Tứ thơ được tạo lập trên cơ sở xây dựng những hình tượng độc

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 97 - 99)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.2.Tứ thơ được tạo lập trên cơ sở xây dựng những hình tượng độc

Ngoài việc lập tứ thơ bằng những liên tưởng, so sánh, Phạm Tiến Duật còn thành công trong việc tạo lập tứ thơ bằng việc xây dựng những hình ảnh độc đáo, làm điểm tựa cho cảm xúc và ý thơ.

Phạm Tiến Duật thích làm thơ về sự thiếu hụt. Nhiều tứ thơ ra đời chính từ cảm nhận về sự thiếu hụt ấy. Từ đó, ông đã lựa chọn những hình tượng độc đáo để tập trung biểu đạt ý đồ sáng tạo và chuyển tải thông điệp thẩm mĩ của mình. Những hình tượng đó trở thành linh hồn, thành điểm tựa

cho ý thơ bật sáng. Hình tượng những chiếc xe không kính trong Bài thơ về

tiểu đội xe không kính là một ví dụ cụ thể. Hiện thực chiến trường và phẩm chất anh hùng, lạc quan của người chiến sỹ lái xe Trường Sơn đều được quy tụ, xoay quanh hình ảnh những chiếc xe không kính. Một hình ảnh rất đời thường, rất bình thường ấy qua sự sắp xếp, lựa chọn từ ngữ, nhạc điệu, tổ chức câu thơ, bài thơ khiến cho nó trở thành hình tượng độc đáo và hàm chứa

nhiều ý nghĩa. Hình tượng nhân vật Ngãng trong bài thơ Ngãng thân yêu cũng

là một hình tượng độc đáo. Tác giả dành rất nhiều tình cảm cho nhân vật này. Ngãng bị điếc tai, nhưng sự thiếu hụt này không phải do bẩm sinh mà có nguyên do từ phía kẻ thù. Ngãng bị điếc nhưng với kẻ thù lại rất tinh. Hình tượng độc đáo ấy gợi ra rất nhiều điều mà trước hết là sự ác liệt của chiến tranh. Bom giật đã khiến cho cả đại đội công binh ấy đều cùng có chung một căn bệnh về thính giác. Điếc tai của thính giác vật chất nhưng cái tai của tinh

thần căm thù giặc, của ý chí chiến đấu lại rất tinh thông. Sự độc đáo và ý nghĩa của hình tượng chính là ở chỗ đó.

Hay ở bài thơ Lửa đèn - được đánh giá là một trong những bài thơ hay

nhất, thành công nhất, Phạm Tiến Duật đã tạo dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong không gian, thời gian và bối cảnh chiến tranh. Đó chính là hình tượng lửa đèn. Bài thơ khá dài được kết cấu như một trường ca với những sự kiện quan trọng, khái quát được những chặng đường kháng chiến của dân tộc. Trong bài thơ, thời gian vận động từ quá khứ đến hiện tại và có cả hiện thực trong tương lai. Từ những khung cảnh về một làng quê thanh bình, yên ả cho đến khi đất nước chìm trong bóng đêm của cuộc chiến tranh. Trong đêm tối cả dân tộc vẫn chuẩn bị cho ngày mai, đem ánh sáng về cho quê hương. Cả một câu chuyện khá dài nhưng thơ không rơi vào kể lể dài dòng. Đó chính là nhờ bài thơ có tứ. Cấu tứ bài thơ được thể hiện qua ba phần: Đèn - Tắt đèn - Thắp đèn. Tứ thơ thể hiện một cách đặc sắc bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đặc biệt là phẩm chất gan dạ, sáng tạo của dân tộc.Trong bài thơ, lửa đèn trở thành tiêu điểm để cho mọi chi tiết xoay quanh rồi làm nổi bật ý thơ. Nhờ đó bài thơ không dàn trải, dù dài nhưng vẫn hàm súc.

Bên cạnh Lửa đèn, Vầng trăng và những quầng lửa cũng là một trong

những bài thơ có tứ thơ được xây dựng trên những hình ảnh thơ độc đáo. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có vai trò kết nối các khổ thơ với nhau và làm sáng dần ý thơ:

Bom bi nổ chậm trên đỉnh đồi

Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ Một lúc sau cũng từ phía đó

...

Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.

(Vầng trăng và những quầng lửa)

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh những quầng lửa đỏ, quầng lửa huỷ diệt của chiến tranh và kết thúc bằng hình ảnh vầng trăng tươi mát, thanh bình. Trong bối cảnh bom rơi, đạn nổ, vầng trăng vẫn tiềm tĩnh mọc lên. Cùng với đó là những hoạt động hối hả của quân và dân ta chuẩn bị cho chiến đấu. Vầng trăng mọc lên, vượt lên sự chết chóc để toả sáng đến diệu kỳ. Điểm sáng của bài thơ dồn vào cuối bài khi vầng trăng đất nước toả sáng thanh bình.

Tóm lại, cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, là quan niệm của nhà thơ về thế giới và con người. Nó là nét độc đáo của hồn thơ Phạm Tiến Duật làm nên phong cách của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 97 - 99)