Cái tôi trữ tình sử thi

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 66 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2.3.Cái tôi trữ tình sử thi

Nền thơ chống Mỹ tập trung phản ánh những sự kiện lịch sử, có tính chất toàn dân. Khuynh hướng trữ tình sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn cách mạng. "Cái tôi trữ tình sử thi xuất hiện với tư cách con người công dân - chiến sĩ mang cảm hứng lịch sử, thời đại, dân tộc trên các chủ đề: đất nước và con người trong chiến tranh cách mạng. Với tư cách đó, con người có ý thức cao độ về trách nhiệm xã hội, trách nhiệm trước lịch sử, có tư thế đại diện cho sức mạnh của dân tộc và thời đại, đóng vai trò người chứng kiến tự hào và người ngợi ca sức mạnh tinh thần của nhân dân và Tổ quốc" [31; 82 - 83].

Với thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, sức trẻ trong sáng tạo là thế mạnh của họ. Họ là nhà thơ và cũng là chiến sỹ. Họ gắn bó với nhau và tìm được tiếng nói chung, lí tưởng, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đối diện với chiến tranh, với sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, họ vẫn sống giản dị, bình tâm, vẫn ca hát, vẫn xao xuyến trước một nhành hoa, trước vẻ đẹp thanh xuân của một cô gái... Đó là sự hồn nhiên cao đẹp của người anh hùng, trong cái chết vẫn nghĩ về sự sống, trong gian lao vẫn nghĩ tới ngày mai, tới tương lai, hoà bình.

Phạm Tiến Duật cất tiếng nói về thế hệ mình, thế hệ những người tự nguyện, ý thức về trách nhiệm của mình với dân tộc, đất nước:

Ta đi hôm nay không còn là sớm

Đất nước hành quân mấy chục năm rồi Ta đi hôm nay cũng là chưa muộn Đất nước còn đánh giặc không thôi.

(Chào những đạo quân tuyên truyền, chào những đạo quân nghệ thuật)

Có mặt trong điệp trùng đội ngũ những người ra trận, Phạm Tiến Duật xác định được vị trí, trách nhiệm của mình với Tổ quốc. Nhà thơ ý thức được mình là một phần không thể tách rời với cộng đồng, với sự mất còn của Tổ quốc. Những nhà thơ trẻ hiểu rằng lên đường ra trận, chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân là một điều nên làm, phải làm, không có gì phải băn khoăn, do dự. Tấm lòng của họ đối với Tổ quốc không bao giờ thay đổi:

Anh đi buổi sáng hôm nay

Đã thay áo khác chẳng thay sắc lòng Trước sau vẫn một màu hồng Một lần ta đã nhuộm cùng nước non. (Thay áo)

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của cái tôi trữ tình sử thi trong thơ Phạm Tiến Duật là sự biểu hiện của cái tôi nhân danh thời đại. Theo đó, đất nước trở thành nhân vật "khổng lồ" để mỗi người, mỗi thành viên trong đó chiêm ngưỡng, ngợi ca. Điều đó cắt nghĩa vì sao trong thơ ca tình yêu đất nước là tình yêu đẹp nhất, hi sinh cho Tổ quốc là sự hi sinh cao cả, vĩnh hằng. Thơ viết về Tổ quốc là những vần thơ đẹp nhất, con người sống có ý nghĩa nhất là hiến dâng cuộc đời, cho Tổ quốc. Cái tôi trữ tình sử thi trong thơ Phạm Tiến Duật là niềm tự hào được sống trên đất nước có sức sống mãnh liệt. Sức sống ấy như ngọn lửa được truyền từ đời này sang đời khác:

Trên đất nước đêm đêm Sáng những ngọn đèn

Mang lửa từ ngàn năm về trước Lấy từ thuở hoang sơ

Giữ qua đời này, đời khác. (Lửa đèn)

Đây là ngọn lửa của lòng yêu nước, của lòng tự hào dân tộc. Ngọn lửa đó giúp cho người dân đất Việt giữ được bản sắc của riêng mình dù có trải qua bao sóng gió, thăng trầm của lịch sử. Cái tôi của nhà thơ, cái tôi của thế hệ thời đánh Mỹ đang tiếp tục giữ gìn và thắp sáng ngọn lửa ấy bằng sức trẻ của chính mình. Bằng sự thông minh, sắc sảo, cái tôi nhà thơ cảm nhận được mạch sống dồi dào, bất tận, mạch sống ấy không gì ngăn cản, không gì tàn phá được:

Mạch đất ta dồi dào sức sống

Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương. (Lửa đèn)

Từ quan niệm "thơ chỉ biết đến thơ mà không biết đến đời thì thơ thua xa một cái máy vi tính" [8; 59], Phạm Tiến Duật đã hoà tiếng thơ của mình vào dàn đồng ca thơ chống Mỹ. Trong dàn đồng ca thơ ấy, cái tôi sử thi thể

hiện là những con người xả thân vì nước. Đối với những nhà thơ chống Mỹ, những điều nhỏ nhất, giản dị nhất cũng có thể biến thành sức mạnh của cuộc chiến tranh. Một trái cây, một vạt rừng, một góc phố... đều mang dấu ấn của cuộc chiến tranh. Đặc biệt, với họ, vốn văn hoá bao giờ cũng tiềm ẩn một sức mạnh kỳ diệu. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về vẻ đẹp của đất nước từ chiều sâu văn hoá, lịch sử, từ phong tục tập quán lâu đời của đất nước:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. (Mặt đường khát vọng)

Chế Lan Viên lại cảm nhận đất nước mình đẹp từ truyền thống đánh giặc và làm thơ:

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn. (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)

Còn với Phạm Tiến Duật giữa chiến tranh, ông vẫn lắng nghe những âm thanh rất cụ thể của đời thường để rồi cảm thấy trong đó những tiềm lực dồi dào, mãnh liệt, thúc đẩy những đoàn quân ra trận. Tiếng đàn vẫn "kể

chuyện tình thánh thót " (Đàn tam thập lục thủ đô ta) giữa đạn bom, câu hò,

tiếng hát vẫn ngân dài trên bước đường hành quân ra mặt trận:

Đêm nay trên xe anh đi không ngủ Nghe câu hò đất nước sinh sôi. (Nghe hò đêm bốc vác)

Như vậy, cũng như nhiều nhà thơ khác trong chiến đấu, cái tôi sử thi trong thơ Phạm Tiến Duật luôn có thiên hướng đi tìm sự bình yên để lấy lại thăng bằng, thể hiện sự điềm tĩnh, một niềm tin vào tương lai đất nước.

Không chỉ dừng lại ở đó, cái tôi nhà thơ còn dần đi đến chỗ chiêm nghiệm, để rồi ngạc nhiên, thán phục đất nước, dân tộc mình. Sự ngạc nhiên, thán phục ấy khiến ông nhắc đi, nhắc lại nhiều lần những câu: "Dân tộc ấy có gì kỳ lạ", "Kỳ diệu sao đất nước mình đây" như một điệp khúc ngân nga trong lòng người lính trẻ. Được trực tiếp chiến đấu và sống với những con người trong cuộc chiến, ông không thể không tự hào và khâm phục về đất nước, dân tộc mình. Dân tộc ấy đã khiến ông nhiều lần phải băn khoăn đi tìm lời lý giải:

Đi giữa rừng sâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi lớn như gió rừng thổi mãi Rằng dân tộc ta những năm tháng ấy Đưa lên rừng mấy chục vạn người con Không thể nói là không đói không sốt Ở giữa rừng sâu hàng chục năm trời Nghĩ gì và bằng cách nào rừng ơi

Mà vẫn sống, vẫn ung dung đánh thắng? (Đi trong rừng)

Trong thơ Phạm Tiến Duật, ngay cả tình yêu, nỗi nhớ cũng mang màu sắc

công dân, cũng được sử thi hoá, cái tôi trong cái ta, cái riêng trong cái chung: Mà lúc nhớ nhau cũng nghĩ về đất nước

Ngày thắng giặc đang tới gần phía trước Tình yêu nào không nhắc đến ngày mai.

(Một giờ và mười phút)

Hoà chung trong cộng đồng, cất tiếng nói của dân tộc, của giai cấp, cái tôi

Bên kia đỉnh đồi chúng nó là ai

Là nguỵ Đông Dương hay là giặc Mỹ Khi cái ác đã biến thành chủ nghĩa Rất nhiều thứ màu đen hiện hình.

(Những mảnh tàn lá)

Màu đen tàn khốc của chiến tranh, màu đen của sự huỷ diệt mà kẻ thù gieo rắc trên đất nước này làm nhức nhối, làm sục sôi, làm đau đớn bao người. Diện mạo của chiến tranh làm cho cái tôi nhà thơ đau đớn không cùng. Sự đau đớn ấy biến thành hành động:

Quân ta bao vây đã dầy như nêm Cái ác không còn nơi lẩn trốn

Trừ mưa ra, ngày mai bầu trời không có gì rơi xuống chỉ có chim bay và bướm bay.

(Những mảnh tàn lá)

Đó không chỉ là cảm xúc và hành động của một cá nhân mà là của cả một thế hệ.

Với nhà thơ Tố Hữu, những điển hình xã hội đã đi vào thơ ông bằng cảm hứng thán phục, ngợi ca: anh Trỗ i, chị Trần Thị Lý, mẹ Tơm, mẹ Suốt... Với Lê Anh Xuân là anh chiến sỹ giải phóng quân với "dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ". Còn với Phạm Tiến Duật, cái tôi trữ tình trong thơ ông hướng tới những con người đang ngày đêm sống trong bom đạn, sống trong những cánh rừng già. Nhà thơ hướng về họ bằng tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ chân thành. Đó là tình cảm đồng đội, tình đồng bào, đồng chí. Trong con mắt, trong cách cảm, cách nghĩ của Phạm Tiến Duật, con người thời đại đã làm được những điều siêu phàm, dù người trong cuộc cũng khó có thể tin. Nhưng chính những điều tưởng chừng "không thể tin" ấy đã hun đúc thành "niềm tin có thật" vào sức mạnh kỳ diệu của những con người trên đất nước mình. Cái

tôi trữ tình sử thi trong thơ Phạm Tiến Duật thường hướng tới những con người bình thường mà vĩ đại:

- Ôi vai em, có phải vai bà Nữ Oa không nhỉ Dẫu chẳng vá trời cũng đắp được Trường Sơn. (Nghe hò đêm bốc vác) - Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại

Sẽ giật mình đường ta mới xây Đã có độ dài hơn cả độ dài Của đường xá đời xưa để lại.

(Gửi em cô thanh niên xung phong)

Bằng những cảm xúc lãng mạn cách mạng về hiện thực trong thơ, Phạm Tiến Duật đã dựng được những tượng đài bất hủ về nhân dân. Nhà thơ bộc lộ cái tôi trữ tình sử thi bằng sự ngưỡng mộ của người trong cuộc cùng trải nghiệm, bằng một quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người trong thể loại trữ tình.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 66 - 72)