Những phát hiện về chủ nghĩa nhân đạo trongTruyện Kiều của Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 60 - 66)

Nguyễn Du

Nguyễn Du và Truyện Kiều là niềm tự hào của văn học dân tộc

và nhân loại, đó chính là nơi thử thách của nhiều cây bút nghiên cứu phê bình, nói như Xuân Diệu Truyện Kiều vẫn còn đủ sức làm “gãy

lưng” nhiều nhà phê bình. Từ khi ra đời cho đến nay, mấy thế hệ đã để lại nhiều cách nhìn nhận đánh giá, ngày nay và cả trong tương lai người ta sẽ còn tiếp tục viết, bàn luận tranh cãi về Truyện Kiều, về Nguyễn Du. Chính vì Nguyễn Du cũng như Sếcxpia - theo lời của V. Huygô - “là một con người đại dương”, Nguyễn Du, Truyện Kiều,đó

chính là cuộc sống sinh động bất tử. Xuân Diệu đặc biệt rất say mê

Truyện Kiều, mỗi lần đọc Nguyễn Du ông lại nhận thấy “Nguyễn Du

mới quá trẻ quá, hơn 150 năm nay tuyệt nhiên chưa có một nếp nhăn nào, một chút bụi thời gian nào in được trên thiên tài Nguyễn Du; thiên tài đó vẫn cứ

“hải đường mơn mởn cành tơ”, vẫn cứ “bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”, vẫn cứ huyễn diệu chúng ta, làm chúng ta say mê như điếu đổ” [11,150]. Chúng ta cảm nhận được niềm say mê, cảm phục của Xuân Diệu trên từng trang nghiên cứu: “Mỗi lần nói đến chúng ta lại cứ như người hăng, bốc, chưa kể câu chuyện cho người nghe đã vội khen

trước“hay quá” “hay quá”, là “tuyệt trần” [11,150]. Trong nhiều cách nhìn nhận đánh giá Truyện Kiều, Xuân Diệu đã có một cách tiếp cận

riêng để phát hiện nhiều điều mới mẻ.

Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép với độ phong kiến

tàn bạo, thối nát. Điều ấy ai cũng rõ, nhưng Xuân Diệu lại phát hiện một cách bất ngờ ở cái phần đoàn viên rất có hậu ở cuối truyện, Nguyễn Du đã viết nên một bản cáo trạng cuối cùng. Màn đoàn viên với gia đình,đoạn Kim Kiều tái hợp xưa nay có nhiều ý kiến khác nhau. Không ít người cho là gượng gạo,là sự cưỡng lại của Nguyễn Du đối với lôgíc cuộc sống đương thời. Có người thì cho rằng cứ để Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường xong là kết thúc tác phẩm “chết như thế thì sức tố cáo của tác phẩm sẽ mạnh mẽ hơn,ấn tượng mà Nguyễn Du để lại cho người đọc sẽ sâu xa hơn, lâu dài hơn” [33, 237]. Xuân Diệu cho rằng kết thúc như thế là “đưa kịch tính lên đến bi đát bi quan” theo quan niệm của nhiều truyện và kịch Châu Âu, ông lý giải sự sống và cái chết của nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn không phả i do tác giả quyết định, mà do “thế nội tại của nhân vật và sự việc, do tương quan và muâu thuẫn trong xã hội…”, mặt khác khi kết thúc câu chuyện “cũng không nên coi thường cái nguyện vọng chính đáng của đại chúng muốn lấy thấy công được thưởng, tội bị trừng trị, người hiền, người tốt cuối cùng thắng bọn xấu, bọn ác” [11, 268], nếu Kiều chết như vậy thì toàn thể người đọc trong xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam không chấp nhận. Có lẽ chính bởi vậy mà Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du đã để cho nhân vật của mình sống trở về đoàn tụ với gia đình. Nhưng không phải vì thế mà Truyện Kiều của Nguyễn Du

rơi vào một kết thúc có hậu dễ dàng và chiếu lệ giống như nhiều truyện dân gian ta đã từng gặp, Xuân Diệu- kẻ hậu sinh tri âm tri kỷ với Tố Như đã đọc được ở đó bản cáo trạng cuối cùng: “Ai có ngờ đâu chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và văn tài của Nguyễn Du đã mở ra

một chân trời văn chương dào dạt, ở ngay cái nơi mà người ta không ngờ đến; Nguyễn Du đã sử dụng triệt để cuộc đoàn viên, để tính sổ một lần cuối cùng. Bản cáo trạng bất ngờ thật ra nằm rõ mồn một trong chương đoàn viên này” [11, 273]. Cùng cái kết thúc ấy, so sánh Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du, Xuân Diệu đánh giá: “Trên nguyên cốt truyện, Nguyễn Du đã sáng tạo thêm rất lớn, đã làm thành bản cáo trạng cuối cùng của Truyện Kiều, nằm ngay trong lúc vui vẻ nhất”.[11, 270 ].Với trái tim nghệ sỹ lớn đau đớn xót xa da diết, Nguyễn Du không chỉ nói vài nét sơ lược như Thanh Tâm Tài Nhân, mà “mỗi lời là mỗi thương yêu Thuý Kiều, thương yêu số phận con người trongThuý Kiều” “mỗi ý run lên bần bật, trong mỗi lời là có mười lăm năm đau khổ; trong cả chương Kim Kiều tái hợp, trong lời, ngoài lời đâu đâu cũng có cái khối đâu đớn mười lăm năm ấy” [11, 271-272]. Sau mười lăm năm lưu lạc nay về đoàn tụ với gia đình, Kim Kiều tái hợp sung sướng hạnh phúc biết bao nhiêu, đằng sau “những nụ cười tươi nở, những sắc mặt vui sướng, “nỗi mừng biết lấy chi cân?”, Xuân Diệu cảm nhận được nỗi đau đớn uất ức, nỗi xót xa thường trực trong tâm hồn Nguyễn Du. Lúc tái hợp này rõ ràng là khi Nguyễn Du uất ức lên cao độ nhất, bởi nàng Kiều mà ông vô cùng yêu thương trân trọng, bây giờ, sau mười lăm năm lưu lạc đã bị cái xã hội xấu xa ấy giày vò đến “nát hết cả tấm thân”

Thiếp từ ngộ biến đến giờ Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.

Bây chầy gió táp mưa xa!

Mấy trăng cũng khuyết! mấy hoa cũng tàn! Còn chi là cái hồng nhan?

Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?

Nỗi tủi nhục xót xa như ngấm vào tận trong xương thịt, lời nói của Kiều là gì nếu không phải là bản cáo trạng xã hội, bản cáo trạng

do chính nạn nhân lập nên- “nạn nhân sống sót của mười lăm năm chúng bay”. Đọc những trang viết của Xuân Diệu ta nhận thấy ông thực sự thấu hiểu những điều tâm huyết gan ruột của Nguyễn Du và cảm thông với nỗi đau của nàng Kiều, từng con chữ của nhà phê bình cũng thổn thức run rấy với những nỗi niềm đau khổ của Kiều: “Ba mươi tuổi chính là lúc người đàn bà đầy đặn trong yêu, sinh đẻ những đứa con đẹp đẽ khoẻ mạnh nhất; ỏ tuổi ba mươi ấy, nàng Kiều mang mãi trong mình một vết thương đau. Nàng Kiều không thể bước qua được tâm hồn của mình, nó rất thanh tú, tư cách của mình, nó rất tôn trọng” [11, 281]. Xuân Diệu đã phân tích cho người đọc thấy rõ: mặc dù tái hợp, nhưng người ta vẫn phải nghĩ đến một thực tế là Nàng Kiều ba mươi tuổi sẽ sống như thế, thực chất là không chồng không con cho đến hết cuộc đời. Như thế sức tố cáo của tác phẩm thật mạnh mẽ, Xuân Diệu quả thật sâu sắc khi đã phát hiện ra điều mà nhiều nhà phê bình chưa nhìn thấy.

Bằng tài năng và niềm say mê của mình,cứ mỗi lần đọc lại Truyện Kiều Xuân Diệu đều đánh thức được ở người đọc những cảm nhận tinh tế, mới mẻ, và sâu sắc. Ông đã phát hiện ra ở Truyện Kiều

“vấn đề chữ mình” được đặt ra một cách tập trung, gay gắt và da diết hơn cả. Để chứng minh điều đó, Xuân Diệu đã thống kê chữ “mình” trong một số tác phẩm viết trước và sau Truyện Kiều để so sánh. Theo

Xuân Diệu trước Nguyễn Du, người gợi ra vấn đề số phận con người sớm hơn cả là Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc,sau đó là

Phạm Thái trong câu chuyện tình Sơ Kính Tân Trang, thơ Hồ Xuân

Hương, truyện Nôm Hoa Tiên. Sau Nguyễn Du bà Huyện Thanh Quan

có nói một cách thưa thớt trong bài Qua đèo ngang, Đinh Nhật Thận

trong Thu dạ lữ hoài ngâm, Cao Bá Nhạ trong Tự tình khúc, hay

truyện Nôm Hoàng Trừu. Ở các tác phẩm này “vấn đề chữ mình” chỉ

Kiều mới đặt vấn đề chữ “mình” một cách tập trung hơn cả, một cách

gay gắt, điển hình, một cách da diết, u uất, giận tức” [11,303]. “Xuân Diệu cho rằng, không biết Nguyễn Du đã tự giác được vấn đề đến mức nào? Nhưng theo cách hiểu triết học của chúng ta ngày nay thì đó là vấn đề “con người cá nhân” vấn đề quyền sống quyền hạnh phúc của

mỗi con người” [36, 106 ]. Xuân Diệu phát hiện khi nói về con người cá nhân Nguyễn Du hay dùng hai chữ “một mình” và

“ riêng”. Có những câu thơ Nguyễn Du dồn ba chữ riêng và đóng

bằng một chữ “một mình” (nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình),

có những câu thơ tập trung ba, bốn chữ mình (Giật mình mình lại

thương mình xót xa, một mình mình biết một mình mình hay).Hai chữ này khi dùng để nói về Thuý Kiều:

Một mình lưỡng lự canh chầy Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh

Hoa trôi bèo dạt đã đành

Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi. Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi,

Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn Nỗi riêng riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn tấm khăn…

Khi thì Thuý Vân xót thương nói với chị:

Một nhà để chị riêng oan một mình.

Khi Kim trọng tương tư Kiều:

Niềm riêng nhớ ít tưởng nhiều, Xăm xăm dè nẻo Lam Kiều lần sang.

Khi lại dùng để nói Thúc Sinh mê Kiều, bộc bạch tấm lòng: ….Từ thủa tương trí,

Lúc dùng để nói tâm sự của Hoạn Thư khi khấu đầu tạ tội trước mặt Kiều:

Lòng riêng riêng những kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

Qua đó Xuân Diệu thấy được quan niệm của Nguyễn Du về con người “Nguyễn Du lấy mỗi con người với cương vị là một bản người cá thể, cương vị là một cá nhân con người”. Suốt hàng nghìn năm phong kiến con người cá nhân bị đè bẹp, bị khép vào những “khuôn phép bất nhân”, xã hội phong kiến phủ nhận quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, mỗi cá nhân con người cứ mang riêng một nỗi u uất, đòi quyền sống, quyền tự phát huy mình, quyền có cái riêng chính đáng của mình.Ta đã thấy cái bức bối, uất ức đó trong thơ Hồ Xuân Hương, trong cái chết đau xót của Trương Quỳnh Như (Sơ kính tân

trang). “Qua nàng Kiều, Nguyễn Du muối nói cái đòi hỏi u uất đó của

hàng triệu người” [11,306] phải đến gần hai trăm năm sau văn học mới đề cập trực diện đến con người cá nhân, Xuân Diệu nhắc lại để người đọc thấy hết được ý nghĩa sâu sắc, tiến bộ của vấn đề mà Nguyễn Du đưa ra trong Truyện Kiều.

Xuân Diệu đã cho người đọc thấy rõ cái “vấn đề chữ mình”

được Nguyễn Du đặt ra một cách riết róng, tập trung trong Truyện Kiều đến thế nào. Trong suốt mười lăm năm lưu lạc, Nguyễn Du miêu

tả năm lần Kiều nhớ nhà, Xuân Diệu phân tích khá kỹ năm lần nhớ nhà ấy “Nguyễn Du lấy chỗ xuất phát là tâm trạng, tấm lòng của một con người, một chữ mình cho nên khi kể lại “Những tai biến phi thường của Thuý Kiều trong mười lăm năm, Nguyễn Du biết những chỗ nào nên đặt bút nghỉ để nhìn trước trông sau, như đặt Thuý Kiều trong một cái sân ga lưu lạc” [11, 319], năm lần nhớ nhà Xuân Diệu gọi đó là “năm cái ga tâm lý”, Vì sao Nguyễn Du đặt năm chặng nhớ nhung trong Truyện Kiều? Xuân Diệu cho rằng “Năm cái ga tâm lý ấy

làm cho truyện thơ càng xoáy sâu vào vấn đề thân phận của một con người” [11,324]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã từng đánh giá rất cao về giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều, nhưng có lẽ phải đến những trang nghiên cứu sâu sắc, công phu này của Xuân Diệu người đọc mới thấm thía cảm nhận được chiều sâu của giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.

Kết hợp sự suy nghĩ công phu với cách cảm nhận tinh tế của một nhà thơ, Xuân Diệu giúp người đọc nhận thức được đầy đủ, sâu sắc hơn về thiên tài dân tộc Nguyễn Du. Bằng cách phát hiện bản cáo trạng cuối cùng nằm trong chương đoàn viên, vấn đề chữ mình trong Truyện Kiều, Xuân Diệu đã Làm cho những giá trị nhân văn cao cả

Nguyễn Du một lần nữa thăng hoa toả sáng. Trong biết bao người đã viết về Nguyễn Du, Xuân Diệu là người đã đến gần Nguyễn Du hơn cả. Hỏi ai hơn nhà thơ tình của thời đại chúng ta hiểu được Kim – Kiều: Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu?

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu (Trang 60 - 66)