Đặc điểm ngôn ngữ thơ ca

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 79 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Đặc điểm ngôn ngữ thơ ca

Văn học thuộc loại hình nghệ thuật ngôn từ. Chất liệu cơ bản để xây dựng nên hình tượng văn học là ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học vừa mang tính đặc trưng chung của ngôn ngữ dân tộc lại vừa là sản phẩm cụ thể của mỗi cá nhân. Đi vào tác phẩm văn học, ngôn ngữ được tái sinh, mang tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm. Tuy nhiên, ở mỗi thể loại tác phẩm văn học, những thuộc tính của ngôn ngữ lại biểu hiện những sắc thái và mức độ khác nhau. Ngôn ngữ thơ được đánh giá là ngôn ngữ tiêu biểu nhất của ngôn ngữ văn học bởi những thuộc tính ấy tập trung cao độ với yêu cầu cao nhất của thơ ca.

Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, hình tượng thơ là hình tượng của cảm xúc. Khác với văn xuôi, ngôn ngữ thơ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu nên rất giàu nhạc tính. Bên cạnh đó, độ dài của văn bản thơ đòi hỏi sức nén của nội dung trong câu chữ nên ngôn ngữ thơ bao giờ cũng cô đọng, hàm súc. Đặc điểm này đòi hỏi sự lao động sáng tạo nghiêm túc của nhà thơ để ngôn

ngữ thơ mang thêm nhiều ý nghĩa. Cũng giống như tất cả mọi thành tố cấu tạo nên tác phẩm, ngôn ngữ thơ cũng có sự vận động, biến đổi. Có những từ ngữ mất đi, có những từ ngữ được dùng theo nghĩa khác, có những từ mới, kết hợp mới được ra đời phù hợp với lối tư duy mới.

Trong lịch sử thơ ca, ngôn ngữ có một sự vận động khá dài. Từ ngôn ngữ chuốt lọc, dân dã trong ca dao đến ngôn ngữ mang tính quy phạm của thơ trung đại, ngôn ngữ thơ ca có sự cách tân nhảy vọt khi bước vào thời kỳ hiện đại. Sau cách mạng tháng Tám, thơ ca Việt Nam có sự thay đổi cơ bản. Nền thơ ca trữ tình cách mạng hướng vào đại chúng, phục vụ kháng chiến nên ngôn ngữ thơ đã trút bỏ những khuôn sáo, những hoa mỹ bóng bẩy và trở nên khoẻ khoắn, gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Được đánh giá là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời chống Mỹ, ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật vừa nằm trong dòng chảy chung của ngôn ngữ thơ dân tộc vừa có những đặc điểm rất riêng mang dấu ấn phong cách nhà thơ.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 79 - 80)