Thơ là tinh chất của cuộc đờ

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 29 - 31)

Xuân Diệu quan niệm “Thơ trước tiên là cuộc đời, là hiện thực”, nhưng thực tế cuộc sống vốn phong phú đa dạng, nếu người làm thơ đưa vào thơ

“ngổn ngang trăm thứ” thì cũng khó mà “nên câu tuyệt diệu”.Vấn đề đặt ra là người làm thơ phải biết rút lấy tinh chất của hiện thực. “Làm thơ là lọc lấy tinh chất, lấy cái hồn sự vật” [7, 95]. Quy luật thẩm mỹ trong tác phẩm thơ theo Xuân Diệu còn được thể hiện ở vẻ đẹp tinh chất của thơ.Vẻ đẹp này đòi hỏi nhà thơ phải có năng khiếu thẩm mỹ chắc chắn để nhạy bén phát hiện được cốt lõi của sự vật tức là cái đánh thức được cảm xúc và trí tuệ của con người, có khi nó không phải ở vỏ ngoài mà lặn vào bên trong. “Tinh chất của vật là cái đập được vào sự xúc cảm, sự suy nghĩ của con người; nó không phải ở vỏ ngoài, mà lặn ở bên trong; tìm tinh chất là tìm cái phần người, cái phần nhân hoá trong sự vật” [ 7,38- 39] Mặt khác, nhà thơ còn phải biết chọn lọc một số nét thông thường, có khi quen thuộc, nhưng chính nhờ tâm hồn rung động của mình, những chi tiết sự vật tưởng như quen thuộc ấy lại hoá thành “mới” trở lại.Tinh chất là cái tinh tuý, cốt lõi, sâu sắc, bản chất đẹp đẽ, những gì có giá trị cao nhất rút ra từ mọi

sự vật và hiện tượng trong đời sống, như rượu nồng cất từ gạo nếp, như tơ óng rút từ ruột tằm, như “ những viên ngọc từ hồn nảy ra”…phẩm chất thẩm mĩ này của thơ là một nét để phân biệt sự khác nhau giữa thơ và văn xuôi. Vẫn là sự sống nhưng thơ có một thế g iới riêng, “ thơ khó” vì phải súc tích “ phải sắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần”. “ những sự vật thường thường vẫn nhạt, vẫn loãng, thi sỹ đem kết lại, đọng lại, tụ lại, làm nên những câu thơ đậm đà; tài liệu thì vẫn lấy trong đời thường, trong cuộc sống hằng ngày, trong những sự rung động của trái tim, của xương thịt; nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến thành ngọc châu”.

“Vì sao thơ khó? vì thơ đi xa hơn văn xuôi, thơ ỏ trong một thế giới riêng; thơ vẫn là sự sống, nhưng đầy sự sống đọng lại, kết tinh lại biến thành cái đẹp” [35,145]. Thông thường người đọc chỉ in sâu vào trí nhớ của mình những bài thơ hay những câu thơ hay mà họ cho là tinh hoa nhất, độc đáo nhất, sâu sắc nhất. Người làm thơ trong khi sáng tác muốn cho người đọc nhớ lâu thơ mình, cần phải rèn luyện một khả năng “đi trước thời gian”, làm cái công việc mà trí nhớ vẫn làm, nhưng lại không chờ đến năm tháng- “phải rút lấy tinh chất của sự vật để gây ấn tượng” [7, 38- 39]. Xuân Diệu khuyên những người làm thơ nên học kinh nghiệm rút tinh chất đời sống của Nguyễn Du trong truyện Kiều.Cụ Tiên Điền chỉ dùng 3254 câu lục bát mà “hồi hồi lớp lớp” là những “chuyện đời rất phong phú”, có cả “chiến tranh và hoà bình” ”[7,275]. Trong từng chặng sự việc diễn biến 15 năm của cuộc đời Thuý Kiều, “Nguyễn Du đều rút lấy cái tinh chất; từ trong cái dài, đã rút lấy cái ngắn; cái ngắn này lại gợi lên được cả cái dài” [7,39]. Ngược lại ông nhận xét Trần Đăng Khoa chưa biết rút tinh chất khi viết trường ca Khúc hát người anh hùng kéo dài ngót 1300 dòng thơ:

“Bởi vì kéo dài ra cho nên phải tả tỉ mỉ, đáng lẽ một chi tiết nên nói một câu, thì tác giả nói đến hai ba câu- như vậy là đã sai với cái

nguyên lý thuộc về thơ rồi: là hàm súc, hàm súc, là vẽ phác hơn là vẽ hết, là kêu gợi hơn là phô bày”. [7, 276].

Nhân làm giám khảo trong một cuộc thi thơ do tạp chí văn nghệ tổ chức năm 1961,Xuân Diệu đã phê bình hai bài thơ Gửi quê hương trung du của Xuân Hồng và Hoa vạn Thọ của Phù Thăng có ưu điểm

đưa chất hiện thực vào thơ, nhưng còn có nhược điểm đang dừng lại nhiều ở tài liệu. “Rất tiếc tác giả Xuân Hồng không hy sinh bớt đi một số nét, để rườm rà, làm cho những tình cảm sâu bị lộn xộn, rối rắm như tác giả chưa gỡ ra được, chưa vượt lên được để nắm những nét chính của sự sống, của đề tài”. Còn tác giả Phù Thăng trong bài thơ

Hoa Vạn Thọ đã nắm được khá kỹ, biết nhiều sự việc trong những

cảnh sống rất khác nhau, có một tầm bao quát, ôm trùm sự vật để làm thơ. Nhưng bài thơ lại rơi vào “ sự bộn bề của sự vật và lời nói, làm cho thơ đi đến một kết quả là truyền cảm khó khăn, khi đọc thì thấy bài thơ, gấp lại không thấy rõ nữa”. Sở dĩ như vậy là bởi tác giả chưa biết rút tinh chất thơ: “ôm trùm đến đâu cần phải rút tinh chất thơ đến đó” [10,198- 199]. Đúng như quan niệm của Xuân Diệu: thơ là tinh chất của cuộc đời, với thời gian thử thách, chỉ những bài thơ nào tinh chất thì mới còn lại trong trí nhớ người đọc muôn đời.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)