Nhà phê bình thơ phải có con mắt xanh biết thẩm bình tinh tế

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 49 - 53)

1.3.2.4 Nhà phê bình thơ phải có con mắt xanh biết thẩm bình tinh tế tế

Một nhà phê bình chân chính cần có rất nhiều phẩm chất, một trong những phẩm chất mà Xuân Diệu nhiều lần đề cập tới trong các bài phê bình tiểu luận của mình, đó là cái “gu” của nhà phê bình thơ, nhà phê bình thơ phải có con mắt xanh biết thẩm bình tinh tế. Trong tiểu luận công việc làm thơ, Xuân Diệu viết: “Tiếng Châu Âu tiếng

Pháp có chữ “gu”(gout) tức là năng khiếu phân biệt cái thanh và cái tục, cái ý nhị và cái sỗ sàng” [7,155]. Theo cách hiểu thông thường “gu” chính là khiếu thẩm mỹ, là năng lực cảm nhận cái đẹp. Cái “gu” của nhà phê bình thơ là linh khiếu, là khả năng nhận biết và định giá cái hay, cái đẹp của thơ, khả năng ấy kết tinh ở “con mắt Xanh biết thẩm mỹ”. Đây là một phẩm chất không thể thiếu ở một nhà phê bình giỏi, bởi công việc phê bình thơ nhiều khi “không ở trong phạm trù chân lý, đúng hay sai, mà ở trong phạm trù thẩm mỹ, trong phạm trù của cái “gu”, cái tinh khiếu thưởng thức. Ở đây cần phải rất bình tâm tĩnh trí, và không ở trong phạm trù chân lý, nên không thể dùng sự chứng minh” [7,266]. Hay nói như Nguyễn Đăng Mạnh: “Nếu các nhà khoa học khác phải nói chính xác về những đối tượng có thể cân đo đong đếm được thì phê bình văn chương lại phải nói những điều hết sức mong manh, mơ hồ nhiều khi là nửa hư, nửa thực” [25,343]. Giá trị của tác phẩm văn học không phải lúc nào cũng lộ ra ngay trên bề mặt câu chữ, vì thế nhà phê bình thơ “Phải có cái linh cảm của nhà nghệ sỹ chân chính để phun được cái hồn vào cho cái thân, phải làm cho cái hồn toát ra được từ cái thân, phải có cái linh nhãn để con mắt

sắc hơn dao”, và theo ý Xuân Diệu “con mắt sâu lại còn cao cường hơn con mắt sắc”[7,214], có như vậy nhà phê bình mới chạm tới được “cõi sâu kín” mơ hồ, mong manh của tác phẩm văn học, mới có thể đánh giá bình luận một cách xác đáng và định hướng thẩm mỹ cho công chúng. Muốn vậy nhà phê bình cần phải rèn luyện để có “con mắt xanh biết thẩm mĩ….đừng để lọt mất nhân tài” “cần có con mắt tinh đời, tinh văn, tinh thơ, để nếu chưa có đủ sự lùi xa đặng chọn được các tác phẩm hay nhất liệt được vào hạng cổ kim đông tây, thì cũng đừng gieo rắc sự thẩm mỹ kém, đừng làm cho một sự quá dễ tính đến mức xô bồ” [7,219-220].“Con mắt xanh” ấy giúp nhà phê bình phân biệt được thế nào là “văn thợ trời”, thế nào là “văn thợ vẽ”,phân biệt thứ thơ hay với thứ thơ khéo léo, phân loại “bài thơ nào còn là ở mức thợ thủ công, bài thơ nào đã là đại công nghiệp, nên phân biệt thơ hay ở mức “nghệ nhân” và thơ hay đến mức “nghệ sỹ”, lại đến đại nghệ sỹ”[7, 224].

Trong công việc phê bình thơ Xuân Diệu đã tỏ rõ mình là một nhà phê bình có con mắt xanh, biết thẩm mỹ. Cái “linh khiếu” “linh cảm” của người phê bình đã giúp ông cảm nhận được cái dư ba, cái khoảng lắng ngoài ngôn từ và sau ngôn từ, sự nhạy cảm tin h tế giúp ông khẽ chạm tới được “cõi sâu kín” mong manh mơ hồ khó nắm bắt của các tác phẩm văn học. Với con mắt xanh tinh tường Xuân Diệu đã phát hiện ra câu thơ Bố cu lổm ngổm bò trên bụng trong bài thơ Thân phận người đàn bà của Hồ Xuân Hương “không phải là một câu thơ

khôi hài thô kệch, và nông cạn; mà là một câu thơ nói cái bản lĩnh to tát của Hồ Xuân Hương”, ông cảm nhận người phụ nữ không phải là “em” là “thiếp” nữa, mà nàng đã trở thành bà mẹ tạo Tạo vật, bà mẹ thiên nhiên, đã là đất rộng núi sông [11, 442]. Hay câu Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve trong bài thơ Tát nước, nếu đọc lướt câu thơ này ta chẳng thấy gì cả, nhưng Xuân Diệu đã phát hiện ra cái kỳ diệu của

câu thơ chính là ở tư tưởng “biểu dương người phụ nữ lao động đến tót vời” của Hồ Xuân Hương [11,520]. Bằng tài thẩm thơ của mình Xuân Diệu đã xếp trường ca Khúc hát người anh hùng của Trần Đăng Khoa là một bài thơ được viết rất khéo chứ không phải là một bài thơ hay, “Trần Đăng Khoa với tập Khúc hát người anh hùng đã không

phát huy được chỗ mạnh của thơ anh khi còn tuổi thiếu niên, đó chính là “ cảm giác có tính chất thơ đối với cuộc sống”, mà anh đã đi vào kỹ xảo, anh đã viết rất khéo” [7, 273]. Con mắt xanh tinh tường của Xuân Diệu không chỉ phát hiện bản cáo trạng cuối cùng nằm ở màn đoàn viên tái hợp “mà đã tinh tế chỉ ra ba cấp độ trong ba lần Kiều cất tiếng của nạn nhân lên tố cáo”[17, 89]. Khi nghiên cứu phê bình, ở mỗi một nhà thơ Xuân Diệu đều lấy “mắt xanh” phát hiện và thâu tóm những nét độc đáo tiêu biểu, để dựng chân dung họ trong bảo tàng văn học dân tộc: “Nguyễn Trãi chính cống là một tâm hồn thi sỹ” [11,16], Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm, Thơ Cao Bá Quát có “ chất hào sảng và giọng bi tráng”[8,459-461], Nguyễn Khuyến-

“Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” [8,495],Nguyễn Đình Chiểu – “Nhà thơ mù toả sáng” “Một người xẩm bậc nhất” [8,669], Tản Đà- “Cái nắp xì hơi cho tâm hồn xã hội” [8,759], “Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sỹ đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã,dám có một cái tôi”.

Xuân Diệu là nhà phê bình thuộc giới văn nghệ sỹ, những tác phẩm phê bình của ông chủ yếu tập trung ở giai đoạn thứ ba (1945- 1985), tuy không phải là người thuộc thế hệ mở đường cho phê bình văn học Việt Nam, nhưng Xuân Diệu là một nhà phê bình xuất sắc, có vị trí quan trọng trong nền phê bình Việt Nam. Xuân Diệu có quan niệm về phê bình thơ khá rõ ràng, nhất quán, nó chính là biểu hiện sinh động,cụ thể hoá quan niệm thơ của ông: nhà phê bình phải coi

trọng vai trò của công chúng, lấy công chúng làm đối tượng phục vụ, nhà phê bình phải có ý thức về mục đích nhiệm vụ phê bình nhấn mạnh khát vọng cảm thông, thấu hiểu, và con mắt xanh biết thẩm bình tinh tế ở mỗi nhà phê bình. Với hệ thống các quan niệm trên v ề thơ về phê bình thơ chúng ta có thể kết luận Xuân Diệu không chỉ là một nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại, mà ông còn là một nhà phê bình có ý thức lý luận sâu sắc về thơ, một người tự giác cao độ trong mọi hoạt động sáng tác cũng như phê bình.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 49 - 53)