Tiến Duật thuộc thế hệ các nhà thơ Việt Nam có trang lí lịch mang nét đặc trưng của thế kỉ XX: Sinh ra cùng cách mạng, lớn lên được nuôi dưỡng trên ghế của nhà trường xã hội chủ nghĩa và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

Hiện thực chiến trường và con đường Trường Sơn huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh đã giúp Phạm Tiến Duật tự phát hiện mình, phát hiện chất thơ của thế hệ mình và thuyết phục sự đồng cảm của người đọc bằng những phẩm chất trữ tình tươi trẻ, đầy lãng mạn. Chùm thơ của Phạm Tiến Duật

được giải nhất trong cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức năm 1969 - 1970

gồm bốn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Nhớ, Gửi em cô thanh niên xung phong đều viết về cuộc sống chiến đấu và sinh hoạt chiến trường của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường mòn Hồ Chí Minh. Chùm thơ được giải của Phạm Tiến Duật đã để lại trong lịch sử văn học hiện đại một dấu mốc sáng tạo của thơ trữ tình Việt Nam trong quá trình đi tìm cái đẹp trong các sự kiện, biến cố cách mạng và chiến tranh, in đậm chất sử thi hào hùng của một thế kỉ đầy biến động.

2. Khuynh hướng sáng tác trong thơ Phạm Tiến Duật, nói như nhà nghiên cứu văn học Lê Đình Kỵ, là "khám phá cái đẹp của những con người cùng thời từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống chiến đấu". Tài năng và nhiệt huyết, lí tưởng của Phạm Tiến Duật đã gặp được mảnh đất hiện thực màu mỡ và để lại một phong cách thơ rõ nét thông qua hệ thống hình tượng độc đáo về người lính Trường Sơn, về những nữ thanh niên xung phong, về thế hệ mình, về nhân dân và tổ quốc, về hình tượng cái tôi trữ tình độc đáo.

Thơ Phạm Tiến Duật là thơ viết ở chiến trường, lấy cái thực ở chiến trường làm cốt lõi. Nhà thơ không né tránh bất cứ một thứ chất liệu nào, chi tiết nào, miễn là đời sống có nó và nó là cuộc sống mà nhà thơ nếm trải.

Nhiều bài thơ, Phạm Tiến Duật đã xây dựng được hình tượng người lính lái xe, người lính công binh, những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trở thành những hình tượng mẫu mực của thơ trữ tình cách mạng: đó là người lính lái xe trên những chiếc xe không kính, người nữ thanh niên xung phong quê ở "Thạch Kim - Thạch Nhọn", những cậu lính trẻ măng giữa bom đạn ác liệt vẫn cất tiếng hát khi biết bên cạnh hầm mình có cô gái đang nghe... Xây dựng hình tượng nghệ thuật về con người bằng chất liệu thực của đời sống, các thế hệ nhà thơ đi trước đã từng làm. Nhưng Phạm Tiến Duật độc đáo ở chỗ, từ những chi tiết bề bộn, những sự kiện rậm rịt của đời sống, ông đã nhìn ra chất thơ ẩn giấu trong đó.

3. Phạm Tiến Duật đã tạo được "thương hiệu" riêng cho thơ mình không chỉ là hình tượng những con người chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ, mà còn bằng sức hấp dẫn, quyến rũ của ngôn ngữ thơ trẻ trung, tinh nghịch, hóm hỉnh, đôi khi cả sự "kênh kiệu" trữ tình khó lẫn với thơ người khác.

Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật trần trụi như ngôn ngữ giao tiếp đời thường, nhưng nhà thơ đã "thổi vào đó một hơi thở kì lạ, khiến nó lung linh" (Nguyễn Trọng Tạo). Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật là thứ ngôn ngữ giản dị, tự nhiên không chỉ thể hiện qua lớp từ ngữ của phong cách sinh hoạt, mà còn thể hiện trong sự gia tăng chất văn xuôi trong thơ. Câu thơ Phạm Tiến Duật được tổ chức dưới dạng điệu nói, qua hình thức trần thuật, đối thoại nhưng không rơi vào dung tục, tầm thường.

Tứ thơ của Phạm Tiến Duật thường được tạo lập từ những chi tiết rất nhỏ làm điểm tựa cho mạch tự sự chủ quan, nhưng lại thuyết phục được người đọc cảm nhận như thể đó là bản chất thẩm mĩ vốn có của hiện thực.

4. Sau chiến tranh, thơ chống Mỹ từng bước phân hoá. Dàn đồng ca thơ trẻ thời chống Mỹ không còn thống nhất một giọng. Với Phạm Tiến Duật, sau

những tập thơ nổi tiếng một thời: Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971), Ở hai đầu núi (1981)..., ông vẫn tiếp tục khám phá chất thơ và mở rộng giới hạn thể hiện những nhân vật trữ tình quen thuộc của mình là anh bộ đội Trường Sơn và cô thanh niên xung phong trong cuộc sống đời thường. Cho đến những năm cuối đời, ông vẫn một mực khẳng định: "Nếu không có cuộc sống với những con người đa dạng ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ thì hình như tôi không có thơ".

Phạm Tiến Duật và thế hệ thơ trẻ thời chống Mỹ đã đi trọn hành trình

thơ trữ tình cách mạng. Nghiên cứu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật, Luận

văn khẳng định những đóng góp nghệ thuật của nhà thơ vào tiến trình thơ Việt Nam hiện đại.

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tƣ liệu nghiên cứu, lí luận và phê bình

1. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945 - 1995, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Nhị Ca (1970), Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ, Tạp chí Văn

nghệ quân đội, số (10).

3. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, H.

4. Nguyễn Minh Châu (1973), Người viết trẻ giữa cánh rừng già, Tạp chí

Văn nghệ quân đội, số (7)

5. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb

Khoa học xã hội, H

6. Phạm Tiến Duật (1973), Tôi làm thơ dài, Tạp chí Văn nghệ Quân đội,

số (9).

7. Phạm Tiến Duật (1995), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam (1945 - 1975) - Sự bừng

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 108 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)