của chi nhánh bằng cách phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo, …
- Tăng cường hoạt động PR để cũng cố và phát triển thương hiệu của ngân hàng. Như thông qua việc tài trợ các chương trình lớn, đặc sắc như Festival Huế, hoặc tổ chức những hoạt động từ thiện định kỳ hàng năm như ủng hộ bão lụt, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn…
- Đa dạng hoá các bản tin về quy trình hình thành, các sản phẩm mà Chi nhánh cung cấp cùng với các thành tích, giải thưởng mà Sacombank đạt được hàng năm qua hình thức phát sóng tại các phòng giao dịch để khách hàng có thể theo dõi trong khi chờ đợi giao dịch, cách thức này rất hiệu quả. Nó sẽ mang đến sự thoải mái cho khách hàng trong lúc chờ đợi cũng như có tác dụng tạo nên hình ảnh thương hiệu của ngân hàng trong mỗi khách hàng.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với cường độ cạnh tranh của các ngân hàng đang ngày càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài như hiện nay thì vấn đề chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng hoạt động CVTCCN nói riêng đang là vấn đề lớn và thật sự cần thiết đối với các NHTM và đặc biệt là NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Bằng cách vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu vào quá trình nghiên cứu, đề tài:” Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế” đã đạt được một số mục tiêu nghiên cứu như sau:
Một là, nêu lên tương đối đầy đủ các lí luận về NHTM cũng như các lý luận về chất lượng cho vay tín chấp cá nhân và các căn cứ được sử dụng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại các NHTM.
Hai là, kết hợp các dữ liệu thu thập được từ ngân hàng và điều tra phỏng vấn khách hàng với những hiểu biết trong quá trình thực tập từ đó đánh giá thực trạng chất
lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại chi nhánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng hoạt động CVTCCN tại chi nhánh là tương đối tốt với tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm dưới giới hạn cho phép của NHNN và mức độ hài lòng của khách hàng về một số chỉ tiêu là rất cao, gần 70%. Tuy nhiên, bên cạnh đó đề tài còn nhận được một số phản hồi chưa thật sự hài lòng của khách hàng về một số chỉ tiêu còn lại có mức đánh giá bình quân còn trung dung, nằm giữa khoảng mức bình thường và đồng ý như: khả năng đáp ứng, cơ sở vật chất, và quy trình thủ tục còn khá phức tạp…
Ba là, đề tài đã đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn đối với chi nhánh nhằm duy trì và phát huy những mặt đạt được cũng như khắc phục những mặt tồn tại, chưa đạt được từ đó tạo động lực để nâng cao chất lượng CVTCCN, cải thiện hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Cùng với sự tích cực nghiên cứu để đạt đuợc những kết quả trên, khoá luận không thể tránh khỏi một số hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan, trong đó chủ yếu hạn chế về mặt thời gian và vốn kiến thức còn hạn hẹp. Nên trong bài viết này vẫn còn nhiều sai sót và hạn chế. Nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu, tôi sẽ cố gắng khắc phục và nâng cao vấn đề nghiên cứu để đạt được hiệu quả cao hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với ngân hàng nhà nước