XUÂN DIỆU VỚI NỀN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 79 - 80)

Xuân Diệu là nhà phê bình luôn luôn theo sát những bước đi của nền thơ hiện đại, từ phong trào Thơ mới đến các giai đoạn phát

triển của thơ ca sau cách mạng tháng tám ở chặng đường nào Xuân Diệu cũng có những đóng góp quan trọng.Trước cách mạng không chỉ là một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, Xuân Diệu còn

góp phần tích cực làm nên chiến thắng của phong trào Thơ mới nói riêng, và trào lưu văn học lãng mạn nói chung, bằng các bài tranh luận sôi nổi đăng trên các báo, tạp chí Ngày nay, Phong hoá, Tao đàn…Có

thể kể tên các bài viết tiêu biểu như: Thơ của người, Thơ khó, Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Thơ Huy Cận, Công của thi Sỹ Tản Đà…Sau cách mạng, nền văn học mới ra đời, nền

thơ ca cách mạng ra đời, cùng với sáng tác thơ, hoạt động phê bình nghiên cứu thơ của Xuân Diệu ngày càng xông xáo sôi nổi. Ông nhiệt tình quan tâm, cổ vũ cho phong trào sáng tác thơ ca của quần chúng, ông viết hàng loạt bài phê bình về các phong trào thơ, tổng kết các cuộc thi thơ như: Viết về vệ quốc làm thơ, Thơ bộ đội, Thơ trong chiến dịch sông Thao, Thơ của công nhân và thơ về công nhân, cuộc thi thơ kháng chiến đầu tiên…Đó là chưa kể đến các bài tựa cho các

tuyển thơ hiện đại, các bài tiểu luận và phê bình thơ…Tất cả đã bộc lộ nhiệt tình và tâm huyết xây dựng vun đắp cho nền thơ Việt Nam hiện đại.Tuy quan tâm tới các phong trào thơ quần chúng, nhưng Xuân Diệu quan niệm, nền văn học của một đất nước đòi hỏi phong trào sáng tác của quần chúng phải “ kết tinh vào những tác phẩm hẳn hoi, vào những thi sĩ thật sự, hơn một mức nữa vào những thi gia ưu tú” [5, 274]. Với quan niệm ấy, Xuân Diệu một mặt bao quát đánh giá các phong trào thơ, mặt khác ông đã dành không ít thời gian để nghiên cứu

tìm hiểu thành tựu của các nhà thơ ưu tú trong nền thơ hiện đại. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi tìm hiểu công việc nghiên cứu của Xuân Diệu ở một số tác giả tiêu biểu nhất như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Huy Cận, Trần Đăng Khoa

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 79 - 80)