Cái tôi trữ tình trẻ trung, tinh nghịch và hóm hỉnh

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 56 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1.Cái tôi trữ tình trẻ trung, tinh nghịch và hóm hỉnh

Cái tôi trữ tình trong thơ là sự thể hiện của thế giới chủ quan, sự biểu cảm của chính tác giả, là một trong những yếu tố bộc lộ phong cách nhà thơ. Là một người con đất Bắc, được mang trong mình nét hào hoa của người Hà Nội, Phạm Tiến Duật đến với chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ. Vừa rời ghế nhà trường, ông đã đến với con đường Trường Sơn đầy ác liệt để vừa làm nhiệm vụ của một người lính đồng thời cũng làm duyên với bút mực thơ ca. Cái duyên thơ ấy đã theo ông đến tận cuối cuộc đời. Nhìn lại mỗi chặng đường sáng tác của Phạm Tiến Duật, ta thấy cái tôi trữ tình trong thơ ông lại có những sắc thái biểu hiện riêng, mang sắc điệu riêng, độc đáo, hấp dẫn.

Đọc những tập thơ đầu tay của ông như Vầng trăng quầng lửa, Thơ một

chặng đường, ta thấy ở đó một cái tôi trẻ trung, tinh nghịch, hóm hỉnh, lạc quan, đậm chất lính. Trở lại những năm tháng đau thương mà hào hùng của dân tộc, ta mới thấy cái hồn nhiên, lãng mạn, lạc quan vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng của con người thời ấy. Nếu không có được những cái đó của con người thời đại thì có lẽ dân tộc ta khó có thể vượt qua được hai cuộc chiến tranh thần thánh chống Pháp và chống Mỹ. Chân dung tinh thần của những con người thời đại được phản ánh thật rõ nét qua nhiều hình thức nghệ thuật nhưng có thể nói hiệu quả nhất là thơ ca. Đội ngũ sáng tác của thơ ca chống Mỹ là sự hợp lực của hai dòng chảy: thế hệ nhà thơ trưởng thành từ

kháng chiến chống Pháp như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Xuân Diệu...và thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ như: Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật....cả hai thế hệ nhà thơ cùng ra trận, cùng "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".

Đến với thơ Phạm Tiến Duật, ta bắt gặp một cái tôi hồn nhiên, trẻ trung, trong sáng. Trong thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy ông nhìn cuộc sống, nhìn sự khốc liệt của chiến tranh qua lăng kính của tuổi trẻ và tình yêu. Thực ra, không phải đến bây giờ mới xuất hiện trong thơ ca cái tôi tác giả hồn nhiên, trong sáng. Ngay từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp, người đọc đã bắt gặp những phẩm chất này của cái tôi tác giả - những người lính, những

người trong cuộc vừa đánh giặc vừa làm thơ. Trong bài thơ Nhớ, Hồng

Nguyên đã diễn tả thật hay sự hồn nhiên, vô tư của những chàng lính trẻ:

- Đằng nớ vợ chưa? - Đằng nớ

- Tớ còn chờ độc lập

Cả lũ cười vang bên ruộng bắp Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.

Đến thơ chống Mỹ và đặc biệt là đến Phạm Tiến Duật, ta lại bắt gặp cái hồn nhiên, trong trẻo ấy nhưng đó không còn là niềm vui chất phác ruộng đồng của những thanh niên nông dân trong luỹ tre làng xã, mà là sự hồ hởi, hồn nhiên của những con người được trang bị sự hiểu biết sâu sắc, một sự tự ý thức về thế hệ mình. Thơ Phạm Tiến Duật là thơ chiến trường, ông đề cập đến những vấn đề trọng đại của cộng đồng dân tộc, ca ngợi những con người lý tưởng của thời đại theo cách riêng của mình. Là người trực tiếp chiến đấu trên những chặng đường gian khổ, nhưng dường như sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh chỉ là cái phông, cái nền cho phẩm chất cao đẹp của con người hiện ra. Phạm Tiến Duật đã nhìn cuộc chiến và những con người trong cuộc bằng cặp

mắt rất trẻ và một trái tim sôi nổi, nồng nàn. Trong con mắt của ông, trong cảm nhận của ông, hiện thực chiến trường là nơi "đất rất hồng và người rất trẻ". Thơ ông tràn đầy tiếng cười, tiếng hát hồn nhiên:

Buồn cười mất ngủ mấy đêm. (Lá lạc tiên)

Buồn cười cái nón toòng teng trên đầu. (Cái chao đèn)

Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Giọng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để. (Gửi em cô thanh niên xung phong) Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Tiếng cười trêu khúc khích như câu hò. (Nghe hò đêm bốc vác)

Đồng chí coi kho cười ha hả.

(Tiếng cười của đồng chí coi kho) Anh ngồi nghĩ gì em chẳng biết

Cứ hát tràn những câu bâng quơ. (Cô bộ đội ấy đã đi rồi) Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe. (Vầng trăng và những quầng lửa)

Cùng với tiếng hát, tiếng cười thể hiện không khí lạc quan, phấn chấn của cuộc sống chiến trường. Dù ở sắc thái nào, tiếng cười, tiếng hát cũng thể hiện bản lĩnh can trường của những người có đủ tự tin để vượt lên gian khổ, hiểm nguy đang rình rập hàng ngày.

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy bên cạnh một cái tôi công dân, ngưỡng mộ những con người hy sinh tuổi xuân cho đất nước là một cái tôi cuộc đời rất thật, xao xuyến trước vẻ đẹp nữ giới:

Cũng như em hoa đến kỳ tươi thắm Chỉ như trêu như ghẹo thế thôi Sự có mặt đã là câu hỏi lớn

Hoa như em để rạo rực bao người. (Những bông hoa không hỏi)

Sự khốc liệt của chiến trường không ngăn được nhịp đập rạo rực của trái tim trước vẻ đẹp của những người con gái. Phải có một tâm hồn rất trẻ, yêu đời đến độ nồng say mới quên đi tất cả để cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp ấy. Đôi khi, sự xúc động trước vẻ đẹp của những người con gái làm "nhoè" đi tất cả:

Có lẽ vì khuôn mặt em xinh

Nên tiếng hát nhoè đi không nhớ nữa Giữa một vùng đất bụi khô rang

Em bỗng đến như dòng sông đầy nước. (Nghe em hát trong rừng)

Phạm Tiến Duật hay chú ý đến dáng vẻ của những người thiếu nữ, "những người con gái ở rừng". Đó không phải là sự ngẫu nhiên. Những cô gái ấy đến với chiến trường khi đang ở độ tuổi thanh xuân, căng tràn sức sống. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp của họ như dòng nước ngọt tưới lên vùng đất chiến tranh khô cằn. Sự xúc động của nhà thơ là vì thế. Ông luôn nhìn thấy vẻ xinh đẹp của các cô gái:

Hồng hồng gương mặt xinh quen Nón bài thơ cái chao đèn của anh.

(Cái chao đèn)

Ngay cả trong khi làm nhiệm vụ, Phạm Tiến Duật cũng không bỏ qua khoảnh khắc quý giá được gặp người đẹp giữa chiến trường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi nghĩ cô này xinh đây Đồng chí lái phụ hớn hở Đồng chí lái chính cau mày.

(Đồng chí lái chính, lái phụ và tôi)

Ông nói nhiều đến những người con gái, đến vẻ đẹp của họ giữa khói bom khét lẹt, giữa rừng già thâm u. Nhưng điều đặc biệt là khi viết về họ ở nơi chiến trường, ông không chỉ cảm nhận được sự dũng cảm mà còn thấy được nét đẹp của họ ở tuổi thanh xuân. Phải là con người có trái tim nhạy cảm, trẻ trung, hồn nhiên, khoẻ khoắn đến lạ lùng thì mới có được sự cảm nhận như vậy.

Cũng bằng một tâm hồn trẻ trung, Phạm Tiến Duật đến với đồng đội của mình, đến với gian khổ, đến với ác liệt. Cái trẻ trung, yêu đời cứ như trêu, như ghẹo, như thách thức cái sự thật nghiệt ngã mà chính ông phải đối mặt với nó:

Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Cái tôi nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm vẻ đẹp xuân sắc bề ngoài ở nơi chiến trường mà quan trọng hơn chính là thế giới tâm hồn. Những người lính trẻ vốn rất sôi nổi, tinh nghịch:

Người tinh nghịch là anh dễ thân Bởi vì thế có em đứng gần

Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là Thạch Nhọn. (Gửi em cô thanh niên xung phong)

Tuổi trẻ thường dễ bộc lộ mình, muốn khẳng định mình. Sống cùng đồng đội nơi chiến trường - thế giới của những người tinh nghịch và thế giới của những người mang trong mình niềm tin sắt đá rằng ngày mai đất nước sẽ thanh bình, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận được những biến thái tinh vi, đẹp đẽ trong tâm hồn của họ rồi đưa nó bay lên cùng nghệ thuật thơ ca. Ông đã đọc đúng tim một chàng lính trẻ, hay đó cũng là tâm tư của ông ngày ấy:

Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe.

(Vầng trăng và những quầng lửa)

Mặc cho hiện thực chiến trường khốc liệt, tiếng cười, tiếng hát vẫn được cất lên tràn đầy sự lạc quan, tin tưởng. Cái tôi ấy đạt đến sự thăng hoa trong những cảm xúc rất thực. Chiến trường, mặt trận được cảm nhận trong sự chan hoà, sự sum vầy của những con người đến từ những nẻo đường khác nhau của Tổ quốc. Ông nhận ra đó chính là "gia đình" của chính mình, gia đình của tuổi trẻ, gia đình của những con người cùng chung mục đích, cùng chung lí tưởng:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi đường xanh thêm.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Và cứ thế, cái tôi nhà thơ đắm mình trong niềm vui đồng đội làm một cuộc hành trình đi dọc cuộc chiến tranh. Sự hồn nhiên, tươi trẻ trong cách cảm nhận về con người, cuộc sống chiến đấu tươi tắn, trong trẻo, ấm áp, hóm

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 56 - 61)