Điển cố và biểu hiện giá trị thẩm mĩ với hình thức nghệ thuật khúc ngâm

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 118 - 121)

Như ta đã biết, mục đích chính ban đầu của việc dụng điển trong văn chương trung đại là để thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả trước cuộc đờị Thế nhưng trong quan niệm thẩm mỹ của người xưa, điển cố đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để thẩm định giá trị nghệ thuật của tác phẩm và đánh giá tài năng của tác giả. Chính vì vậy, điển cố trong khúc ngâm, bên cạnh việc thể hiện quan điểm của tác giả trước cuộc sống, về mặt hình thức nghệ thuật, nĩ cịn gĩp phần tạo nên những đặc trưng thi pháp độc đáo của khúc ngâm.

3.2.1. Điển cố tạo cho khúc ngâm một đặc trưng chung trong biểu đạt đĩ là ý tại ngơn ngoại

Trong khúc ngâm cĩ những sự việc hoặc lớn hoặc nhỏ cần được diễn tả sâu sắc, đầy đủ đồng thời gợi mở một ý hướng xa xơi và mạnh mẽ, nhưng diễn đạt dài dịng khĩ nĩi được hết ý. Nếu khéo dùng điển cố thì những chữ ngắn gọn hàm chứa ý nghĩa sâu xa là phương tiện diễn đạt tốt nhất, giúp lời ý thêm lí thú. Các tác giả khúc ngâm đã vận dụng một số điển cố rất thành cơng cĩ thể làm tăng thêm cái đẹp hàm súc trong lời thơ, và đạt đến hiệu quả “Ngơn hữu tận nhi ý vơ cùng” (lời hết nhưng ý khơng cùng), “Văn dĩ tận nhi ý hữu dư” (văn đã hết mà ý vẫn cịn), “Hàm bất tận chi ý kiến ư ngơn ngoại” (ý tưởng bất tận ở ngồi lời).

Cung ốn ngâmkhúc cĩ câu:

“ Tranh tỷ dực ưa nhìn chim nọ Đồ liên chi lần trỏ hoa kia”

Tỷ dực” là chắp cánh, sách Nhĩ nhã chép: “Ở Phương Nam cĩ loại chim chỉ cĩ một cánh, khi bay tựa vào con khác, hai cánh chắp lại nhau mới bay được". “Liên chi” là liền cành, chỉ vợ chồng cĩ nhaụ Bạch Cư Dị trong Trường hận ca

nĩi Đường Huyền Tơng và Dương Quý Phi vào đêm mồng bảy tháng bảy cùng nguyện cầu với nhau: “ Tại thiên nguyện tác tự dực điểu, tại địa nguyện tác liên lý chi” (Trên trời nguyện làm đơi chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành). Câu thơ này ý muốn nĩi người cung nữ cho rằng đã chịu số phận lẻ loi thì chỉ ước mơ được như bức tranh cĩ đơi chim liền cánh và đơi chim nọ liền cành nhau cho đỡ phiền muộn. Tính cơ đọng, hàm súc được thể hiện rất rõ khi Nguyễn Gia Thiều chỉ rút ngắn lại trong hai cụm từ “Tỷ dực”,“Liên Chi” nhưng đã làm bộc lộ rõ nỗi lịng của người cung nữ. Điển cố này được vận dụng một cách rõ ràng hơn trong Chinh Phụ ngâm:

“ Thiếp xin muơn kiếp sau này Như chim liền cánh như cây liền cành”

Câu thơ sau của Cung ốn ngâm khúc cũng là một ví dụ tiêu biểu cho cơ đọng hàm súc của điển cố:

“Cầu Thệ Thủy ngồi trơ cổ độ Quán thu phong đứng rủ tà huy”

Cầu thệ thủy” nghĩa là nước chảy, lấy trong chữ Luận ngữ. Khổng tử đứng bên sơng mà nĩi rằng: “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” (nước chảy như thế khơng ngừng suốt ngày đêm), ý nĩi lẽ hĩa sinh của trời đất cứ diễn ra mãi mãi như dịng nước chảỵ Ý câu thơ của Nguyễn Gia Thiều nĩi về sự biến thiên của cuộc đờị Ở đây điển cố diễn tả quá cơ đọng trong hai từ “thệ thủy”. Nếu khơng am hiểu về điển cố thì người đọc khĩ mà đốn hết ý nghĩa của câu thơ.

Nghĩa đen và nghĩa bĩng hàm chứa trong một điển cố là phương tiện diễn đạt tốt nhất giúp ý thơ thêm sâu sắc. Chinh Phụ Ngâm khúc cĩ câu:

“ Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa Hồng mao”

“Da ngựa” tức mã cách khỏa thi (da ngựa bọc thây). Theo Hậu hán thư, Mã Viện đã trả lời Hán Quang Vũ: “Nam nhi yếu đương tử tư biên dã, dĩ mã cách khoả thi hồn táng nhĩ, hà năng ngoạ sàng thượng tại nhi nữ tử thủ trung dả” (Làm trai nên chết ở chiến trường biên ải lấy da ngựa bọc thây chơn, sao lại chết ở trên giường trong tay đàn bà trẻ con?) Ý nĩi kẻ làm trai phải cĩ chí tung hồnh thiên hạ, nên xem cái chết nơi chiến trường là danh dự, khơng nên bĩ chí ở xĩ nhà làm nhụt nhuệ khí người traị

“Thái sơn”, “Hồng mao” tức là núi Thái Sơn, chiếc lơng chim hồng. núi Thái sơn để chỉ vật nặng, hồng mao - lơng con ngỗng trời, chỉ vật nhẹ. Sử kí viết: “Nhân cố hữu nhất tử, tử hữu trọng ư Thái sơn, hoặc khinh ư hồng mao” (Người ta ai cũng một lần chết, cĩ cái chết nặng hơn núi Thái sơn, cĩ cái chết nhẹ hơn lơng hồng). Ý nĩi kẻ làm trai nên tìm lấy cái chết vinh quang, xứng đáng, hơn là chết trong sự ươn hèn.

Chỉ dùng cĩ ba điển “Da ngựa”, “Thái sơn” và “Hồng mao” mà ý thơ sâu sắc hơn gấp bộị Sức diễn tả mãnh liệt, tơ đậm ý chí của đấng nam nhị Khơng cần diễn tả dài dịng hai điển ấy nhân hiệu quả ý tưởng của câu thơ lên rất nhiềụ

Điển cố lắm khi là những ví dụ, những chứng cớ xác thực để chứng minh lập luận của tác giả. Khơng phải mất cơng dài dịng để kể lại việc xưa một cách chi tiết, chỉ cần trích dẫn những hình ảnh, những chuyện tích xưa cho chính xác, phù

hợp cũng đủ cho lý lẽ trở nên vững chắc, xác thực rõ ràng. Tuy nhiên khơng phải vì thế mà việc dùng điển cố làm cho câu văn trở nên khơ khan cứng nhắc mà ngược lại điển cố được sử dụng trong thơ ca càng làm tăng thêm màu sắc sống động, ý nghĩa thêm phong phú và tăng thêm tính thuyết phục. Chinh phụ ngâm cĩ đoạn mượn tên đất để chỉ tình cảnh của người chinh phu:

Săn Lâu Lan, rằng theo Giới tử Tới Man Khê, bàn sự Phục ba”

Man Khê” là thung lũng, nơi dân man ở. Đời Hán dân tộc này nổi lên chống Hán. Vua Hán cho Mã Viện giữ chức Phục Ba đánh dẹp Man Khê. Ở đây bằng việc sử dụng một loạt điển cố về địa danh và điển về Phục ba tướng quân (tướng quân cưỡi sĩng mà đi) tác giả đã nĩi lên được khí phách hiên ngang của người làm tướng khi ra trận.

Điển cố mang vẻ đẹp về sự giản ước. Bản thân điển cố đã thâu tĩm cả quá trình lịch sử, tư tưởng, sự kiện, bài học…vào trong một từ, đáp ứng được yêu cầu về khuơn khổ của câu thơ, bài thơ. Phạm vi hoạt động, ý nghĩa và tính chất tĩm gọn của nĩ đã thể hiện yếu tố hồn chỉnh cơ đọng, hàm súc, và nĩ truyền nét đẹp của đặc trưng giản dị cho cả câu thơ.

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)