Sự hình thành thể loại khúc ngâm

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 45 - 47)

Đặc điểm cơ bản của tình hình xã hội nước ta nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là sự khủng hoảng, bế tắc của nhà nước phong kiến và sự sụp đổ của ý thức hệ phong kiến; là sự vùng dậy của quần chúng nhân dân bị áp bức và sự phát triển trong một chừng mực nhất định của nền kinh tế hàng hĩạ Cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội ở giai đoạn này gay gắt, quyết liệt làm cho nhà nước phong kiến khơng cịn khả năng tạo ra sự thống nhất nội bộ của nĩ và giữa nĩ với quần chúng nhân dân bị áp bức, mà trái lại quần chúng nhân dân bị áp bức ngày càng đối lập sâu sắc với nhà nước phong kiến.

Văn học phát triển trong điều kiện như thế, đặc trưng cơ bản cĩ tính lịch sử của nĩ là sự khám phá ra con người và khẳng định những giá trị chân chính của con người: “Cuộc sống đầy biến động, con người đứng trước những vấn đề hết sức lớn lao thuộc về vận mệnh của mình và của xã hộị Văn học khơng thể ngủ yên trong những thể tài cũ, bé nhỏ mà phải đổi mới, phải vươn lên những thể tài mới

[23; tr.22]. Do phát hiện ra con người, đi sâu vào các ngĩc ngách tâm tư tình cảm

của con người; nhu cầu phản ánh từng lớp sĩng nội tâm phong phú và phức tạp, nhu cầu thể hiện nỗi buồn đau triền miên và dai dẳng kéo dài của con người, nên các thể loại thơ ngắn như bát cú, tứ tuyệt … khơng thể đáp ứng, địi hỏi phải cần đến một thể loại dài hơi đĩ chính là khúc ngâmtruyện thơ, đồng thời phải sáng tác bằng chữ Nơm - ngơn ngữ của dân tộc.

Cĩ thể nĩi bên cạnh truyện thơ nơm, việc sáng tạo ra thể loại khúc ngâm là một bước phát triển mới về tư duy, thể loại và cảm hứng sáng tạọ Sự xuất hiện của thể loại này đánh dấu nhu cầu nội dung biểu đạt mới, đĩ chính là sự ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩạVới thể khúc ngâm lần đầu tiên trong văn học Việt

Nam trung đại đề cập đến số phận con người, giải phĩng tình cảm con người và những ràng buộc của xã hội phong kiến.

Khi nĩi tới sự hình thành của thể loại khúc ngâm chúng ta cần phân biệt thể loại này với thể loại thơ song thất lục bát mà hình như ta tưởng ở chúng cĩ sự đồng nhất. Cĩ khúc ngâm khơng viết bằng thể thơ song thất lục bát và ngược lại cĩ bài thơ làm theo thể đĩ nhưng khơng phải là khúc ngâm. Với những thể thơ song thất lục bát trước thế kỉ XVIII ta chưa thể gọi đĩ là ngâm. Ví dụ như Tứ thời khúc vịnh, Thiên Nam minh giám tuy là song thất lục bát nhưng người ta chưa thể gọi đĩ là ngâm.

Trần Đình Sử tán thành với ý kiến của Phan Ngọc cho rằng: “Thể ngâm nên tính từ Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Cơn và bản dịch song thất lục bát của Đồn Thị Điểm hay Phan Huy Ích trở đị Nhưng ngâm của Đặng Trần Cơn khơng phải là thể song thất lục bát” [31; tr.158]

Nguyên Lộc cho rằng: “Song thất lục bắt đầu với bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đồn Thị Điểm, rồi Cung ốn ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, tiếp theo là Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, Bần Nữ Thán, khuyết danh, Tự tình khúc của Cao Bạ Nhạ, Bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực…Được nâng lên thể trường ca trữ tình, thường gọi là thể ngâm hay khúc

ngâm ” [23; tr.21]. Đồng thời, ơng cũng cho rằng tuy Tứ thời khúc vịnh viết bằng

thể song thất lục bát nhưng nội dung chủ yếu là để ca ngợi nền thống trị của triều đại phong kiến đương thời, chỉ với thể khúc ngâm, song thất lục bát mới dùng để miêu tả tâm trạng, nĩi đúng hơn là để diễn tả tâm trạng buồn.

Như vậy cĩ thể nĩi khúc ngâm là một thể loại trữ tình dài hơi, chủ yếu được sáng tác bằng thể song thất lục bát, diễn tả một tâm trạng đau buồn, nỗi ốn hận hay niềm thương tiếc một giá trị đã mất. Trần Đình Sử cho rằng: “ngâm nghĩa đen là ngâm, là ngâm nga hoặc rên rỉ (do cơ thể đau đớn mà phát ra âm thanh), than thở, nhưng ngâm là tên một thể loại thơ ca cổ bắt nguồn từ Trung Quốc” [32; tr.158].

Ở Việt Nam thể khúc ngâm đã cĩ manh nha từ trước thế kỉ XVIII với Tứ thời khúc vịnh, rồi gián đoạn cho đến khi Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Cơn ra

đời (Giữa thế kỉ XVIII) và sau đĩ một loạt các tác phẩm khác cũng xuất hiện như:

Cung ốn ngâm khúc, Ai Tư vãn, Tự tình khúc…củng cố thêm vị trí của thể khúc ngâm trong lịch sử văn học dân tộc.

Khúc ngâm chủ yếu tồn tại trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX và sau đĩ dần vắng bĩng trên văn đàn.

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)