Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình luôn có cái nhìn hướng tới công chúng, độc giả. Bởi trước hết ông là một độc giả yêu thơ, đến với thơ ca từ rất sớm. Hơn nữa bất cứ nhà phê bình nào trước khi phê bình họ cũng đều là công chúng, độc giả của văn học. Hay nói cá ch khác ở bình diện thứ nhất cả nhà phê bình và công chúng đều là độc giả của tác phẩm văn học.Ở bình diện thứ hai trên cơ sở lý thuyết và tầm hiểu biết cao nhà phê bình phải “điều chỉnh”, định hướng sự tiếp nhận các giá trị văn học.
Cùng với lao động nghệ thuật sáng tạo thơ ca, sau cách mạng tháng Tám, được tắm mình trong đời sống nhân dân, Xuân Diệu đã tâm sự chân thành:
“Tôi ao ước và ao ước chỉ một cái việc làm anh kép, bác xẩm vẻ vang đi bình thơ tận nơi cho những người chiến đấu và lao động nghe ngay tươi sốt, cũng đáng cho mình sống một, hai cái đời nữa !
“Tôi ao ước muốn viết được nhiều tiểu luận, vì công chúng mới của ta cần chiếm lĩnh kho tàng văn hoá, rất cần sự môi giới của nhà văn. Tôi ao ước viết Thi thoại, cái việc mà Tuỳ Viên xưa đã làm, mình với người đọc như đôi bạn gác đùi lên nhau nói chuyện thơ xưa nay, thích thì vỗ đùi mình hoá ra vỗ đùi bạn…Tôi ao ước làm thế nào hút nhuỵ mật từ những sáng tác quần chúng hiện nay đang lên một chất lượng cao, vượt bậc thành những bài thơ thật xứng đáng với tên ấy”. [6,14- 15].
Đó là “sự tâm đắc của lòng yêu” và cũng là “sức điện” thôi thúc Xuân Diệu đến với hàng trăm cuộc bình thơ, viết nên hàng nghìn trang tiểu luận, phê bình đầy sức cuốn hút người đọc. Ở lĩnh vực hoạt động này, chúng ta càng có cơ sở để hiểu hơn một phương diện thế giới tinh thần phong phú của nhà thơ Xuân Diệu qua những quan niệm của ông về phê bình văn học.
Trước hết, với Xuân Diệu dù là “phê bình nói” hay “phê bình viết” đều không ngoài mục đích đưa tác phẩm văn học nói chung và thơ ca nói riêng đến với người nghe người đọc. Ông ý thức được một cách sâu sắc, công chúng- người đọc, là lẽ sống còn của nhà văn. Nhà văn phục vụ nhân dân bằng tác phẩm của mình. Đó là mối quan tâm hàng đầu, là xuất phát điểm của Xuân Diệu khi đi vào sáng tác và nghiên cứu phê bình. Với quan niệm “thơ là thứ hoa càng nhiều người hái, nhiều người yêu, thì hoa thơ càng tươi càng sống”, Xuân Diệu rất thấm thía “thật ngây thơ dại dột là người nào viết thơ, phê bình thơ mà không thấy mỗi cá nhân người đọc là then chốt”. Câu chuyện giữa công chúng và nhà văn là câu chuyện giữa “mình với ta” “ mình với ta tuy hai nhưng là một”, ông gọi đó là “mối duyên văn tự”. “Mình là nghìn vạn tri âm tri kỷ của ta! ta là kẻ luôn luôn tìm đến hoà làm một với mình; ta chỉ xin được làm người đầy tớ của mình, phục vụ hầu mình suốt đời bằng ngòi bút” [10, 148].Ông chỉ rõ đây là mối quan hệ tương tác hai chiều: nhà văn tác phẩm phải tìm đến độc giả, nhưng công chúng độc giả cũng cần tìm cách đến với nhà văn, với tác phẩm có sự gặp nhau nhanh chóng hơn. Độc giả không chỉ là người cứu vớt cái chai trong tác phẩm như thi sĩ Pháp thế kỷ XIX Đờvinhi, mà trong chế độ mới độc giả còn là cái áo giáp giữ gìn che chở cho nhà thơ khỏi những lầm lạc. Nhà thơ ví mối quan hệ đó như quan hệ cá với n ước: “Phải, các anh, các chị bạn đọc là nơi tôi đi đến, là mộng tưởng,mơ ước của tôi; bạn là nước, tôi là cá, cá sung sướng quẫy đuôi trong nước xanh leo lẻo” [10,148- 149]. Xuân Diệu đã kể lại câu chuyện về nhà thơ Maiakốpski – một nhà thơ lớn được nhân dân Xô Viết và nhân dân thế giới rất yêu quý.Sinh thời, Maiakốpski đã phải phấn đấu cật lực để làm cho công chúng yêu và hiểu thơ mình. Với suy nghĩ : “Câu thơ khó nhất, nếu nó được bình giảng bằng vài ba câu giới thiệu, thì trở nên lý thú và hiểu được”,nhà thơ Xô Viết này đã đọc thơ mình cho
nông dân, cho thợ khuân vác bến tàu, cho công nhân nghe, và những người lao động ấy đã thông cảm và hiểu thơ của ông. Xuân Diệu đề nghị người phê bình nên học tập,vận dụng cái phương tiện tuyên truyền giải thích các tác phẩm mà Maiakốpski đã đề ra: “Các nhà văn, nhà phê bình, các cán bộ văn hoá, phát hành… đều nên là những người tuyên truyền cổ động cho những tác phẩm nâng cao”, ông cho rằng đây là cách tốt nhất để “cướp lấy thời gian”, để “rút ngắn cái thời gian thiệt thòi của quần chúng, nó đã lâu hàng nghìn năm rồi”.[10,154-159] Với quan điểm nhà phê bình phải luôn luôn gần gũi công chúng, bằng vốn hiểu biết sâu rộng của mình, Xuân Diệu dã viết hàng ngàn trang tiểu luận, phê bình viết vẫn chưa đủ ông còn là người đi nhiều nơi nói chuyện thơ với công chúng, theo Huy Cận ghi nhớ “có tới gần một nghìn cuộc bình thơ cho đến ngày Xuân Diệu mất”.Ông tự coi mình là “anh kép, bác xẩm vẻ vang” của cách mạng, đi bình thơ tận nơi cho nhân dân, giúp họ nâng cao trình độ thưởng thức thơ, lòng yêu thơ. Nhà thơ Pháp Mirây Găngxen gọi Xuân Diệu là “một người hát dạo của nhân dân trong thời kỳ hiện đại”.Về phía nhà thơ như vậy còn công chúng thì sao ? công chúng cũng nên ủng hộ nhà thơ bằng cách chống quan niệm “tự nhiên nhi nhiên” thủ công nghiệp và nông nghiệp, bằng một thái độ tìm hiểu chiếu cố; những bài thơ đoạn thơ thoạt đọc như là khó, thì chưa nên vứt đi ngay, mà hãy làm như Maiakốpski yêu cầu: thử đọc lại ba lần, năm lần, xem nó chứa đựng một cái duyên ngầm nào không. Có như vậy công chúng mới hưởng được niềm vui cao quý: Càng đọc càng hiểu sâu, càng phát hiện càng khám phá cái hay, vẻ đẹp đa dạng của thơ.
Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình với cái nhìn hướng tới công chúng, coi trọng vai trò của công chúng độc giả có cội rễ sâ u xa từ bản chất của một hồn thơ rộng mở luôn khao khát giao cảm với con người và cuộc đời. Đồng thời quan niệm ấy cũng thể hiện những