Cĩ thể nĩi phần lớn điển cố trong văn học Việt nam trung đại cĩ xuất phát từ Kinh Thi, Kinh Xuân Thu, Luận ngữ, Mạnh tử, Sử bộ, Tử bộ và Tập bộ. Nhìn chung Kinh, Sử, Tử, Tập là nguồn thư tịch cổ khổng lồ, nội dung cực kì phong phú, chứa đựng vơ số hình ảnh, câu chuyện, nhân vật, tư tưởng triết lí, bao quát nhiều mặt về chính trị, xã hội, giáo dục, văn hĩa, văn học. nghệ thuật…Về mặt nghệ thuật bút pháp đa dạng, tưởng tượng sinh động phong phú, mang tính ngụ ý sâu xa và tính điển hình sâu sắc...Bởi vậy những nội dung bút pháp ấy luơn được vay mượn làm điển cố cho tác phẩm đời saụ
Kinh Thi là tổng hợp thơ ca sớm nhất của Trung Quốc, được coi là ngọn nguồn của thơ ca phương Đơng và “cĩ thể xem Kinh Thi là một bộ bách khoa tồn thư mà nghiên cứu bất cứ mặt nào trong đời sống tinh thần và xã hội của Trung Quốc cổ đại đều khơng thể bỏ qua” [13; tr.768]. Chính vì vậy biết bao từ ngữ, câu thơ của Kinh Thi được người đời sau dùng làm điển cố trong văn học, để diễn tả tình cảm, làm bài học cho muơn đờị
Chẳng hạn, hình ảnh “Yểu điệu thục nữ” trong bài Quan thư (bài Khai quyển): “Quan quan thư cưụ Tại hà chi châụ Yểu điệu thục nữ. Quân tử hảo cầu” (Chim thư cưu hĩt quan quan. Bên cồn sơng. Người thục nữ nết nạ Kẻ quân tử muốn tìm đến). Đây là hình ảnh khơng xa lạ với độc giả Việt Nam. Trong sáng tác đời sau các thi nhân thường dùng điển này để khắc họa hình tượng người con gái mang vẻ đẹp chuẩn mực theo quan niệm của Nho giáo đĩ là vẻ thùy mị, nết nạ
Các tao nhân mặc khách khi làm văn thường mượn điển "đào yêu" trong Kinh Thi để diễn tả người con gái nết nạ Văn học cổ cũng thường dùng những từ: đào non, đào tơ, đào yêu, yêu đào, thơ đào…để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng. Chẳng hạn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du thường hay sử dụng điển này:
“ Quả mai ba bảy đường vừa Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì”
“ Những từ sen ngĩ đào tơ Mười lăm năm mới bây giờ là đây”
“ Vẻ chi một đĩa yêu đào
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh”
Hay câu:
“ Phạm đường cùng mộng hủy xà. Năm ba thơ ngợi, đào hoa nghi kì”
(Sở kính tân trang – Phạm Thái) “Mộng hủy xà” là nằm mơ thấy rắn, nĩi điềm sinh con gáị Điển này lấy ý thơ trong Kinh Thi: “Duy hủy duy xà nữ tử chi tường. Duy hùng duy bi nam tử chi
tường”. Hùng là con gấu; hủy là một lồi rắn. Câu thơ ý nĩi mộng thấy rắn là điềm sinh con gái, mộng thấy gấu là điềm sinh con traị
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cĩ câu:
“ Nàng rằng phải bước lưu li Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh”
Trong Kinh Thi cĩ câu: “Tuệ bỉ tiểu tinh, Tam ngũ tại đơng”. Ý nĩi vợ lẽ muốn gặp chồng nhưng khơng dám đến vào lúc ban đêm, đợi gần sáng mới đến với chồng trong chốc lát, nhìn sao mà đến, nhìn sao mà luị Ở đây muốn nĩi tới thân phận người vợ lẽ - Thúy Kiều chấp nhận làm vợ lẽ.
- Điển cố từ Kinh Xuân Thu
Kinh Xuân Thu là bộ sách Kinh điển của Nho gia, ghi chép lịch sử Trung Quốc thời kì Xuân Thụ Đây là bộ sách lịch sử, văn hĩa nổi tiếng Trung Hoa thời cổ đạị Nhiều câu chuyện lịch sử và từ ngữ trong đĩ đã trở thành nguồn điển cố phong phú cho các tác phẩm văn học đời saụ
Nguyễn Khuyến trong Nhật dạ hữu cảm: “Hồng ân di trọng cảm di tăng. Hứa cửu nam quan tuyệt bất năng” (ơn vua càng nặng, cảm kích càng tăng. Lâu nay đội mũ nam quan muốn dứt đi khơng được). Tả truyện chép: Tả Hầu thấy Chung nghi bèn hỏi kẻ hầu: “Tên đội mũ nam quan bị trĩi kia là aỉ”. Đáp: “Tên tù nước Sở do người nước Trịnh dâng hiến”. Người nước Sở cĩ tinh thần bất khuất, dù bị nước khác cầm tù vẫn đội mũ nước mình, ám chỉ tinh thần kiên định bất khuất.
- Điển cố từ Sử bộ
Sử bộ là kho sách ghi chép về cuộc đời các nhân vật và các sự kiện lịch sử, cũng là kho tàng vơ tận của điển cố:
Ngọc Kiều Lê tân truyện của Lí Văn Phức cĩ câu: “Ngại ngùng áo Lã, Cơm Hàn”, là lấy tích Lã Vọng đời Chu và Hàn Tín đời Hán đều là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Hoạ Cả hai khi chưa hiển đạt đều trải qua cuộc sống bần hàn. Lã Vọng ngồi câu cá chờ thời, cịn Hàn Tín đi xin cơm ở chợ. Câu thơ trên ý nĩi là gặp lúc khĩ khăn khơng ai giúp đỡ mình.
- Điển cố trong Tử bộ
Tử bộ là các pho sách của Bách gia chư tử bao gồm Nho gia, Đạo gia, Phật gia,… Các nhà văn đời sau cũng dẫn dụng tác phẩm cuả Chư Tử khá nhiềụ Chẳng hạn chuyện Trang Chu nằm chiêm bao thấy mình hĩa thành con bướm là điển cố thường hay gặp.
Quan Âm Thị Kính cĩ câu: “Chàng rằng giấc bướm vừa say, Dao con nàng bổng cầm tay kề gần” là lấy điển Trang Tử: “Ngày xưa Trang Chu nằm mộng thấy mình hĩa thành con Bướm. Đột nhiên tỉnh dậy chợt thấy mình lại là Trang Chụ Khơng biết là Trang Chu nằm mộng thấy mình hĩa bướm hay là bướm nằm mộng thấy mình hĩa thành Trang Chu?”.Giấc mộng thấy mình hĩa thành bướm chỉ giấc mộng, giấc ngủ.
Điển Trang Chu nằm mơ thấy mình hĩa bướm - Chỉ giấc mộng nĩi chung rất thường gặp, chẳng hạn trong Cung ốn ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều viết: “Chiều ủ dột giấc mai trưa sớm. Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ”. Cịn Lâm tuyền kì ngộ thì: “Tỉnh say bên gối hồn hồ vẫn, Mong mỏi phương trời chiếc Nhạn bay”. Bĩng đè cơ đầu của Nguyễn Khuyến: “Tỉnh tinh rồi mới nực cườị Giấc hồ ai khéo vẽ vời cho nên” …
- Điển cố từ Tập bộ
Tập bộ là các sách về thơ văn, phê bình thơ văn và từ khúc. Đây là nguồn thư tịch phong phú nên các nhà thơ đời sau thường dẫn dụng các câu thơ, câu văn trong đĩ để làm điển cố.
Tân đình ngẫu đề của Trần Danh Án cĩ câu: “Chiếu phủ tân giao hà kỉ nguyệt. Hồi đầu cựu mộng hải đường phong”. (Vằng trăng chiếu lên người bạn ẩn dật mớị Nhớ lại ngọn giĩ phong lưu thưở trước). Hà Kỉ tức hoa sen, hoa súng chỉ người ẩn dật. Sở từ cĩ câu: “Chế kỉ hà dĩ vi y” (dùng hoa sen hoa súng để may áo, tức áo của người ở ẩn).