Kết hợp bình và giảng

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 115 - 127)

Bình và giảng là một đặc trưng riêng biệt của phê bình. Bởi vì muốn hay không, đã gọi là phê bình thì phải có bình chọn, bình giá, bình luận và phân tích, giảng giải để giúp người đọc và cả người sáng tác hiểu đúng thực chất giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong phê bình truyền thống bình và giảng thường dừng ở những yếu tố đơn lẻ mang tính chất thưởng ngoạn hoặc miêu tả. Ngày nay trong phê bình hiện đại, bình và giảng đòi hỏi người phê bình không chỉ phân tích đánh giá mà còn cắt nghĩa nguyên nhân thành công và hạn chế của tác phẩm. Chỉ riêng nghệ thuật bình giảng khác nhau cũng sẽ góp phần làm nên những diện mạo khác nhau về phong cách. Cùng khuynh hướng phê bình nghệ sỹ nhưng phong cách bình giảng của Xuân Diệu khác Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân…Nếu Hoài Thanh hay

Bình, Nguyễn Tuân thường hay tán, Chế Lan Viên thích Luận, thì

Xuân Diệu thiên về giảng giải.

Hoài Thanh, nhà phê bình nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại, người gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp phê bình và là người yêu thơ, am hiểu về thơ chỉ Bình chứ không Phê. Ông cho đó là “ sở trường”, “không thể sống khác viết khác được”. Hoài Thanh đã tâm sự “Cái điều có thể làm và trên thực tế tôi đã làm từ trước đến nay chủ yếu là bình thơ. Ngay những bài gọi là phê bình của tôi phần lớn

đều nặng tính chất bình thơ” [ 33, 204 ], vì thế mà khi nói về cuốn

Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh cảm thấy ngại nhất là nó mang tên nhà

phê bình “hai chữ phê bình, sao nghe khó chịu quá! Nó khệnh khạng như một ông giáo gàn. Bình thì được. Nhưng phê? Sao lại phê?” [ 32, 177 ]. Và cách bình thơ của Hoài Thanh là đi từ cảm đến hiểu “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, chọn cho trúng những câu thơ hay, dùng lời bình đích đáng vừa đủ “cho nó một cái đường viền để nêu bật nó lên” làm rung cảm tâm hồn người đọc, để người đọc tự tìm vào.Ví dụ một đoạn Hoài Thanh bình thơ Xuân Diệu theo lối điểm xuyết, mà thâu tóm được “hồn vía” của thi sĩ:

“Trong cảnh mùa thu rất quen thuộc với thi nhân Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới để ý đến:

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Cùng cái:

Cành biếc run run chân ý nhi.

Nghe đàn dưới trăng thu, chỉ Xuân Diệu mới thấy:

Linh lung bóng sáng bỗng rùng mình

Và mới có cái xôn xao gửi trong mấy hàng chữ lạ lùng này:

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời; Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi. Long lanh tiếng sỏi vang vang hận: Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

Cũng chỉ Xuân Diệu mới tìm được đồng quê cái cảnh:

Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới” [32, 106- 107].

Đây là một lời bình đặc sắc, đi vào trí nhớ của nhiều thế hệ người đọc.

Nguyễn Tuân, nhà văn nhà phê bình rất sành về ngôn ngữ nên thường kết hợp “bình” và “tán”, có khi chỉ một từ ghép nõn nường

hay nõn nà, ông cũng tán ra thành cả bài văn về băm sáu cái nõn

nường Hồ Xuân Hương. Hay từ câu thơ Xập xè én liệng lầu không- Cỏ

lan mặt đất rêu phong dấu giày, Nguyễn Tuân đã tán ra cả trang văn

thể hiện một sự quan sát sắc nhạy và thông tuệ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta hãy nghe ông tán về chữ phong trong câu thơ trên: “Một

khoảng sân đất, mấy vết chân in trũng xuống từ một trận mưa rào… và trên những vệt đọng của dĩ vãng, ẩm ướt đã sinh nở một thứ rêu lưu cữu. Hoàn toàn là một tấm tranh tĩnh vật; sân mốc và vệt xanh của sự vắng mặt. Sự vật ở ngoại cảnh thì nghèo và lạnh như thế, nhưng tiếng nói đặc sắc của người thơ đã làm cho nó ấm cúng hẳn lên. mà cũng nên vận dụng thêm đến cái lối nói của điện ảnh mà tìm hiểu tỉ mỉ, kỹ càng phẩm chất tạo hình của ngôn ngữ Nguyễn Du nhé. Khởi đầu là những miếng phim toàn cảnh thu cả cái sân rộng, rồi ống máy đi dần vào chi tiết trên diện sân và cuối cùng dí máy vào một cái khuôn đất in hình một cái đế giày. Trên thành vết hài, ống máy soi thật sát vào những mảng rêu rợn rợn lên một điều hi vọng nào. Cái hy vọng của chàng dò la tung tích nàng- nàng mà rêu thương nhớ vẫn “phong” lại gót hài. Rêu trong tiếng nói tinh diệu Nguyễn Du đã thành hẳn một thứ phong bì xanh của bức thư tình quên lại giữa trời” [ 40, 906 ]. Đây là một đoạn bình- tán của Nguyễn Tuân về nụ cười Sê Khốp: “Sê Khốp cười không to tiếng mấy khi, khi cười đôi mắt rất đẹp rất dịu hiền. Gorki bảo rằng chưa thấy một người thứ hai nào trong đời mà lại có thể cười như thế, cười một cách “cũng đầy tuệ giác như thế”. Đấy là tiếng cười đúng như Bernard định nghĩa về khoa hoạt kê “u mua”: “Là tất cả những cái gì làm bật lên được tiếng cười. Nhưng bên cạnh tiếng

cười tạo nên do môn hoạt kê khá nhất, vẫn chen lẫn vào một giọt nước mắt nữa”. “Cái cười mà Sê Khốp trào lộng, mỉa đời, nhưng đồng thời chan chứa biết bao yêu thương con người, chan chứa bao thiện ý đối với sự xây dựng cuộc sống tương lai.Không có cái gì liên quan đến sự tiến hoá của xã hội mà Sê Khốp lại dửng dưng” [ 41, 563-564 ].

Chế Lan Viên khi phê bình, thường không đi vào cảm nhận, bình thơ, giảng thơ từng câu từng bài, hay “tán” từng chữ, mà tập trung nói lên những “suy nghĩ và bình luận” có tính chất khái quát. Đoạn Chế Lan Viên lập luận về văn chương Tản Đà, Hoàng Tích Chu trong giai đoạn văn học giao thời đầu thế kỷ XX là một ví dụ:

“Tôi rất yêu Tản Đà là một thi sỹ có tài, nhưng tôi không nỡ dè bỉu Hoàng Tích Chu lúc ấy là một nhà báo có thứ văn cọc cạch.Đứng bên Hoàng, Tản Đà có lời văn xem như trong sáng biết bao. Nhưng đấy là cái trong sáng

“khăn là áo lượt lễ giáo con nhà” sắp chết của lối văn xuôi biền ngẫu “ngày cũng có sầu, đêm cũng có lúc sầu, mưa dầm gió bấc mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu”.. còn cái cọc cạch của Hoàng Tích Chu lúc ấy là cái đấm cửa chỉ là bất lực nhưng để mở cửa cho một lối nói xuất hiện trên văn đàn. Tôi không thú cái lỗ tai thẩm âm kém c ủa Hoàng Tích Chu, nhưng chính nhờ đó mà người ta cũng chóng chán cái lỗ tai thính trắc bằng đối đáp biền ngẫu ru đến mê người của văn xuôi Tản Đà và sự chán ngấy ấy rất cần thiết trên bước đường tiến hoá” [44,115].

Nếu không dùng lý lẽ, lập luận thì bằng “sức nghĩ khoẻ”, “cách nghĩ mới lạ”, nhiều chiều của một trí tuệ sắc sảo giàu mỹ cảm Chế Lan Viên đã làm cho những vấn đề đã quen thuộc trở nên hấp dẫn cuốn hút người đọc.Ví dụ khi viết về các nhà thơ ưu tú của nền thơ hiện đại, ông viết: “Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, nữ thi sỹ Anh Thơ là những người từ thế giới một người đến với thế giới

nhiều người, từ thung lũng đau thương ra đến cánh đồng vui, là những người xưa kia tự xé da thịt mình, nay vá lại thịt da và xây dựng mùa xuân”[44,65].Các hình ảnh “thung lũng đau thương” “cánh đồng vui” “xé da thịt” “ vá lại thịt da” thể hiện cách nghĩ mới lạ “sức nghĩ khoẻ” của Chế Lan Viên. Trí tuệ thông minh, tư duy triết luận đã giúp Chế Lan Viên tạo ra được cách nói ngắn gọn nhưng có sức khái quát cao.

Nghiên cứu phê bình đối với Xuân Diệu, một mặt là sự giao cảm hết mình với đối tượng như những tâm hồn tri kỷ, một mặt là sự giao cảm hết mình với người đọc. Vì thế phải làm sao cho người đọc hiểu mình. Muốn người đọc hiểu mình thì trước hết tự mình phải hiểu những điều mình nói. Mà đối với văn chương nhiều khi chỉ cảm được chứ không hiểu được. Xuân Diệu thì muốn độc giả hiểu mình đến nơi đến chốn, để cùng mình giao cảm thật sự với những hồn thơ. Văn chương trước hết là chuyện chữ nghĩa. Nghĩa đen nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, nghĩa tượng trưng… Xuân Diệu muốn phanh phui cho người đọc thấy rõ hết các lớp nghĩa, vì vậy trong văn phê bình của Xuân Diệu bình thường đi đôi với giảng, vừa bình vừa giảng để sự hiểu biết trở nên sâu sắc. Ta hãy lắng nghe một đoạn vừa bình vừa giảng về nhạc điệu dào dạt của Truyện Kiều dưới đây của Xuân Diệu:

“Có những câu thơ nhạc điệu ở khắp mọi nơi, đó là ánh vàng của mùa thu sáng trong rung thành nhạc điệu:

Long lanh đáy nước in trời,

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.

Có những câu thơ giáp hạt giữa chiều lặn với trăng lên:

Chim hôm thoi thót về rừng, Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành.

Chim hôm thoi thót: nó vừa lưa thưa lẻ tẻ về núi, lại vừa thoi thót như ánh chiều; có một cái gì lo sợ đâu đây! Sở Khanh sắp đưa Kiều đi chốn…

Có những câu chỉ có thể là tuyệt diệu, tuyệt diệu:

Sông Tần một dải trong xanh Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan.

“Trong xanh- loi thoi- dương quan cũng như là Bến Tầm- Dương- Canh- khuya- đưa- khách. Mấy thanh bằng không có dấu

huyền đưa cái chia phôi ra khắp không gian. Loi thoi bờ liễu, chứ

không phải là lôi thôi, loi thoi là lá liễu so le không đều, là bờ liễu

quanh co không thẳng, là tấm lòng nữa, nó xộc xệch, buồn buồn, mong nhớ, loi thoi…” [ 11, 88 ].

Lời bình giảng trên quả là tinh tế. Đoạn Xuân Diệu bình giảng bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến, cũng là một ví dụ về một cách

bình giảng mẫu mực:

“Bài Thu vịnh có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc

bộ). Có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ’’, - đây là “xứ Vườn Bùi’’ theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải là khu vườn nhà cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ bài

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Sao lắm ao thế! Cả huyện Bình Lục là

xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợn rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng. Khung ao tuy hẹp vậy, nhưng làng cảnh cũng không gi an. Nhìn lên: trời thu xanh cao đám mây đọng lơ lửng; trông quanh: các lối đi trong làng hai bên tre mọc sầm uất, chạy ngoắt ngéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại; mọi người ra đồng làm, cho nên làng vắng teo. Thơ hay là thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu các điệu xanh…; ở những cử động….; ở những vần thơ.

Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả nặng nề:

Trời muôn trượng thẳm làu làu sạch,

đến Nguyễn khuyến đã thành ra:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Thật trong sáng nhẹ nhàng, như không có một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người. Các bạn mới làm thơ nên khái niệm cho được thế nào là sự “đắc đạo” trong nghệ thuật ngôn ngữ” [ 8, 504-505 ].

Đoạn văn trên kết hợp giữa bình với giảng, Xuân Diệu g iảng nét đặc sắc của ao thu làng quê và vẻ đẹp của Thu điếu bằng cách sử dụng

các thao tác đối chiếu miêu tả, phân tích. Lời bình về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến trong lịch sử thơ dân tộc và sự đắc đạo trong nghệ thuật, là lời bình vừa có sức khái quát về nội dung, vừa cô đọng về lời, vừa biểu lộ được thái độ của người bình.

Ít có nhà phê bình nào có được cách bình giảng kỹ lưỡng như Xuân Diệu, sợ người đọc không hiểu hết thơ, không hiểu hết mình ông giảng giải đến kỳ cùng, dường như ông muốn “đào sâu tát cạn” để cho mọi thứ đều trở thành rõ nghĩa, đây là chỗ hay mà cũng là chỗ dở trong phong cách bình giảng của Xuân Diệu. Để làm được điều đó Xuân Diệu đã phải vật lộn với từng câu từng chữ một của câu thơ, đặc biệt là thơ cổ điển với nhiều chữ cổ và lối diễn đạt quá hàm súc. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một tập thơ cổ nhất bằng tiếng mẹ đẻ

của ta, đối với người đọc hiện đại chúng ta ngày nay, không dễ gì hiểu nội dung cũng như cảm được cái hay cái đẹp của tập thơ. Với khả năng bình giảng của mình, Xuân Diệu là một trong những người có công đưa thơ Nguyễn Trãi trở về gần gũi với chúng ta. Từ dắt tay

trong câu thơ Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay, sau khi đọc đi đọc lại tìm

hiểu nhiều lần Xuân Diệu đã giảng như sau: “ Nhà thơ đi đủng đỉnh,

nghĩa là thong thả mà vững vàng, cho nên không cần buông tay để “ đán xa” lấy đà mà bước, mà hai tay đút túi, gắt vào túi áo nếu là mặc áo bà ba. Nhưng thuở ấy có thứ áo cán có hai túi hay không? nếu không có thì đây là nhà thơ giắt hai tay vào cạp quần, vào thắt lương lụa hoặc vả một tư thế mà thủa nhỏ, tôi đã thấy các ông cụ vẫn làm như thế.” [ 11, 25 ].Giảng từ tiêu sái trong bài thơ thứ 10, chùm thơ

Ngôn chí của Nguyễn Trãi: “Tiêu sái nghĩa là không bợn, thanh thoát,

không “phải lợi danh vây”, từ Hán - Nôm này, tôi đã yêu cái âm thanh của nó từ 50 năm trước:

“Đàn ai tiêu sái- khiến khách giang hồ tình ái ngại…”; Nguyễn Trãi đặt trước tính từ Hán- Nôm này hai chữ “ ít nhiều” thật là sinh động; niềm tiêu sái khó mà đo lường, cho nên nhà thơ đong đo nó, thì bèn dùng một chữ mơ hồ ít nhiều tiêu sái rất có duyên; bản thân cả bài thơ cũng thật là tiêu sái!” [11, 81].

Sự cảm thụ tác phẩm nông hay sâu, phong phú hay hạn hẹp xét đến cùng là do mỗi người đọc thơ có một trường liên tưởng thẩm mỹ khác nhau tạo nên bởi những trải nghiệm sâu sắc lưu lại trong tâm hồn anh ta những ấn tượng thẩm mỹ với một mật độ nhất định. Bình thơ giảng thơ xét đến cùng là phân tích và diễn tả những liên tưởng thẩm mỹ từ những yếu tố nào đấy của tác phẩm văn học với những ấn tượng vốn có trong trường liên tưởng thẩm mỹ với người đọc thơ. Trong bài

Yêu thơ Bác, Xuân Diệu đã giảng rất hay bài thơ Nhập Tĩnh Tây huyện

ngục của Hồ Chí Minh, bằng cách liên tưởng đến bài Độc toạ Kính Đình sơn của Lý Bạch, bài thơ đã gây ấn tượng sâu sắc cho ông từ tuổi

thiếu niên.

Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn

Tương khan lưỡng bật yếu Uy hữu kinh Đình sơn.

“Bài thơ Lý Bạch hai mươi chữ, lưa thưa bốn câu mấy nét, mà sao vượt được hơn một nghìn hai trăm năm để đễn với ta ngày nay….Như thế là bài thơ có một chất gì đó mà mọi người cảm thấy trong mười hai thế kỷ…Cái chất “như là chẳng có gì” mà “ có rất nhiều” thật là kỳ lạ!

Mây mưa mây tạnh bay đi hết

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 115 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)