MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG PHONG CÁCH NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 103 - 104)

PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU

Phong cách và những vấn đề về phong cách đã có nhiều ý kiến bàn luận. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Phong cách nghệ

thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [18, 212]. Phê bình văn học không chỉ là khoa học mà còn là một nghệ thuật vì đối tượng của nó là văn học nghệ thuật, hay nói cách khác phê bình văn học là khoa học mang tính nghệ thuật. Và mỗi người phê bình, nói như Hoài Thanh cũng thường có “một sở trường riêng, một lối viết riêng, một phong cách riêng”.

Đi tìm phong cách thực ra là phát hiện cho được cái “sở trường, sở đoản, cái lối viết riêng của từng nhà phê bình. Bởi cùng viết phê bình, với một công việc là nhận xét, thẩm định, đánh giá tác phẩm, làm cầu nối giữa tác giả và bạn đọc, song mỗi nhà phê bình lại có một gu thẩm mỹ riêng, vì thế mà lối viết của các nhà phê bình là khác nhau. Những nghệ sỹ lớn thường hoạt động ở nhiều lĩnh vực, phong cách nghệ thuật của họ theo đó mà có sự phong phú đa dạng, nhưng cơ bản thống nhất với những đặc điểm nổi bật tạo nên một cái “tạng” riêng không lẫn với ai khác.

Tìm hiểu phong cách phê bình thơ của Xuân Diệu chính là đi tìm “lối viết riêng”, “sở trường riêng” của ông trong lĩnh vực này. Để nêu lên những đặc điểm về phong cách phê bình của Xuân Diệu, chúng tôi chủ yếu khảo sát hệ thống tác phẩm ở lĩnh vực phê bình thơ và đặt nó trong sự đối sánh với các nhà phê bình khác.

Dưới đây chỉ mới bước đầu nhận diện một số đặc điểm nổi bật làm nên phong cách phê bình thơ của Xuân Diệu.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 103 - 104)