Nhà phê bình phải có ý thức về mục đích, nhiệm vụ phê bình thơ

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 43 - 44)

Đi trên đường lớn, khi cái tôi – cá nhân cá thể được hoà nhập với cái

ta rộng lớn của đất nước dân tộc. “Cách mạng đã mở ra cho tôi những chân trời mà trước đây tôi không thể mơ ước được… Sự công nhận của đông đảo quần chúng là nguồn sức mạnh, nguồn cảm hứng của tôi…”

1.3.2.2 Nhà phê bình phải có ý thức về mục đích, nhiệm vụ phê bình thơ thơ

Trong mối quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc, phê bình văn học chính là chiếc cầu nối giữa tác giả, tác phẩm và người đọc; nhà phê bình chính là người môi giới hết sức cần thiết giúp cho công chúng chiếm lĩnh kho tàng văn hoá nói chung và thơ ca nói riêng.Đó chính là mục đích của phê bình, mục đích ấy luôn luôn được Xuân Diệu xác định rõ ràng trong các bài tiểu luận của mình. Phê bình thơ một mặt phải cổ vũ, động viên khuyến khích được phong trào sáng tác; mặt khác phải đấu tranh chống những quan điểm hoặc cực đoan, hoặc thô thiển dung tục về văn hoá văn nghệ. Điều quan trọng là vừa bảo vệ được những giá trị đích thực của thơ, vừa giúp các tác giả thơ có ý thức phấn đấu nâng cao chất lượng sáng tác, vừa định hướng thẩm mỹ đúng đắn cho công chúng, giúp cho công chúng ngày càng nâng cao trình độ thưởng thức thơ, đánh giá thơ, hướng tới xây dựng một nền thơ hiện đại. Xuân Diệu Bàn về chất lượng thơ, Phê bình giới thiệu thơ không có tâm tình nào khác hơn là “muốn sản phẩm thơ của chúng

ta được người đọc công nhận hơn nữa, mến yêu hơn nữa, có tác dụng với bạn đọc với cương vị là thơ” [7, 205], giúp cho những người làm thơ “nghiêm ngặt đối với ngòi bút của mình”.

Về nhiệm vụ của phê bình thơ, xuân Diệu khẳng định điều quan trọng nhất là phải đưa cái đúng, cái tốt, cái hay của thơ vào công chúng. Đó là mãnh lực của thơ để đưa mọi người lên đường đấu tranh,

xây dựng. Yêu cầu của quần chúng lao động ngày nay là không chỉ được thưởng thức cái đúng, tức không sai, thuộc phạm trù chân lý; tốt không xấu, thuộc phạm trù đạo đức, mà cần có cái hay, tức không dở, thuộc phạm trù thẩm mỹ – cái hay ở đây bao gồm: đẹp đẽ, hấp dẫn, thoả mãn cái nhu cầu về tình cảm, xúc cảm, những khát kh ao và những mơ mộng…[7, 286]. “Nhân dân lao động có quyền được hưởng những tác phẩm hay có chất lượng cao” [7,220]. Nhân dân lao động yêu cầu các nhà thơ giáo dục họ xuyên qua cái đẹp, cái tình cảm rung động, cái xúc cảm sâu sắc, họ có một mảng tâm hồn mà họ yêu cầu thơ thoả mãn cho mình” [7, 287]. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của phê bình thơ là “cần nêu được cái hay tuyệt vời, hoàn mỹ” của các tác phẩm thơ, để “giúp các bạn yêu thơ hiểu một thời đại, một nền thơ, một nhà thơ”

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 43 - 44)