Dụng điển tạo nên tính trang nhã tinh tế trong điễn đạt

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 121 - 125)

Lúc tác giả gặp những điều khĩ nĩi khi bộc lộ ý tưởng, hoặc khơng tiện nĩi thẳng ra, nếu nĩi ra một cách thơng thường thì lời thơ, ý văn trở nên khiếm nhã, thậm chí thơ tục, họ phải nhờ đến điển cố, làm cho lời thơ nhẹ nhàng, ý thơ được thanh tao, nghiêm túc. Dương Tái trong Thi pháp gia số cĩ nĩi rằng: “Cổ nhân thường muốn nĩi bĩng giĩ để can gián, thường mượn điều này để nĩi điều kiạ Bề tơi khơng vừa lịng vua thì mượn lời vợ suy nghĩ về chồng hay nhờ sự vật trình bày để thơng tỏ ý mình” (Theo dẫn[22; 86]). Người ta thường mượn điển để nhờ xưa ví nay, làm người đọc vừa hồi niệm chuyện xưa, vừa nghiệm chuyện naỵ

Trong Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ khi bày tỏ nỗi oan ức và trơng mong vào sự khoan hồng của vua tác giả đã thốt lên rằng:

Ngày mong chữ gấm, đêm mong chiếu vàng”

“Chữ gấm” tức bài thơ dệt trên gấm của nàng Tơ Huệ, vợ của Đậu Thao đời Tấn, giâng lên vua xin cho chồng đang đi thú xa được trở về. Ý nĩi sự tha thiết mong đợi được vua chiếu cố đến của kẻ đang chịu đựng nỗi oan ức. Gạt bỏ đi nội dung điển cố cĩ thể hình dùng niềm khắc khoải ao ước được giải oan, phục hồi lại nhân phẩm và tình cảnh yên bình như trước kiạ Tuy nhiên nếu biết được thêm điển cố thì sự cảm nhận càng thêm sâu sắc và tinh tế.

Trong Cung ốn ngâm khúc rất nhiều điển cố được sử dụng làm tăng thêm vẻ thanh nhã tinh tế. Khi miêu tả chuyện chăn gối của người cung nữ và vua tác giả đã viết:

Cái đêm hơm ấy hơm gì

Bĩng dương lịng bĩng đồ mi trập trùng”

Dương”, “đồ mi” dù là thực vật cũng cĩ cảm giác như con ngườị Từ “bĩng” rất gợi hình vừa chỉ thời gian ban tối vừa ẩn dụ chỉ ngườị “Bĩng dương”

chỉ vua, “bĩng đồ mi” chỉ người con gái trong đêm đầu tiên hầu cận vuạ Câu thơ vì thế mà khơng mang vẻ thơ tục.

Hoặc:

“Đệm hồng thúy thơm tho mùi xạ Bĩng bội hồn lấp lĩ trăng thanh

Mây mưa mấy giọt chung tình

Đình trầm hương khĩa một cành mẫu đơn.”

“Mây mưa" do tiếng Hán vân vũ. Chuyện thuật lại như sau: xưa kia vua nước Sở đến chơi đền Cao Đường mệt mỏi mà ngủ thiếp đi mộng thấy một người đàn bà đến nĩi rằng: Thiếp là thần nữ Vu Sơn, làm khách đến Cao Đường, nghe nhà vua ngự chơi ở đây, xin nguyện đến hầu chăn gốị Nhà vua nghe thấy thế đem lịng yêụ Khi từ biệt người con gái ấy cịn nĩi rằng: thiếp ở mé Nam núi Vu Sơn, nơi ấy hiểm trở, sớm làm mây, chiều làm mưa, sớm sớm, chiều chiều ở dưới chân núi Dương Đàị Do điển này văn học cổ dùng vân vũ, mây mưa, vu sơn, vu giáp…để chỉ trai gái gặp gỡ, ân ái với nhaụ

“Bĩng dương lấp lĩ trong mành Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa”

Ở đây Nguyễn Gia Thiều đã dùng điển “mây mưa” để chỉ chuyện ái ân của vua với người cung nữ, như thế câu thơ khơng mang ý thơ tục mà trở nên nhẹ nhàng tinh tế hơn.

Thích hợp với tính chất bác học, điển cố cịn thể hiện cái đẹp ở sự trang trọng, uyên bác, quý pháị Điển cố được sử dụng nhiều trong văn chương bác học. nhìn chung loại văn chương này chỉ chú ý miêu tả những nét “cao quý” vì vậy yêu cầu lời thơ lời văn phải tao nhã, trang trọng, gợi mở, tránh nĩi thẳng. Lê Hữu Kiều khi bàn về thơ cĩ nĩi: “Làm thơ khơng trang nhã sẽ mắc bệnh quê mùa, đặt câu khơng sắc sảo sẽ mắc vào bệnh thơ lỗ kém cỏi” (theo dẫn[22; 51]). Dùng điển cố nhà thơ sẽ tránh được những khuyết điểm ấy, bởi vì nét đẹp trang nhã, đài các của điển cố cịn thể hiện ở sự tinh tế, kín đáọ

Trong đoạn hồi ức về vua Quang Trung trong Ai tư vãn, tâm thức của Ngọc Hân cơng chúa khi trở về với ngày tháng hạnh phúc bên chồng rồi lại đứng trước thực tế đau đớn của sự li biệt qua hình ảnh ẩn dụ nhẹ nhàng kín đáo:

“Theo buổi trước ngự đèo Bồng đảo Theo buổi sau ngự nẻo Sơng Ngân”

“Bồng đảo” – tức đảo bồng lai, chỉ cõi tiên, cũng được nhà thơ ví với cảnh hạnh phúc ái ân. “Sơng ngân” – tức sơng Ngân Hà, nhắc nhớ đến chuyện Ngưu Lang và Chức Nữ mãi mãi ngăn cách bởi sơng Ngân định mệnh. Thay vì nĩi cụ thể sự việc sợ khiếm nhã, nhà thơ mượn điển cố để diễn tả.

Để gốc rễ tình cảm nảy nở tươi thắm, ngơn ngữ của thơ phải đẹp đẽ, tinh tế, ngơn ngữ thơ phải tạo hình tượng và truyền cảm, điển cố mang mang sắc thái hình ảnh, ý nghĩa của lịch sử, triết lí, tư tưởng, tâm hồn, đã đơm thêm cho lời thơ một bơng hoa đẹp. Chinh phụ ngâm miêu tả tâm trạng của người chinh phụ khi chồng sai hẹn:

“Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu Hỏi ngày về, ước nẻo quyên ca

Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo”

“Oanh” là chim oanh, chim vàng anh, hồng anh, hồng ly thuờng hĩt vào tháng haị “Liễu” là cây liễu yếu, cành nhỏ dài như cái roi, luơn luơn rũ xuống: “Lơ thơ tơ liễu buơng mành. Con oanh học nĩi trên cành líu lo” (Truyện Kiều).

“Quyên ca” là chim đỗ quyên ca, chim đỗ quyên cịn gọi là chim quốc, thường kêu suốt ngày hè. Tiếng gọi “cuốc, cuốc” như tiếc gọi “quốc quốc”. Sách hoa dương chép: Vua thục là Đỗ Vũ chết vì mất nước hĩa thành chim đỗ quyên suốt ngày kêu “quốc quốc” rất đau lịng. “Ý nhi” là chim ý nhi (chim yến) rất thân cận với con người, mùa xuân thì đến và mùa hè lại ra đị Trang Tử nĩi: “Điểu mạc tri ư ý nhi”. Nghĩa là: chim nào hiểu người bằng chim ý nhị

Ở đây nhà thơ đã mượn điển về các lồi chim để ám chỉ thời gian. Oanh tượng trưng cho mùa xuân, Quyên tựơng trưng cho mùa hạ, ý nhi tượng trưng cho mùa thụ Trong nỗi niềm tha thiết nhớ mong và chờ đợị Nàng nhớ ngày chàng ra đi thì mùa xuân chưa đến. Nàng hỏi ngày trở về chàng bảo: “mùa hè đến chàng sẽ trở về”,

thế mà nay mùa hè đã đến, mùa thu lại sang mà chàng vẫn chưa trở về nơi hẹn ước. Như vậy, việc dụng điển trong những câu thơ trên đã biểu hiện đến tột cùng sự cơ đơn, niềm mong nhớ và khát khao hạnh phúc trong tâm hồn người chinh phụ.

Cái đẹp của điển cố cũng được thể hiện qua những hình qua những hình ảnh tinh xảo, cầu kì mang tính chất trí tuệ sâu sắc. Cung ốn ngâm khúc là một ví dụ tiêu biểụCĩ nhiều người cho rằng văn của Cung ốn ngâm khúc quá cổ kính trang nghiêm. Cĩ một số điển tích rất khĩ hiểu tuy nhiên Nguyễn Gia Thiều khơng quá lạm dụng điển cố mà nhà thơ biết cách chọn lọc, trau chuốt và gọt giũa để cho câu thơ trang nhã, uyên bác và thể hiện được ý tưởng của mình. Những màu sắc cổ kính, trang trọng của điển cố đã tạo cho câu thơ một sức mạnh lạ thường, lời hấp dẫn theo kiểu cổ làm cho ta sống lùi lại dĩ vãng xa xơị Đĩ là những hình ảnh chập chờn, mờ ảo của những khúc nghê thường trong cung cấm:

“Thiên tiên cũng ngảnh nghê thường trong trăng”

Lâu đài Cơ tơ xa xưa:

Đình trầm hương cơ tịch:

“ Đình Trầm Hương khĩa một cành mẫu đơn”

“Tây tử” tức là nàng Tây Thi, người đẹp nước Việt, đẹp tuyệt trần được Việt Vương Cầu Tiễn giâng cho vua Ngơ Phù Sai để ngầm phá hoại cơ đồ nước Ngơ. Điện Tơ tức là điện Cơ Tơ, tên một tịa cung điện do vua Ngơ Phù Sai dựng lên cho Tây Thi ở. Ý miêu tả cảnh cung đình trong những buổi nhộn nhịp vui chơi ca hát mà số phận người cung nữ cĩ khác gì số phận nàng Tây Thị Đình Trầm Hương – là nhà lục giác bằng gỗ trầm hương, nơi Đường Minh Hồng ngồi cùng Dương Quý Phi xem hoa mẫu đơn nở. Nàng được coi là hoa mẫu đơn, vua của lồi hoa, và được vua cho ở riêng trong đình Trầm Hương.

Tĩm lại, điển cố là sự thể hiện cụ thể quan niệm sùng cổ và tính quy phạm trong văn chương của người xưa, nguyên tắc lặp lại của điển cố đã khẳng định và xác lập những mẩu mực về tư tưởng, phong cách và khuơn mẫu về cái đẹp trong văn học. Quan niệm về cái đẹp của điển cố gắn liền với cái đã cĩ, cái quen thuộc, với truyền thống tồn tại từ lâu đời trong văn học, đã thẩm thấu trong người sáng tác lẫn kẻ tiếp nhận. Cho nên sử dụng điển cố trở thành nhiệm vụ của người sáng tác và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Hơn nữa sử dụng điển cố trở thành một nét đặc trưng trong bản chất của văn học bác học. Kẻ sáng tác cũng như người tiếp nhận phải là người cĩ học thức, uyên thâm sách vở mới cĩ thể cĩ cách dùng cũng như hiểu được điển cố.

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)