Một tiếng thơ trải nghiệm giàu chất trí tuệ và chính luận

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 25)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3.2. Một tiếng thơ trải nghiệm giàu chất trí tuệ và chính luận

Trên cái nền của hiện thực đời sống chiến trường, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ còn cất lên tiếng thơ trải nghiệm mang sắc thái trí tuệ, chính luận riêng của thế hệ mình.

Một nền thơ ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử chiến tranh và cách mạng không chỉ bằng lòng với việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của con tim nữa mà còn hướng tới tiếng nói trí tuệ của bộ óc căng thẳng những suy tư. Các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, trình bày mà còn ý thức khám phá, phát hiện, bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của mình về con người về cuộc sống, về dân tộc và thời đại mình. Thơ chống Mỹ muốn vươn tới khả năng nhận thức lý tính các vấn đề của đất nước và dân tộc... Có thể nói, chưa bao giờ, trong nền thơ hiện đại Việt Nam, tầm suy nghĩ khái quát của thơ lại đạt đến độ sâu sắc như thơ thời kỳ chống Mỹ. So với thơ thời kỳ chống Pháp, đây là nét mới, một bước tiến của thơ chống Mỹ.

Khát vọng muốn trả lời những câu hỏi lớn của thời đại, khám phá bản chất con người và cuộc sống đã tạo nên chất trí tuệ cho cả một nền thơ. Trong xu hướng chung ấy, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cất lên tiếng nói trí tuệ mang sắc thái riêng của thế hệ mình. Đó là cái tôi tự bộc lộ mình, đại diện cho thế hệ mình - thế hệ những người trẻ tuổi đang tôi luyện trong ngọn lửa chiến tranh, thực sự nếm trải những gian lao thử thách và tự nguyện đem xương máu của mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là tiếng nói của cái tôi thế hệ vừa trẻ trung vừa già dặn, vừa hồn nhiên trong cảm xúc vừa sâu lắng những suy tư. Tư thế trữ tình của cái tôi - thế hệ là suy ngẫm, tự bạch, tự phân tích, tự biểu hiện, độc thoại, đối thoại với thế hệ mình,

với những thế hệ khác qua những kinh nghiệm và trải nghiệm của những người trong cuộc.

Những nhà thơ trẻ đã rọi vào hiện thực chiến trường những ánh sáng tư tưởng, bắt chi tiết, hình ảnh hiện thực nói lên ý nghĩa sâu xa của nó. Ví như những suy nghĩ của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo... về nhân dân, đất nước trong chiến tranh thật sâu sắc, thấm thía. Nhân dân, đất nước là trường tồn, là muôn đời, là vĩnh hằng, bất diệt.

Chính luận không phải là nét riêng của thơ trẻ mà là một đặc điểm chung của thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Nhưng cùng với khuynh hướng mở rộng, đào sâu hiện thực trong thơ, chất suy nghĩ, chính luận trong thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ mang sắc thái riêng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Chất trí tuệ, chính luận đã làm cho chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kỳ chống Mỹ hiện lên như những con người giàu có suy tư và tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, đất nước.

Có thể nói, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã phản ánh một cách cụ thể, sinh động và khái quát được hình ảnh con người và đất nước Việt Nam trong thời đại chống Mỹ. Qua những trang thơ của thế hệ trẻ, người đọc có thể tìm thấy bức tranh hiện thực, tâm hồn và tính cách con người Việt Nam, đặc biệt là chân dung của thế hệ trẻ cầm súng trong thời đại chống Mỹ. Và thơ trẻ chống Mỹ đã góp cho nền thơ hiện đại Việt Nam những cây bút tiêu biểu có phong cách, có bản sắc và giọng điệu riêng. Nhiều nhà nghiên cứu và phê bình thơ ca đã nhận xét về những nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ như một dàn đồng ca cùng xướng lên bản anh hùng ca chống Mỹ. Tuy còn có những non nớt nhất định nhưng thơ trẻ chống Mỹ đã làm tròn sứ mệnh vinh quang của mình, có những đóng góp đáng ghi nhận, xứng đáng là một hiện tượng nổi bật trong lịch sử văn học Việt Nam 1945 - 1986.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 04- 01-1941 tại thị xã Phú Thọ - tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) trong một gia đình nhà giáo. Tuổi thơ của ông gắn bó với miền đất trung du "rừng cọ đồi chè", với bầu không khí văn hoá dân gian của miền quê xoan ghẹo, với những lễ hội của miền đất tổ vua Hùng. Miền quê bình yên của ông những năm tháng chống Mỹ cũng sục sôi không khí kháng chiến. Là con người sôi nổi, ông nhanh chóng bị cuốn vào không khí hào hùng của đời sống văn nghệ kháng chiến trên đất quê hương Phú Thọ.

Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, thay vì đứng trên bục giảng làm thầy, ông đã khoác ba lô ra chiến trường. Cuộc đời quân ngũ của ông gắn liền với những con đường, với rừng già Trường Sơn. Kể cả khi là cán bộ tuyên truyền hay làm phóng viên thì chiến trường vẫn là địa chỉ công tác, hoạt động, sáng tác của ông. Sự cộng hưởng của không khí chiến trận hào hùng cùng với trái tim rực lửa, thiết tha đã thăng hoa thành nghệ thuật thơ ca. Có thể nói, sự hình thành phong cách thơ Phạm Tiến Duật gắn liền với con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Phạm Tiến Duật là một thanh niên trí thức có cái tài hoa của một người Bắc kỳ đã từng được sống khá lâu ở Hà Nội. Ông là người thích sự tinh nghịch, say mê cái lạ. Từ cánh cửa nhà trường bước ra ngoài đời có nhiều cái lạ, vào đến Trường Sơn lại càng nhiều điều mới mẻ. Phạm Tiến Duật - người lính trẻ tài hoa, có văn hoá không khỏi ngạc nhiên khi đặt chân tới cái "vùng rừng không dân" ấy. Ngạc nhiên về âm thanh, ngạc nhiên về cảnh thiên nhiên, và ngạc nhiên hơn cả là những con người đang sống, chiến đấu ở đây. Cá tính ấy của hồn thơ Phạm Tiến Duật đã tìm đúng được mảnh đất riêng của mình - đường Trường Sơn trong những năm tháng chống Mỹ. Và hồn thơ ấy chỉ có thể phát triển mạnh mẽ, trở nên cường tráng trên mảnh đất hiện thực này.

Đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm tháng chống Mỹ là điển hình của cuộc sống sôi động ấy. Nếu không có nó, Phạm Tiến Duật không thể cất lên giọng điệu thơ đích thực của mình. Chính Phạm Tiến

Duật trong lời Tự bạch đã khẳng định: "Nếu không có cuộc sống với những

con người đa dạng ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tôi không có thơ" [55; 413].

Trong lời giới thiệu tuyển thơ chống Mỹ cứu nước 1965 - 1967, nhà thơ Chế Lan Viên rất quan tâm tới sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ. Ông đã nhắc tên một số cây bút "có hay chưa có bài trong tuyển tập", nhưng tuyệt nhiên, Phạm Tiến Duật vẫn không hề được nhắc đến. Chỉ đến khi Phạm Tiến Duật

đoạt giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ 1969 - 1970 với chùm bốn

bài thơ: Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Gửi em cô thanh niên xung phong, tên Phạm Tiến Duật mới gây được sự chú ý đặc biệt, khẳng định tiếng nói trữ tình của thế hệ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ.

Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ là đòi hỏi của dân tộc và thời đại, đồng thời cũng chính là đòi hỏi của chính nền thơ chống Mỹ. Nhiều nhà thơ trẻ có tên tuổi thuộc nhiều thế hệ đã viết về chiến tranh bằng cách nhìn riêng, in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của mình. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn cứ còn thiếu hụt một mảng, và người đọc vẫn khao khát được đọc những vần thơ của những người trực tiếp cầm súng - những vần thơ như còn vương bụi đất chiến trường và nồng nặc mùi lửa của bom đạn. Phạm Tiến Duật đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói mới có cá tính riêng độc đáo.

Ở nhà thơ Phạm Tiến Duật, sự cộng hưởng của không khí chiến trận hào hùng cùng với trái tim rực lửa, thiết tha đã thăng hoa thành nghệ thuật thơ ca. Vầng trăng quầng lửa (1970, thơ), Thơ một chặng đường (1971, thơ), hai đầu núi (1981, thơ), Vầng trăng và những quầng lửa (1983, thơ) là những tập thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật những năm trực tiếp cầm súng và cầm

bút sáng tác ở Trường Sơn. Thơ Phạm Tiến Duật đưa người đọc đi thẳng vào giữa hiện thực của cuộc chiến tranh, đến những nơi gian khổ, nóng bỏng, ác liệt nhất. Đọc những tập thơ ấy, người ta thấy được cái không khí khẩn trương, dồn dập, ác liệt, sôi động và hào hùng của những năm tháng sục sôi đánh Mỹ. Phạm Tiến Duật đã gắn bó sâu sắc, đã sống hết mình, đã hoà nhập thực sự với những con người sống và chiến đấu trên đường Trường Sơn. Ông đã được chứng kiến tận mắt cảnh trong đêm tối "tàn lá đầy trời như mưa tuyết màu đen" (Những mảnh tàn lá). Cảnh "xe đi trong tầm bom rơi" giữa một vùng rừng "ngổn ngang cây đổ", đã nhìn thấy "hố bom dày như lỗ hà ăn chân" ở ngã ba Đồng Lộc. Không còn là một Trường Sơn trong trí tưởng tượng bay bổng mà là một Trường Sơn hiện thực - một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ. Ấy là nơi "Mười bẩy trận bom Mỹ dội một ngày" (Tiếng cười của đồng chí coi kho), ấy là "nơi túi bom bay mù bụi đỏ" (Niềm tin có thật)...Ở chặng đường này, ít thấy những trang thơ của Phạm Tiến Duật không có cảnh khói lửa đạn bom...Tuy nhiên, đọc thơ Phạm Tiến Duật sẽ thấy ông không nghiêng về phía miêu tả cái khốc liệt, cái dữ dội của chiến tranh mà chủ yếu là thể hiện những con người mang trong mình dòng máu chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu lòng lạc quan, tha thiết yêu đời trong hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ, hiểm nguy. Cái khốc liệt của chiến tranh chỉ là cái phông, cái nền làm nổi bật chân dung những người ra trận. Thơ Phạm Tiến Duật không gây cho người đọc cảm giác rùng rợn, ghê sợ về những cảnh tàn phá dữ dội của chiến tranh. Chính hiện thực Trường Sơn và sự gắn bó sâu sắc với con đường máu lửa này đã giúp cho Phạm Tiến Duật đã đưa vào thơ mình những chi tiết đời sống rất chân thực, còn tươi ròng cảm xúc, bám đầy bụi đất chiến trường. Phạm Tiến Duật đã tạo được bản giao hưởng Trường Sơn mang đầy chất lãng mạn .

Thơ Phạm Tiến Duật như một bức tranh thu nhỏ, phản ánh được hiện thực cuộc sống ở chiến trường thời kỳ chống Mỹ, trong đó nổi bật những chân dung dũng cảm, lạc quan, yêu đời của thế hệ trẻ cầm súng. Hình ảnh những anh lái xe, cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là những bức chân dung mà Phạm Tiến Duật đã có công góp vào bảo tàng những con người Việt Nam chiến đấu thời chống Mỹ. Nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật, ta được đến gần hơn với vẻ đẹp hồn nhiên, anh dũng của con người một thời đau thương mà hào hùng của lịch sử .

Hiện thực chiến trường và con đường Trường Sơn một thời đã giúp Phạm Tiến Duật tự phát hiện mình, phát hiện chất thơ của thế hệ mình trong những chi tiết hiện thực thô nhám và thuyết phục sự đồng cảm của người đọc bằng chất thơ trữ tình tươi trẻ, tinh nghịch, hóm hỉnh, lãng mạn.

Mùa xuân năm 1975, hoà bình trở lại trên đất nước Việt Nam, người chiến sỹ - nhà thơ Phạm Tiến Duật trở về cuộc sống đời thường. Thay vì cái thời trẻ trung, sôi nổi của thời thanh xuân nóng bỏng tại chiến trường, thơ ông trầm tư hơn trước những vấn đề thế sự, trước những đổi thay của cuộc sống,

trước những số phận của con người. Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997,

trường ca), Đường dài và những đốm lửa (2002, Tuyển tập) đã thể hiện

những cố gắng tìm tòi của ông trong việc đổi mới thi pháp thơ ca, nhưng người đọc dường như vẫn mong muốn điều gì đó nhiều hơn thế ở ông. Thiết nghĩ, mỗi con người, mỗi nhà thơ chỉ có một cái tạng, cái tạng ấy sẽ được thăng hoa đến đỉnh cao trong một điều kiện, một hoàn cảnh, một thời điểm nhất định. Với Phạm Tiến Duật cái thời ấy là Trường Sơn những năm tháng chống Mỹ. Nhà thơ chỉ có thể viết hay được về những gì mình có, những gì trở thành máu thịt của mình. Sau chiến tranh ông vẫn viết tiếp những "bài ca kháng chiến" đã bổ sung thêm, làm hoàn chỉnh, đầy đủ hơn cho phong cách nghệ thuật thơ. Sự từng trải cá nhân và sự chiêm nghiệm của cuộc sống trước

hiện thực mới đã tạo cho thơ Phạm Tiến Duật sau này có cả niềm vui và nỗi buồn, có bề cao, bề rộng và có cả bề sâu, có tập thể và có cá nhân, có rừng núi và có cả phố phường, có quá khứ và hiện tại, có khoảnh khắc và có muôn thuở vĩnh hằng...

Nhìn lại một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy rõ những nét riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân. Khuynh hướng sáng tạo chủ yếu của thơ Phạm Tiến Duật, nói như Lê Đình Kỵ, là đi tìm, khám phá cái đẹp của con người từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống. Thời gian thẩm định cho ta thấy thơ Phạm Tiến Duật có sức hấp dẫn kỳ lạ. Tài năng và lòng nhiệt tình gặp được mảnh đất hiện thực màu mỡ đã tạo nên một hồn thơ - một phong cách thơ Phạm Tiến Duật thật độc đáo.

Chƣơng 2

HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

Phong cách trong sáng tác của một nhà thơ không phải là một phạm trù nghệ thuật trừu tượng. Các dấu hiệu của phong cách dường như nổi lên trên bề mặt của tác phẩm như một thể thống nhất "hữu hình" và có thể "tri giác" được. Cái "hữu hình", cái ta có thể "tri giác" cảm nhận ấy, trước hết là hệ thống hình tượng nghệ thuật, sản phẩm của sự thể hiện và cải tạo hiện thực theo quy luật thẩm mỹ, đồng thời bộc lộ và cắt nghĩa về chính mình của người nghệ sĩ trước cái đẹp .

Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu phong cách thơ Phạm Tiến Duật thông qua hình tượng các nhân vật trữ tình và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật.

2.1. HÌNH TƢỢNG CÁC NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

2.1.1. Nhân vật trữ tình trong thơ

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người trong cuộc sống cho dù những nhân vật văn học đều có mẫu gốc từ đời sống hiện thực.

Nhân vật trữ tình trong thơ là một kiểu nhân vật văn học đặc biệt. Thông thường, nhân vật trong tác phẩm tự sự được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết qua lại được miêu tả trong mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là những con người được nhà thơ mượn làm đối tượng để gửi gắm thế giới tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh những cảm xúc về cuộc sống, con người của tác giả. Quan sát, cảm nhận, miêu tả đối tượng khách thể chính là một trong những phương thức biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thế giới quan của nhà thơ. Nhà thơ có thể tự biểu hiện bằng việc khai thác, đào sâu vào chính thế giới cái tôi của mình.

Đối với thơ ca cách mạng, xu hướng trữ tình hướng ngoại, hướng tới nhân dân, hướng tới những con người lý tưởng của thời đại ngày càng rõ rệt. Thậm chí có khi nhà thơ còn lùi lại hẳn phía sau, giấu mình để cho nhân vật tự biểu hiện, tự vận động. Thơ trữ tình Phạm Tiến Duật nằm trong trào lưu thơ ấy. Bàn về vấn đề nhân vật trong thơ, chính tác giả Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, đây là một vấn đề khó, bởi nhân vật trong thơ "mang tính huyền ảo

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)