Phương thức giải mã điển cố trong khúc ngâm

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 71 - 74)

Khúc ngâm là tác phẩm bác học, thể hiện tính trang trọng cầu kì, nên khơng thể tránh sử dụng những điển cố khĩ hiểụ Đồng thời điển cố là những câu chuyện thuộc về quá khứ nhiều khi khơng phải ai cũng biết. Chính vì vậy, để hiểu được ý nghĩa và sự lý thú của câu thơ địi hỏi người đọc phải giải mã điển cố.

Phương thức giải mã điển cố nhiều khi rất khĩ khăn, nhất là loại điển khơng được nhiều người sử dụng, thường giúp người đọc khả năng liên tưởng, tự tiếp cận nắm bắt đối tượng biểu đạt bằng qui luật của văn cảnh. Trong khúc ngâm bên cạnh những khúc ngâm cĩ âm thuần Việt dễ hiểu thì cũng cĩ những điến cố âm Hán Việt hoặc âm bán Việt hĩa rất khĩ hiểụ Để diễn tả được ý nghĩa của điển cố khĩ hiểu, người đọc trước hết cần nắm bắt cho được văn cảnh chung. Nếu khơng nhờ văn cảnh, vai trị của điển cố sẽ khơng cĩ ý nghĩa tích cực gì nữạ Khi thể hiện những điển cố khơng phổ biến rộng rãi, hoặc khĩ hiểu các tác giả khúc ngâm thường sử dụng phương thức tạo văn cảnh bằng các cách sau:

Thứ nhất, nêu thêm những chi tiết của nội dung điển cố. Những chi tiết này là yếu tố tạo nên văn cảnh, giúp làm rõ hơn nội dung ý nghĩa của điến cố ấỵ Trường hợp này thấy nhiều trong Tự tình khúc: “Giá cầm hạc so vào Triệu Biện, Thư Phụng Hồng đưa đến Mao Khanh”. Yếu tố chính ở đây là nhân vật Triệu Biện và Mao Khanh. Chi tiết về nhân vật thứ nhất là chiếc đàn và con hạc (cầm hạc), tài sản duy nhất trong cuộc đời làm quan thanh liêm và giản dị được người ta ca ngợi và lấy làm biểu tượng cho sự liêm khiết. Chi tiết về nhân vật thứ hai là “thư phụng hồng” (tức chiếu chỉ của vua) do câu chuyện Mao Nghĩa đời Hán ở nhà nuơi mẹ, cĩ chiếu của vua bổ dụng ra làm quan. Ý nĩi làm quan thanh liêm được vua tin dùng.

Thứ hai, kể ra một số điển cố khác liên quan đến nội dung, ý nghĩa của điển cố chính. Bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực cĩ câu: “Ngĩn buơng bắt khoan khoan dìu dặt, Trước Nghê thường sau thoắt Lục yêu”. “Nghê thường” một điển cố quen thuộc chỉ một điệu múa do vua Đường Minh Hồng chế rạ Cĩ liên quan đến Nghê Thường là “Lục yêu” cũng là tên một khúc nhạc. Người nhạc cơng ghi chép được những chi tiết về nhạc dâng vua Đường Minh Hồng được vua xếp cho vào nhạc tập.

Thứ ba, chú ý khai thác những yếu tố bổ ngữ âm thuần Việt bổ sung ý nghĩa cho điển cố âm Hán Việt. Điển cố âm Hán Việt cĩ khả năng bộc lộ nhiều ý nghĩa phong phú ở các gĩc độ khác nhau của cuộc sống. Tuy nhiên tính khuơn sáo của nĩ khơng chuyển tải được hết tính chất, tâm hồn con người Việt một cách uyển chuyển, linh động. Dùng điển cố âm Hán Việt là thĩi quen của các nhà nho sáng tác, nhưng thành cơng cĩ được của các tác phẩm về mặt này là nhờ vào vai trị tích cực của yếu tố Việt trong mối quan hệ kết hợp với nĩ. Vì thế các nhà thơ cịn lợi dụng trạng ngữ từ thuần Việt hiện diện trong câu thơ để tạo nền tảng văn cảnh, khơng chỉ giúp người đọc liên tưởng, đốn được nghĩa của điển cố mà cịn làm tăng thêm ý tưởng chủ đạo của câu thơ, tơ thêm màu sắc châm biếm, mỉa mai hoặc dí dỏm…Cung ốn ngâm khúc cĩ câu sau: “Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn, Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng” thể hiện sự si mê cuồng loạn của kẻ đa tình, “Tề Tuyên” là vua nước Tề nổi tiếng đa tình. Từ “đùng đùng” trong truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ trường hợp: “Triều đâu nổi sĩng đùng đùng”, cịn Nhị Độ Mai: “Mai cơng nổi giận đùng đùng”. Cĩ so sánh như thế mới thấy được “khí phách” của Nguyễn Gia Thiều khi nĩi đến một vấn đề khĩ diễn tả.

2.3. Tiểu kết

Việc sử dụng các tín hiệu thẩm mĩ cĩ nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm là một vấn đề lí thú và hấp dẫn. Tuy nhiên chưa cĩ một hệ thống lí thuyết hồn chỉnh để làm cở sở nghiên cứụ Qua việc tìm hiểu về cách sử dụng điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX mà chủ yếu là hai khúc ngâm: Chinh phụ ngâm khúc Cung ốn ngâm khúc về nguồn gốc, đặc tính, phương thức sử dụng và giải mã giúp ta cĩ cái nhìn khái quát và nhận thức

sâu hơn về hệ thống điển cố trong khúc ngâm từ đĩ làm cơ sở cho việc tìm hiểu tác phẩm cũng như việc vận dụng điển cố trong sáng tác và nghiên cứu văn học.

CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA ĐIỂN CỐ TRONG KHÚC NGÂM NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 71 - 74)