Điển cố thể hiện quan hệ đạo đức, tình cảm trong Chinh phụ ngâm

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 74 - 88)

Trong khúc ngâm, lời độc thoại nội tâm của những nhân vật trữ tình mang nhiều tâm sự thầm kín nên những điển cố được sử dụng để bộc lộ tâm tư, tình cảm và quan hệ đạo đức rất nhiềụ Chinh phụ ngâm mang hình thức một lời độc thoại nội tâm mà vai chính, cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong câu chuyện là một người vợ cĩ chồng tham gia cuộc chiến tranh do triều đình phong kiến khởi xướng, nĩi về nỗi khổ, cơ đơn, buồn tủi khi phải sống xa chồng. Mặc dù trong tác phẩm cĩ đơi chỗ lí tưởng hố hình ảnh người chinh phu hay người chinh phụ cĩ những ảo tưởng tốt đẹp về chồng mình nhưng ý nghĩa sâu sắc nhất là ở chỗ tác phẩm đặt ra vấn đề về hạnh phúc lứa đơi, hạnh phúc tuổi trẻ khơng đơn giản chỉ trên phương diện tinh thần mà đã mang một sự khát khao mãnh liệt được gần gũi, được ân ái (sánh nhau cùng dan díu chữ duyên). Sự khát khao đĩ lớn lao và mãnh liệt đến mức cĩ thể chối bỏ cả lí tưởng cơng danh của chế độ phong kiến (thà khuyên chàng đừng chịu tước phong), hay đối lập với quan niệm luân hồi của phật giáo (Theo kiếp này hơn để kiếp sau). Và đĩng gĩp khơng nhỏ trong việc làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc này cho khúc ngâm chính là những điển cố bộc lộ tâm tư tình cảm và quan hệ đạo đức của nhân vật trữ tình đặc biệt là tâm trạng người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Cơn đã rất thành cơng trong việc dụng điển đề khắc họa tâm trạng của người chinh phụ cĩ chồng ra chiến trận.

Cĩ thể nĩi Chinh phụ ngâm là tác phẩm đầu tiên đã phản ánh được một tâm trạng cĩ quy mơ sâu rộng. Một bài thơ dài hơn 400 câu, diễn tả một tâm trạng “hầu như ngưng đọng lại trên một khối sầu". Hồng Xuân Hãn trong Chinh phụ ngâm bị khảo chia Chinh phụ ngâm ra làm nhiều đoạn và đặt tên cho mỗi đoạn như: nỗi thương sợ, nỗi nhớ mong, nỗi lẻ loi, nỗi ngĩng trơng, nỗi sầu muộn, nỗi khẩn cầu…điều đĩ cho ta thấy tâm trạng của người chinh phụ khơng hề đứng yên

nĩ mang rất nhiều sắc thái và khơng nghèo nàn đơn điệu một tí nàọ Đĩ chính là sự thành cơng trong việc khai thác tâm trạng nhân vật trong Chinh phụ ngâm cho ta thấy sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị của con người sầu khổ này trong:

Quá khứ:

Xảy nhớ khi cành Diêu, đĩa Ngụy

Hiện tại:

Giĩ xuân ngày một vắng tin

Tương lai:

Thiếp xin muơn kiếp sau này

Cảnh trước mắt:

Non đơng thấy là hầu chất đống Trĩ xập xịe, mai cũng bẻ bai

Và cả trong mộng mị:

Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân

Một yếu tố khơng nhỏ gĩp phần làm nên sự thành cơng ấy là tác giả đã vận dụng thành thạo những điển tích, điển cố.

Nếu đối với người chồng đi chinh chiến, chiến tranh là chết chĩc thì đối với người vợ ở nhà chiến tranh là sự phá vỡ cảnh yên ấm gia đình, là cơ đơn sầu muộn, ngay từ đầu khúc ngâm tâm trạng buồn thương của người chinh phụ đã vang lên não ruột:

“Thưở trời đất nổi cơn giĩ bụi Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên”

Xanh kia thăm thẳm tầng trên Vì ai gây dựng cho nên nổi nàỵ

“Phong trần” chỉ thời buổi cĩ chiến tranh, “hồng nhan đa truân” câu này lấy ý thơ của nhà thơ Âu Dương Tu: “Hồng nhan thắng nhân đa lạc phận. Mạc ốn Đơng phong đương tự ta”, nghĩa là: Má hồng hơn người là phải chịu bạc phận, đừng ốn giĩ đơng, nên tự thương nỗi mình. Từ ý của câu thơ đời xưa, Đồn

Thị Điểm đã thuần Việt hĩa điển cố như một phương thức tu từ hốn dụ, “má hồng” – chỉ người phụ nữ đẹp gặp nhiều truân chuyên trong cuộc sống.

Nỗi niếm ấy cịn kéo dài đến Tràng Dương – nơi tiễn biệt:

“Quân đưa chàng ruổi lên đường

Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng”

“Liễu dương” là cây dương liễụ Người Trung Quốc khi chia tay nhau thường hái một cành dương liễụ Kinh Thi cĩ câu: "Tích ngã vãng dĩ, Dương liễu y y", nghĩa là khi xưa ta đi thấy cây dương liễu mơn mởn. Đỗ Phủ cĩ câu: “Dương liễu thức biệt li, đoạn trường kiến thanh thủy”, nghĩa là cây dương liễu hiểu tình li biệt, đứt ruột soi bĩng dưới dịng nước trong. Câu thơ mượn điển “liễu dương” để nĩi đến nỗi lịng người chinh phụ trong tâm trạng li biệt, và về sau chính hình ảnh cây dương liễu này đã làm người chinh phụ nhớ chồng và hối hận vì đã khuyên chồng ra chiến trận.

Rồi đến Tiêu Dương:

“Đối trơng theo đã cách ngăn Tuơn màu mây biếc trãi ngàn núi xanh

….

Cùng trơng lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lịng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”

Tuơn màu mây biếc trãi ngàn núi xanh” là câu thơ lấy ý thơ của Mạnh Hạo Nhiên đời Đường: “Quân vận bạch vân khứ, dư vọng thanh sơn quy” (Chàng trơng mây trắng khi ra đi, thiếp trơng núi xanh khi trở về). Cổ thi cịn cĩ câu:

Một đám mây trắng trong núi xanh Một đám mây trắng ngồi núi xanh Trong, ngồi núi xanh đều cĩ mây trắng

Đây là phút chia tay tiễn đưa người chồng đi nơi “cõi xa mưa giĩ” người chinh phụ trở về với “buồng cũ chiếu chăn”, với hồn cảnh cơ đơn, tâm hồn ngơ ngẩn như mình vừa đánh mất đi một cái gì yêu quý nhất trên đờị Nàng trở về nhìn mây biếc, núi xanh để tượng tượng đến khơng gian xa cách, nhìn ngàn dâu xanh ngắt để tự hỏi lịng mình. Ở đây tác giả đã tác giả đã dùng điển “ngàn dâu”, xuất phát từ chữ mạch thượng tang. Ở nhà quê người ta thường hay trồng dâu dọc theo đường làng. Mạch thượng tang cịn là một khúc hát Cổ nhạc phủ của nàng La Phu ở nước Tần, nàng là gái đã cĩ chồng, đi hái dâu gặp Triệu Vương. Triệu Vuơng yêu nên đặt tiệc rượu mời nàng. Nàng hát khúc Mạch tang thương để tỏ ý là mình đã cĩ chồng. Khúc hát như sau: Chỉ thấy ngàn dâu xanh bên đường. Ngàn dâu xanh, ngàn dâu xanh, ý thiếp lịng chàng ai dài ai ngắn. Đồn Thị điểm đã khéo léo mượn màu xanh ngắt, và sự trải dài hun hút của ngàn dâu để tơ đậm nỗi buồn tràn ngập trong lịng người chinh phụ.

Chinh phụ ngâm là lời than thở bi đát về cuộc sống lẻ loi của người phụ nữ. Chiến tranh đã làm tổ ấm của nàng phải chia lìa đơi ngả. Người chồng cứ ra đi biền biệt, hẹn mà khơng trở lạị Năm tháng cứ trơi đi, người chinh phụ cứ ngĩng trơng chờ đợị Nhớ thuơng ngày một chất chồng. Trong cảm giác khắc khoải trơng đợi, cảnh vật bề ngồi thật thê lương, bi thiết:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác địi phen

Ngồi rèm thước chẳng mách tin Trong rèm dường đã cĩ đèn biết chăng”

Nỗi buồn của người chinh phụ đậm đà và sâu sắc nhất khi nàng ở một mình. Tác giả đã sử dụng điển chim “thước” để lột tả và khái quát lên tâm trạng mong ngĩng tin chồng nơi chiến trận. Thước là chim khách. Người dân Việt Nam và Trung Quốc điều tin là chim thước báo khách đến. Nguyên văn của câu thơ này là: “Liêm ngoại khuy,nhật xuất chi đầu, vơ thước báo”. Nghĩa là: Trơng ra ngồi rèm, bĩng nắng đã lên mà đầu cành khơng thấy cĩ chim thước báo tin.

“Trơng rèm dường đã cĩ đèn biết chăng” – câu này dịch nguyên câu nguyên văn: Liêm trung tọa dạ lai tâm sự chỉ đăng tri: Nghĩa là ngồi trong rèm, đêm đến chỉ cĩ ngọn đèn hiểu lịng mình thơị Lý Thường Ẩn – một nhà thơ đời Đường đã ví khi cây nến rỏ giọt chảy cũng như nĩ thay nước mắt người khĩc: (lạp chúc hữu tâm hồn tích biệt, thế nhân thùy lệ đáo thiên minh) nghĩa là: Cây đèn nến tiếc nỗi buồn biệt li thay thế người rơi lệ tới sáng. Nguyễn Du cũng cĩ câu thơ: “Ngọn đèn khi tỏ khi mờ, Khiến người ngồi đĩ mà ngơ ngẩn sầu”. Câu thơ đã diễn tả được tâm sự của người chinh phụ đêm khuya lúc xa vắng chồng. Ở đây hơn lúc nào hết người chinh phụ mới sống thật lịng mình, với sự thật đau đớn của tâm hồn. Nàng khơng mơ ước xa xơi, cảnh vật bên ngồi khơng cĩ gì cho khiến nàng chú ý và nàng tập trung tâm trí, ý nghĩ vào thế giới bên trong để nhận định sự trống trải bao la và tràn ngập.

Nỗi cơ đơn, sầu muộn của nàng thấm đẫm cả khơng gian và thời gian:

“Gà eo ĩc gáy sương năm trống Hịe phất phơ rủ bĩng bốn bên

Khắc giờ đằng đẳng như niên Mối sầu giằng giặc tựa miền biển xa”

Nghe tiếng gà gáy, nhìn bĩng cây hịe, người chinh phụ cảm thấy một khắc giờ sao mà dài như một năm. “Khắc giờ đằng đẵng như niên” do câu "Sầu tự hải, khắc như niên". Tần Thiếu Dụ cĩ câu: “Lạc Giang vạn điểm sầu như hải”, nghĩa là rơi xuống sơng muơn điểm sầu như bể lớn. Vương Duy cũng cĩ câu thơ:

Sự đời ngẫm lấy mà hay

Trăm năm thì ngắn, một ngày dài ghê.

Trăm năm vơ sự thì trơi qua nhanh chĩng, một ngày chờ đợi mong ngĩng thì rất là dàị Ở đây, thời gian bị chi phối bởi tâm trạng của người phụ chờ chồng. Đĩ chính là thời gian tâm trạng mang tính phổ biến của con ngườị

Người chinh phụ khơng thiết làm việc, chơi đàn, biếng điểm trang, lúc nào cũng thẫn thờ :

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại ngùng.

“Dây uyên” là hai sợi dây đàn dăng với nhau như đơi chim uyên ương, một lồi chim luơn ở bên nhau từng đơi, sống chết cĩ nhau, một con chết thì con kia cũng phải chết theọ Loan Phụng là hai cái trục quay căng dây đàn cũng kề nhau như chim loan phụng, dây uyên và phím loan điều cĩ đơi nên hồn cảnh người chinh phụ đem ra đàn khơng dám nhìn vào dây uyên và phím loan, khơng dám gẩỵ

Nàng muốn gửi cho chồng những kỉ vật cũ:

Thoa cung Hán của ngày xuất giá Gương lầu Tần, dấu đã soi chung

“Thoa cung Hán” là chiếc thoa quý cĩ từ thời Hàn Vũ Đế, “Gương lầu Tần” là tấm gương soi tấm lịng trong trắng của người chinh phụ. Với những điển cố trên tác giả đã khẳng định sự cao quý cũng như là tấm lịng son sắt của người chinh phụ. Nhưng khát vọng gửi những kỉ vật tới chồng của nàng sẽ khơng bao giờ thực hiện được vì chàng vẫn bặt vơ âm tín. Chồng nàng cũng khơng bao giờ nhận được của vợ chiếc áo bơng đã may sẵn sàng và cũng khơng bao giờ gửi về được một phong thư trên cánh nhạn.

Nàng uống rượu, xem hoa để giải buồn, nhưng buồn quá, rượu hoa khơng giải được. Cuối cùng, thực khơng thể làm nguơi quên, nàng tìm đến mộng và trong mộng nàng đã gặp được chàng:

“Tìm chàng thưở Dương Đài lối cũ Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa

Sum vầy mấy lúc tình cờ

Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.”

“Dương Đài” là tên núi Hà Bắc phía bắc sơng Hán Thủỵ Vua Sở Tương Vương mộng thấy mình chung chăn gối với thần nữ Dương Đàị Thần nữ nĩi: “Thiếp đây là thần Vu Sơn, buổi sớm làm mây, buổi chiều làn mưa, sớm sớm chiều chiều ở dưới Dương Đài”. Về sau chữ Dương Đài hay Vu Sơn để chỉ nơi trai gái hẹn hị nhau trăng giĩ, các từ mây mưa, vân vũ.. cũng chỉ nghĩa ấỵ Tương Phố là phố trên bờ sơng tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cổ thi cĩ câu thơ đại khái là:

Động đình đêm trước nổi giĩ xuân Người đẹp sơng Tương nhớ bần thần

Trên gối nửa giờ cùng xuân mộng Giang Nam nghìn dặm hay bâng khuâng

Người chinh phụ thả hồn trong mộng để được gặp người yêụ Mộng là lối thốt tạm thời để thỏa lịng nhung nhớ. Mộng lắm khi lại đẹp hơn thực tế, vì nàng cĩ thể gần chàng ở những cảnh thiên nhiên tình tứ như: Dương Đài lối cũ, Tương Phố bến xưa. Nhưng mộng ngắn ngủi quá, khơng sao thay thế được. Tiếc mộng mà thấy mộng cũng chẳng ích gì:

“Khi mơ những tiếc khi tàn

Tình trong giấc mộng muơn vàn cũng khơng”

Người chinh phụ khai thác hết mọi khả năng mong làm cho mình bớt cơn sầu khổ, nhưng đằng nào cũng thấy dựng lên những bức tường cao ngất:

“Trơng bốn bề chân mây mặt đất Lên xuống lầu thấm thoắt địi phen”

“Trơng bốn bề chân mây mặt đất” dịch trong câu nguyên văn là: “Vọng tận thiên đầu hựu địa cầu” (nghĩa là đã trơng ngĩng từ từ đầu trời đến cuối đất). Thiên cầu, địa cầu là bốn phương trờị Dân ta hay nĩi "đầu trời cuối đất, mặt đất chân mây". Nghĩa là một vùng đất bao la rộng lớn mà tầm mắt ta cĩ thể trơng thấỵ “Lên xuống lầu” cĩ nguồn gốc từ chữ "đăng lâu". Vương Sán đời Tam quốc cĩ bài Đăng lâu, đại ý như sau: lên lầu ngắm, trơng bốn bề, gọi là qua ngày tháng cho đỡ buồn đỡ nhớ.

Nỗi buồn của người chinh phụ càng ngày càng sâu đậm, nhớ thương chồng nàng bao phen lên lầu nhìn ra chân trời mặt đất, nhưng đám mây mờ che khuất mắt tương tư, biết đâu là chinh chiến, biết đâu là miền ngọc quan để hướng theo chàng. Bế tắc đến tuyệt vọng, nàng thốt lên cay đắng:

“Lịng này hĩa đá cũng nên E khơng lệ ngọc mà lên trơng lầu”

Từ những tình huống éo le, từ những cảnh ngộ, từ những nơi sâu thẳm nhất của những đau khổ người chinh phụ hối hận vì đã quá dại khờ:

“Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”

Nguyên văn chữ Hán hai câu này là: “Hồi thủ trường đề dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch phong hầu” (Chợt thấy cây dương liễu màu xanh tươi bên đường thì lại hối hận sao lại xui chồng đi tìm kiếm cơng hầu nơi biên ải xa xơi). Ở đây tác giả đã mượn ý thơ trong bài Khuê ốn của Vương Xương Linh: “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch phong hầu”.

Người con gái chốn khuê phịng của Vương Xương Linh và người chinh phụ của Đặng Trần Cơn điều mang một tâm trạng và lời hối tiếc, tuy nhiên đĩ khơng chỉ là sự phản ứng tâm lí tất nhiên của kẻ đau khổ đến cùng cực, thất vọng đến não nề mà đĩ là kết quả của một quá trình chịu đựng và suy ngẫm về nguyên nhân những nỗi đau khổ của bản thân. Người chinh phu chưa tìm ra được nguyên nhân chính nhưng đã vạch ra được nguyên nhân trực tiếp gây ra nỗi đau khổ của nàng: cái bả cơng danh của chế độ phong kiến, vì chàng ham tước phong của vua chúa mà ra đi nên hơm nay thiếp mới lâm vào cảnh cơ cực. Đĩ chính cũng là tư tưởng nhân đạo của tác phẩm về mặt bênh vực quyền sống của con người và chống lại tư tưởng lập thân bằng con đường cơng danh hảo huyền trong xã hội đường thờị Từ ý thơ của Vương Xương Linh tác giả đã cĩ sự sáng tạo tuyệt vời trong việc miêu tả quá trình diễn biến tâm trạng người chinh phụ đồng thời bộc lộ quan điểm của mình.

Trong Chinh phụ ngâm, người chinh phụ lo sợ nhất là lo cho tuổi trẻ của mình vì chinh chiến mà tàn phai, lo cho mình già và lo cho chồng già:

“Kìa Văn Quân mĩ miều thuở trước E đến khi bạc đầu mà thương

Mặt hoa nọ gã Phan Lang

Sợ khi mái tĩc điểm sương cũng ngừng”

Nàng viện dẫn cái cảnh gĩa chồng sớm của Trác Văn Quân đã say mê chạy theo tiếng đàn của Tư Mã Tương Như, tuy cĩ tạo nên một chuyện tình nên thơ nhưng suy cho cùng đĩ cũng là sự chạy trốn nỗi cơ đơn. Nàng ví von dẫu cĩ đẹp

như Phan Lang nhưng khi mái tĩc đã điểm sương thì cũng chẳng ai đối hồi nữạ Luyến tiếc theo cái đà suy tưởng dâng lên đến lúc bực bội thốt lên rằng:

“Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa Gái tơ, mấy chốc hĩa ra nạ dịng”

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 74 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)