Tính chất của điển cố

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 32 - 37)

1.7.1. Tính khái quát

Điển cố chỉ cơ đọng trong một từ hay một cụm từ nhưng điển cố chứa đựng một thế giới bao la, nhiều hình tượng, sự tích, lịch sử, ý tưởng sinh động sâu sắc, thể hiện tính khái quát caọ Chỉ cần qua hai từ cĩ khi một từ, điển cố dẫn người đọc vào thế giới cổ xưa và đi đến một ý nghĩa chung, khái quát cho hình ảnh ấỵ

Chẳng hạn điển “lá thắm” do tiếng Hán là “Hồng diệp đề thi” nghĩa là đề thơ trên lá đỏ (tức lá thắm). Theo sách Thái bình quảng kí, đời Hy Tơng, Vu Hựu đi chơi tình cờ bắt được chiếc lá cĩ màu đỏ thắm trên ngịi nước từ cung vua chảy rạ Trên chiếc lá cĩ đề một bài thơ của cung nữ Hàn Thị: “Nước sao chảy xiết vậy,

Trong thâm cung. Suốt ngày nhàn hạ. Ân cần tạ lá đỏ. Khéo trơi tới chốn nhân gian”. Vu Hựu bèn lấy chiếc lá đỏ thắm khác đề hai câu thơ : “Từng nghe nỗi ốn của khách má hồng đề trên lá. Khơng biết trên lá đề thơ gửi cho ai?” rồi đem thả nơi đầu ngịi nước cho trơi vào cung vuạ Về sau vua Đường thả hai nghìn cung nữ, Hàn Thị được ra và khơng ngờ lấy được chồng là Vu Hựụ Trong lễ cưới họ cùng đưa lá ra so, rồi bảo: “Hai người chúng ta phải lễ ta bà mối chứ”. Nhân đĩ Hàn Thị làm một bài thơ: “Một đơi câu thơ đẹp theo dịng nước chảy, Mười năm nghĩa u uất đầy tấm lịng mong nhớ, Ngày nay lại được thành bạn loan phượng, Mới hay lá đỏ là bà mối giỏi”.

Từ đĩ điển này để chỉ duyên vợ chồng khơng hẹn mà nên. Trong thơ Nơm cịn cĩ các từ ngữ khác: thơ bài lá đỏ, lá hồng, hồng diệp xích thằng, lá thắm, chỉ hồng…

“ Dù khi lá thắm chỉ hồng Nên chăng thì cũng tại lịng mẹ cha”

“Nàng rằng : Hồng điệp xích thằng Một lời cũng đã tiếng rằng tương chi”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

“ Chớ rằng lá thắm dịng khơi Một thơ kéo được tơ trời mà hay”

(Mai đình mộng kí – Huy Hổ)

“ Lá hồng đặt xuống năng lên Mối duyên đo đắn chưa nên mối gì”

(Quan Âm Thị Kính)

“Gớm nơi ngịi bảng duềnh khơi, Lá hồng bổng chỉ đên nơi nổi chìm”

( Hoa Tiên - Nguyễn Huy Tự) Trong bài thơ Hồi viễn của Lê Thánh Tơng trích trong tập Hồng Đức Quốc Âm thi tập cũng đã sử dụng điển “lá thắm”:

Sơng trong trăng nhạt vẻ sao thưạ Gác cũ rêu đậy lấp dấu thơ.

Mưa lạnh hoa sầu trời lạt mạt Xuân về cỏ thảm giĩ u ơ. Đèn tàn ruột thắt hồn xơ xác. Gối đầu chiếc dầm giấc ngẩn ngơ Lá thắm thơ bà mong bắt chước. Nước xuơi thơ ngược biết bao chờ.

Điển “lá thắm” trở thành điểm sáng thẩm mĩ của bài thơ. Tác giả đã sử dụng điển “lá thắm” để gửi gắm tâm sự nhớ nhung khắc khoải của người đang yêụ Và sâu xa hơn nữa trong tầng nghĩa bài thơ Hồi viễn là một niềm tiếc nuối day dứt khơn nguơi về mộng ước khơng thể trở thành hiện thực. Tác giả thả chiếc

“lá thắm” để mong được duyên tri ngộ người xưa, nhưng thật đau lịng “nước xuơi, thơ ngược” nên đành ngao ngán buơng một tiếng buồn “biết bao chờ”.

Thay vì phải dùng rất nhiều câu thơ, thì ở đây chỉ cần dùng điển “lá thắm” nhà thơ đã nĩi lên tâm sự u hồi của chính mình, mượn câu chuyện ngàn xưa để diễn tả tâm trạng hiện tạị Ý thơ hàm súc và đầy biểu cảm.

Với lối cấu trúc đặc biệt, điển cố vừa mang chức năng nhận thức vừa mang chức năng biểu cảm, tạo sự liên tưởng hấp dẫn, biểu hiện tâm hồn của tác giả, gợi cảm, nâng cao nhận thức cho người đọc. Cĩ được tác dụng tích cực ấy là do điển cố cịn mang nhiều tính chất khác.

1.7.2. Tính hình tượng

Tính hình tượng thể hiện ở lối so sánh của điển cố vừa xa lại vừa gần, vừa kín đáo lại sinh động và biểu cảm mạnh mẽ, giúp người đọc cảm thụ nhận thức sâu sắc hơn, cĩ thể bày tỏ thái độ khẳng định, yêu thích hoặc phủ định, chán ghét.

Trong Truyện Kiều cĩ câu: “Dập dìu lá giĩ cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”. “Lá giĩ cành chim”, mượn câu thơ của nàng Tiết Đào đời Đường: “Chi nghênh Nam Bắc điểụ Diệp Tống vãng lai phong” (cành đĩn chim Nam Bắc, lá đẩy giĩ qua lại). Điển lá giĩ cành chim nghĩa chung chỉ người kĩ nữ, khách giang hồ nổi danh, nhiều tài sắc nhưng trong cuộc đời chịu nhiều sĩng giĩ, trước sau vẫn chỉ là số phận hẩm hiụ Qua điển cố này, người đọc

cĩ thể hình dung hình ảnh lá đưa đẩy vì giĩ, cành cĩ chim chĩc đậu xơn xaọ Từ

“dập dìu” dùng để chỉ người đi, đến, qua lại đơng đúc, chứng tỏ lá giĩ cành chim là cảnh nhiều người tụ tập vui chơi, cộng với thời gian “sớm”- “đưa”, “tối”- “tìm” làm cho người đọc hiểu được đĩ là cảnh lầu xanh.

1.7.3. Tính liên tưởng

Tính liên tưởng thể hiện ở chỗ khi ta đọc một điển cố thì đằng sau lớp vỏ từ ngữ ấy trong đầu ta khơi dậy một hình ảnh sinh động về cuộc sống. Khi điển cố được sử dụng trong một ngữ cảnh nhất định thì từ hình tượng cụ thể của nĩ, người đọc nhanh chĩng tái hiện một sự liên tưởng trong đầu ĩc của mình. Nội dung điển cố lập tức được lĩnh hội với tư cách là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm và hấp dẫn. Sự liên tưởng đĩ tạo mối liên hệ giữa điển cố với hiện thực văn cảnh.

Trong Chinh phụ ngâm cĩ câu: “Liễu sen là thức cỏ câỵ Đơi dây cùng dính, đơi cây cùng liền”. Hai câu thơ diễn tả nội dung điển “liễu đường”. Điển này nĩi về Hàn Bằng đời Chiến Quốc cĩ người vợ rất đẹp tên là Hà Thị. Tống Khang Vương muốn cướp vợ người nên lập mưu bắt Hàn Bằng tự sát. Trước khi chết theo chồng Hà Thị đề thư xin nhà vua chơn mình cùng chồng nhưng nhà vua giận sai người chơn hai người thật xa nhaụ Sau một đêm từ hai ngơi mộ mọc lên hai cây liễu, rễ của chúng quấn lấy nhau, cành lá giao nhaụ Người đọc khi đọc điển này liên tưởng tới tâm trạng người chinh phụ nhớ thương chồng đồng thời so sánh với câu chuyện để hiểu được tình cảm của một người vợ hết lịng yêu thương chồng khi cả hai cùng phải chịu cảnh chia lị

1.7.4. Tính cơ đọng hàm súc

Điển cố chứa một nội dung và ý nghĩa sâu sắc nhưng thể hiện trong một hình thức tiết kiệm lời đến mức thấp nhất. Ví dụ để nĩi về người hay lo lắng chuyện khơng thực tế trong Hồn Sơn, Nguyễn Thượng Hiền mượn điển "Kỷ nhân ưu thiên" (người nước Kỷ lo trời đổ), nhưng chỉ gĩi gọn trong hai từ “ưu thiên”: “Tiện tác ưu thiên khách. Hồn vi xuất thế nhân” (làm khách lo trời đổ, lại làm người xuất thế). Ý nĩi mâu thuẫn của bản thân, vừa làm người trần thế lo toan cho đời, vừa là kẻ tu hành xa lánh đờị

1.7.5. Tính đa dạng linh động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính đa dạng và linh động của điển cố thể hiện ở chỗ sự biến thể hình thức của điển cố thật nhiều màu, nhiều vẻ, nhưng tựu trung nổi bật ở hai điểm:

Thứ nhất, điển cố cĩ cùng ý nghĩa được nhiều người dùng dưới nhiều hình thức khác nhau như điển nguyệt lão, xích thằng, chỉ hồng, ơng nguyệt, ơng tơ, bà nguyệt…

Thứ hai, điển cố cĩ cùng một ý nghĩa nhưng được biểu hiện bằng cách thay đổi một số yếu tố từ vựng ví dụ điển “lá thắm” thể hiện qua hình thức từ ngữ như: thơ bài lá đỏ, hồng diệp, thả lá duềnh câu, lá hồng, lá thắm chỉ hồng, hồng diệp xích thằng…

1.8. Nhận dạng điển cố.

Để cĩ thể nhận biết điển cố chứ khơng phải ẩn dụ, hốn dụ hay tượng trưng, và để phân biệt điển cố với từ Hán Việt ta cần phải nhận dạng được nĩ.

Trước tiên ta xét tới phương thức hình thành của nĩ. Điển cố dựa trên sự rút gọn tinh thần chung, hình tượng chung của tồn bộ hay một vài khía cạnh câu chuyện, của câu văn, bài thơ, bài văn thành những từ ngữ ngắn gọn.

1.8.1. Phương thức hình thành

Điển cố trong tác phẩm văn học được hình thành bằng hai phương thức.

Thứ nhất là rút gọn câu chuyện

Từ tồn bộ hay một vài khía cạnh của câu chuyện lịch sử, truyền thuyết hoặc thần thoại…người ta đúc kết lại thành một vài từ ngữ ngắn gọn mà hàm chứa được nội dung ý nghĩa của nĩ. Cĩ các phương thức đúc kết sau:

- Dùng tên gọi nhân vật: Từ một câu chuyện lịch sử, truyền thuyết người ta rút gọn lại tên gọi của một nhân vật nào đĩ điển hình. Ví dụ Chinh phụ ngâm cĩ câu:

“Nọ thì Ả Chức, chàng Ngâụ Tới trăng thu lại bắc cầu qua sơng” diễn tả sự xa cách của hai người yêu nhaụ “Ả Chức, chàng Ngâu” là truyền thuyết về vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ, vì tội biếng nhác bỏ bê cơng việc, bị trời trừng phạt phải sơng xa nhau, chỉ gặp nhau một lần vào ngày mồng bảy tháng bảy bên sơng Ngân.

- Dùng tên sách: Chỉ cần nêu tên sách cũng cĩ thể khái quát nội dung cả cuốn sách và cơ đúc thành câu thơ cĩ nhiều ý nghĩạ Ví dụ: Nguyễn Du cĩ câu thơ “Khêu tận hàn đăng độc Sở Tao” ( Khêu ngọn đèn lên đọc Ly tao)

“Sở Tao” tức thiên Ly tao của Khuất Nguyên, người nước Sở làm để nĩi lên tâm sự của kẻ tơi trung trước thế lực đen tối của đất nước. Tác giả câu thơ muốn nĩi sự cố gắng nỗ lực để học tập tấm gương ấỵ

- Dùng tên địa phương, lâu đài, thành quách ở một nơi nào đĩ xảy ra nhiều sự kiện nổi bật, nhiều người biết đến hay được ghi vào lịch sử. Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu cĩ câu thơ “Đường xa khao khát rượu nồng. Hạnh thơn muốn hỏi mục đồng vắng tin” . “Hạnh Thơn” tức thơn Hạnh Hoa nơi cĩ bán rượu ngon. Thơ Đỗ Mục “Tả vấn tửu gia hà xứ hữu, Mục đồng giao chỉ Hạnh Hoa thơn” (Ướm hỏi quán rượu nơi nào cĩ. Trẻ con chăn trâu chỉ thơn Hạnh Hoa ở đằng xa).

Thứ hai là rút gọn câu văn, câu thơ hoặc bài văn, bài thơ

Ví dụ điển Dương Quan lấy từ ý thơ của Vương Duy đời Đường: “Vị Thành Triêu vũ ấp thanh trần, Khách xá thanh thanh liễu sắc tân, Khuyến quân cánh tận nhất bơi tửu, Tây xuất Dương Quan vơ cố nhân” (Đất vị thành mưa sớm làm ẩm bụi trong, chốn quán trọ xanh xanh màu cây liễu thắm, Khuyên ngươi hãy uống cạn chén rượu này, Đi về phía Tây ra khỏi đất Dương Quan sẽ khơng cịn ai là bạn cũ). Trong các tác phẩm văn học trung đại Trung Quốc cũng như Việt Nam hay nhắc đến Dương Quan để chỉ cảnh li biệt.

Phương thức cấu tạo của điển cố rất phong phú, vì thế hình thức thể hiện của nĩ cũng rất đa dạng yếu tố này gĩp phần quan trọng cho sự hồn thiện các chức năng tưởng tượng và liên tưởng của điển cố.

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix (Trang 32 - 37)