Giọng điệu hóm hỉnh, ngang tàng

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 100 - 104)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2.1. Giọng điệu hóm hỉnh, ngang tàng

Tìm hiểu thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy, sự hóm hỉnh, ngang tàng là chất giọng chủ yếu trong những sáng tác của ông ở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Có thể coi, đây là giọng điệu chủ đạo, giọng điệu "trời phú" của nhà thơ Phạm Tiến Duật làm nên sự khác biệt giữa ông và những nhà thơ khác thời chống Mỹ. Cùng đứng trong dàn đồng ca thơ thời chống Mỹ, thơ Phạm Tiến Duật cũng mang âm hưởng chung của thời đại nên giọng thơ vui tươi, rộng mở với cảm hứng anh hùng ca. Trong dàn đồng ca ấy, Phạm Tiến Duật vẫn tìm được cho mình một giọng điệu riêng. Ông đã đem vào thơ một chất giọng vừa lạ, vừa trẻ trung, lại pha chút bông đùa, tinh nghịch. Làm nên giọng điệu ấy là một cá tính sáng tạo, một tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ và cả chất lính tráng dân dã nơi cuộc sống chiến trường. Qua chất giọng ấy, người đọc thấy được hình ảnh cả thế hệ trẻ cầm súng dũng cảm, lạc quan, yêu đời, góp phần thể hiện đời sống tinh thần của cả dân tộc.

Khi cầm bút, mỗi nhà thơ đều trăn trở tìm cho mình được một giọng thơ riêng để không bị lẫn giữa những giọng thơ khác. Đó là một việc làm không phải dễ nhưng Phạm Tiến Duật đã làm được. Theo Đỗ Trung Lai: "Giọng điệu phụ thuộc rất nhiều vào tạng người. Ví như Phạm Tiến Duật, cái khí chất anh, cái tạng anh là tạng người sôi nổi, luôn muốn được giao hoà tình cảm với mọi người." [23; 154]. Cái khí chất riêng của một con người sôi nổi, trẻ trung cộng hưởng tinh thần và âm hưởng của thời đại hoà điệu vào giọng

thơ Phạm Tiến Duật. Ông thường không giấu giếm và ngần ngại khi bộc lộ cảm xúc. Có khi là cảm xúc nhớ nhà: "Nhớ cái tiếng mèo đến sôi lòng, sôi dạ" (Vô đề I), nhớ thương cô thanh niên xung phong: "Thương em, thương

em, thương em biết mấy" (Gửi em cô thanh niên xung phong), hay tình cảm

với bà mẹ kháng chiến: "Bưng lưng cơm, điện trong phòng bật sáng, Nhớ bà mẹ Nam Hoành nước mắt cứ trào ra" (Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành). Vì tạng người sôi nổi nên ông thường hay nói thẳng, nói thật lòng mình, có lúc còn tham dự vào tình huống, trực tiếp phát ngôn, không sợ lộ ý:

- Hà Nội đến tận cùng gốc rễ Đến tận cùng xưa cũ đã ra quân. (Ông già thuốc bắc) - Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Cách nói thẳng, nói thật cái ý trong lòng mình, cái ý của bài thơ được Phạm Tiến Duật đặt đúng lúc, đúng chỗ nên nó không suồng sã mà lại tạo nên được giọng điệu hồ hởi, sôi nổi, táo bạo, mạnh dạn của tuổi trẻ.

Giọng điệu thơ Phạm Tiến Duật là một giọng điệu của một nhà thơ trẻ. Sự trẻ trung, hóm hỉnh, ngang tàng trở thành đặc điểm nổi bật trong giọng điệu thơ ông. Ông rất hay dùng giọng điệu này để diễn tả cảm giác của lòng mình, của đồng đội trước hiện thực cuộc sống. Giọng điệu ấy mang được hơi thở của cuộc sống người lính nơi chiến trường:

Có lẽ nào anh lại mê em Một cô gái không nhìn rõ mặt Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất.

Cái giọng thơ nửa đùa, nửa thật, tếu táo, trẻ trung ấy đã đem lại chất

rất riêng, rất lính trong Gửi em cô thanh niên xung phong. Chỉ giọng điệu

ấy mới biểu đạt được một cách chân thật những nét trẻ trung của những tâm hồn trẻ tuổi.

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy giọng điệu trẻ trung, hóm hỉnh thường gắn với những kỷ niệm nho nhỏ nhưng khó quên của những người lính trẻ và bao giờ trong đó cũng xuất hiện hình ảnh những cô gái. Trong những bài thơ ấy, giọng thơ thường lấp lửng, có khi gần với tiếng cười khúc khích, ý nhị, đáng yêu:

Bấy lâu mũ sắt đội quen

Buồn cười cái nón tòng teng trên đầu. (Cái chao đèn)

Hay:

Buồn cười mất ngủ mấy đêm Nào ngờ em đi hái thuốc

Em lội suối thế nào mà ống quần rách tướp Em lội suối thế nào mà xước cả da tay Lá lạc tiên ơi một bát nước đầy

Uống vào ngỡ chừng ngủ được nào ngờ lại thao thức mấy đêm ngày lá ơi.

(Lá lạc tiên)

Trong bài Đọc "Vầng trăng và những quầng lửa" nghĩ thêm về thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Suyền có phát hiện rất thú vị về giọng điệu thơ Phạm Tiến Duật. Ông cho rằng, giọng thơ Phạm Tiến Duật hơi "ngất ngưởng", hơi "ngang" hiện hình theo nhịp lắc lư của của những chiếc xe không kính. Tác giả Phạm Tiến Duật đã có lần nói về thơ mình: thơ ông

không có nhịp, nhịp đời thế nào, nhịp thơ thế ấy. Khi ông viết về chiến trường, thơ mang cái nhịp hối hả khẩn trương, hối hả mà rắn rỏi đến lạ thường. Giọng điệu thơ ông đã phản ánh cái nhịp đời của cái thời mà ông đang sống. Thơ ông có nhiều câu giọng điệu thật ngang tàng:

- Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.

- Không có kính, ừ thì có bụi. - Không có kính, ừ thì ướt áo.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Giọng điệu này chứa đựng cả một tinh thần cao đẹp, đó là tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh thiếu thốn, hiểm nguy để chiến thắng.

Giọng điệu trẻ trung, sôi nổi còn được thể hiện khi nhà thơ Phạm Tiến Duật diễn tả niềm vui, sự phấn chấn, hồ hởi của tuổi trẻ trong những ngày ra trận.Vì thế mà giữa những ngày ác liệt của cuộc chiến tranh, ông nhận ra: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây).

Những lúc như thế, giọng thơ ông trở nên phơi phới, mang không khí của ngày cả nước lên đường:

Từ nơi anh gửi đến nơi em

Những đoàn quân trùng trùng ra trận Như tình yêu nối lời vô tận

Đông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.

(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)

Giọng thơ khoẻ khoắn, rộng mở với những hình ảnh mang tính chất sử thi: đoàn quân trùng trùng ra trận, nối lời vô tận...gợi cái không khí náo nức, khao khát lên đường và niềm vui nối liền không gian của thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Giọng điệu thơ trẻ trung, hóm hỉnh, ngang tàng đã làm nên nét riêng, độc đáo cho thơ Phạm Tiến Duật một thời. Bước vào giai đoạn thơ sau, giọng điệu ấy không còn phù hợp nữa, tỏ ra chông chênh và kém sức thuyết phục:

Tôi bồn chồn đứng giữa công trường Tiếng máy xúc ầm ầm chuyển động Sông Đà chảy như tượng hình sự sống Nước thay thay, bờ cũng thay thay. (Tình yêu nói ở sông Đà)

Thiết nghĩ, giọng điệu trẻ trung, ngang tàng chỉ phù hợp với Trường Sơn, với tuổi trẻ. Nó trở thành thứ "đặc sản" làm nên "thương hiệu" thơ Phạm Tiến Duật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)