Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ, sự THỎA mãn và LÒNG TRUNG THÀNH của KHÁCH HÀNG tại SIÊU THỊ BIG c HUẾ (Trang 45 - 51)

2. Phân theo trình độ

2.2.1Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu:

Qua quá trình điều tra, phát ra 159 bảng hỏi, loại 8 bảng hỏi không hợp lệ, nghiên cứu thu về số liệu sơ cấp của 151 mẫu khách hàng tại siêu thị Big C Huế, mẫu điều tra có những đặc điểm dưới đây:

Về giới tính:

Bảng 2.3. Giới tính Giới tính Tần số %

Nam 55 36,4

Nữ 96 63,6

Nguồn: số liệu điều tra, Phụ lục thống kê mô tả.

Biểu đồ 2.1 Giới tính

Trong 151 mẫu nghiên cứu thì có 96 người là nữ chiếm 63,6%, vì thông thường người phụ nữ là người nội trợ trong gia đình, do đó nhu cầu mua sắm của phụ nữ luôn cao hơn nam giới, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới thường xuyên đi siêu thị chiếm tỷ lệ không nhỏ (36,4%), điều này chứng tỏ loại hình bán lẻ hiện đại ngày càng thu hút khách hàng nam đến mua sắm.

Về độ tuổi: Bảng 2.4. Độ tuổi Độ tuổi Tần số % <18 8 5,3 18-25 39 25,8 25-40 75 49,7 >40 29 19,2

Nguồn: số liệu điều tra, Phụ lục thống kê mô tả.

Biểu đồ 2.2. Độ tuổi

Dựa trên biểu đồ, có thể thấy được phần lớn khách hàng của Big C chủ yếu ở độ tuổi 18-25 và 25-40 tuổi. Trong đó có 39 khách hàng có độ tuổi từ 18-25 tuổi chiếm 25,8%, có 75 khách hàng có độ tuổi từ 25-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,7 %. Những người trong độ tuổi từ 25-40 tuổi phần lớn là những khách hàng đã có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, đông thời họ đã có gia đình và có con nên nhu cầu đi siêu thị để mua sắm là rất cao. Độ tuổi từ 18-25 tuổi chủ yếu là sinh viên nên nhu cầu tới Big C ngoài mua sắm ra thì còn để tham quan, giải trí, ăn uống. Nhóm <18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,3% vì ở độ tuổi này thu nhập còn phụ thuộc vào gia đình, nhu cầu mua sắm lại ít. Ngoài ra, độ tuổi >40 tuổi có 29 người chiếm 19,2% nhu cầu mua sắm của họ lại ít hơn vì con cái họ phụ trách chính công việc mua sắm cho gia đình.

Nghề nghiệp Bảng 2.5. Nghề nghiệp Nghề nghiệp Tần số % HS-SV 30 19,9 CBCC 42 27,8 LĐPT 14 9,3 NVVP 26 17,2 NT-HT 15 9,9 Kinh doanh 13 8,6 Khác 11 7,3

Nguồn: số liệu điều tra, Phụ lục thống kê mô tả.

Biểu đồ 2.3. Nghề nghiệp

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu cũng khá đa dạng. Với tiêu chí nghề nghiệp thì ba đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là Cán bộ công chức chiếm 27,8%, Học sinh, sinh viên chiếm 19,9%, Nhân viên văn phòng chiếm 17,2%. Các đối tượng còn lại là Nội trợ, hưu trí chiếm 9,9%, Lao động phổ thông chiếm 9,3%, Kinh doanh buôn bán chiếm 8,6%, Khác chiếm 7,3%. Trên cơ sở đó có thể thấy được nhóm khách hàng là cán bộ, công chức và nhân viên văn phòng đến Big C chiếm tỷ lệ cao nhất điều này cũng dễ hiểu vì họ thường có thời gian nghỉ ngơi tách riêng hẳn với thời gian làm việc, đồng

thời mức lương của họ thường ổn định do đó họ thường lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm nhiều hơn so với các đối tượng khác.  Thu nhập Bảng 2.6. Thu nhập Thu nhập Tần số % Phụ thuộc vào gia đình 28 18,5 1-3 triệu 51 33,8 3-4,5triệu 40 26,5 >4,5 triệu 32 21,2

Nguồn: số liệu điều tra, Phụ lục thống kê mô tả.

Biểu đồ 2.4. Thu nhập

Thu nhập cũng là một yếu tố cần được xem xét trong việc lựa chọn đưa ra cơ cấu mẫu hợp lý. Thực tế nhận thấy được rằng, mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn chung vẫn chưa cao. Do đó, thu nhập của người dân còn những điều bất cập. Vì vậy khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã đưa ra 4 tiêu chí để thống kê về thu nhập của khách hàng như sau:

• Phụ thuộc vào gia đình • Thu nhập từ 1-3 triệu • Từ 3-4.5 triệu

• Trên 4.5 triệụ.

Từ bảng số liệu điều tra về thu nhập của khách hàng có thể thấy được rằng phần lớn khách hàng đi siêu thị Big C là nhũng người đã có thu nhập. Đặc biệt trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,8% với 51 khách hàng có thu nhập ở mức trung bình từ 1-3 triệu, và tiếp đến 40 khách hàng chiếm 26.5% là nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập từ 3-4,5 triệu, 32 khách hàng (21.2%) có mức thu nhập cao trên 4,5 triệu. Và cuối cùng 28 khách hàng chiếm 18.5% có mức thu nhập còn phụ thuộc vào gia đình, đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên.

Bảng 2.7: Số lần đi siêu thị/ tháng của các nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau

Số lần đi siêu thị/ tháng

<2 lần 3-4 lần 5-7 lần >7 lần Tổng

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 9 14 4 3 30

Cán bộ, công chức 15 14 10 3 42

Lao động phổ thông 5 9 0 0 42

Nhân viên văn phòng 9 8 9 0 26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội trợ hưu trí 6 9 0 0 15

Kinh doanh buôn bán 4 3 6 0 13

Khác 9 0 1 1 11

Tổng %

57 57 30 7 151

37,7% 37,7% 19,8% 4,8%

Qua bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy rằng số lần đi siêu thị Big C của khách hàng chủ yếu dưới 2 lần/ tháng (37,7%) và từ 3-4 lần/tháng (37,7%), điều này chứng tỏ phần lớn khách hàng đến với siêu thị Big C có tần số mua sắm lặp lại tại Big C trong một tháng khá thấp điều này có thể giải thích rằng có thể vì một số điều kiện khách quan khiến nhóm khách này ít đi siêu thị hoặc mỗi lần đi siêu thị có thể họ mua với một khối lượng hàng hoá đủ lớn để sử dụng trong tháng, hoặc cũng có thể họ chỉ đi siêu thị khi cần mua những mặt hàng thực sự cần thiết đối với họ vì thế dẫn đến số lần đi mua sắm hàng hoá tại siêu thị ít đi. Tiếp đến có 30 khách hàng chiếm 19,8% có tần suất đi siêu thị 5-7 lần/tháng; 7 khách hàng chiếm 4,8% có tần suất đi siêu thị lớn hơn 7 lần/tháng. Qua kết quả phân tích trên ta có thể thấy được người dân đang dần dần có xu hướng lựa chọn siêu thị là nơi để tham quan và mua sắm tiện ích cho mình. Thật vậy khi mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì kéo theo nhu cầu của họ cũng tăng lên, trong đó có nhu cầu mua sắm. Vì vậy các siêu thị đang ngày càng phát triển với đa dạng các mặt hàng và chất lượng luôn được đảm bảo, kèm theo đó là giá cả cạnh tranh đã khiến cho việc đi siêu thị mua sắm là một trong những hoạt động thường xuyên của con người hiện nay.

Ngoài ra, cán bộ công chức và nhân viên văn phòng là các nhóm khách hàng có tần suất đi siêu thị cao nhất, có 10 người đang là cán bộ công chức có 5-7 lần đi siêu thị/tháng; 9 nhân viên văn phòng có 5-7 lần đi siêu thị/ tháng. Chính và vậy, siêu thị Big C nên tập trung các chính sách phục vụ nhằm nâng cao sự thỏa mãn của nhóm khách hàng này nhằm đem lại lợi nhuận cao cho siêu thị.

Mục đích đi siêu thị

Biểu đồ 2.5: Mục đích đi siêu thị của khách hàng

Từ biểu đồ trên, ta có thấy mục đích chủ yếu của khách hàng khi đến với siêu thị mục đích chủ yếu là để mua sắm, có tới 150 người trong 151 người được khảo sát chọn phương án này. Có 69 người trong 151 người được khảo sát có mục đích đến với Big C Huế là ăn uống. Ngoài ra, mục đích giải trí và tham quan chiếm một tỉ lệ nhỏ. Điều này đã chứng tỏ phần nào sự đa dạng của dịch vụ mà Big C Huế cung cấp cho khách hàng, khách hàng đến với Big C Huế ngoài mục đích mua sắm còn có các mục đích khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ, sự THỎA mãn và LÒNG TRUNG THÀNH của KHÁCH HÀNG tại SIÊU THỊ BIG c HUẾ (Trang 45 - 51)